Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mizuno Hanzaki
Xem chi tiết
Tiếng Anh Trường THCS Ki...
20 tháng 9 2021 lúc 17:04

Tham khảo

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
24 tháng 2 2023 lúc 11:44

C

Bich Tran Thi
1 tháng 11 2023 lúc 11:12

C

Quân Kizou
Xem chi tiết
Quân Kizou
9 tháng 11 2021 lúc 7:54

giúp ạ cần gấpppp

 

minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 7:55

Em tham khảo:

Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng. Sau khi đọc văn bản, ta có thể thấy được lão Hạc rất khổ. Bởi vợ lão mất sớm, một mình lão gà trống nuôi con. Ấy thế mà vì nhà nghèo không lấy được vợi, thằng con đã bỏ nhà đi làm đồn điền cao su - nơi khong rõ sống chết. Chẳng những thế, một mình cô đọc ở nhà cùng với một chú chố, đã nghèo khổ mà con chó lại ăn nhiều. Ông trời có mắt lại còn không thương lão, lão bị một trận ốm hành hạ, sau khi như chết đi sống lại, lão lại bị mưa bão làm mất vụ mùa. Tình cảnh đã khốn khổ lại còn khốn khổ hơn. Thì lão đành bán cậu Vàng - kỉ niệm cuối cùng con trai để lại, và cũng là người bạn duy nhất tâm sự với lão. Sau khi bán xong, tâm hồn lão cảm thấy tội lỗi và tinh thần bắt đầu suy sụp! Cuối cùng lão chọn cái chết để giải quyết tất cả.

Trợ từ: Thì

Thán từ: suy sụp!

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 5 2017 lúc 17:14

Câu 1. Đoạn trích chia thành bốn phần.

- Các tiêu đề có thể là: “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, “Xi-mông gặp bác Phi-líp”, “Bác Phi-lip đưa Xi-mông về nhà”, “Ngày hôm sau ở trường”.

- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy cá trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.

Câu 2.

+ Nhân vật Xi-mông.

- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em ang tiếng là đứa trẻ không có bố và thường bị các bạn bè trêu chọc.

- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt cỏ, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi…) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.

- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc…”, “… và thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”, “em trả lời, mắt đậm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.

- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “…” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu … vì … cháu … cháu … không có bố … không có bố”.

+ Nhân vật Blăng-sốt.

- Nhân vật Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.

- Bản chất của chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.

Bản chất của chị bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “Bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không còn bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa…”.

Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.

Câu 4. Nhân vật Phi-líp.

- Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.

Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” và “ tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.

Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa giỡn với chiij được nữa.

Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.

- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.

Bác thợ Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi cái chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.

Thảo Phương
21 tháng 4 2019 lúc 15:10

1)+Phần 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+Phần 2 (tiếp ... một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
+Phần 3 (tiếp ... bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
+Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp.

2)

Xi-mông đau đớn vì bạn bè trêu chọc và đánh em vì em không có bố.

Nỗi đau đớn đó được bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em:

+Ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.
+Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...
+Nỗi đau đớn tủi hơn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, các tiếng cứ lặp đi lặp lại.

3)

Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:

+Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
+Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
+Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
+Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

4)

Diễn biến tâm trạng của Phi-lip:

+Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em, lựa lời an ủi em và có những suy nghĩ khá thú vị.
+Khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng- sốt nhưng đó là một suy nghĩ mang ẩn ý không được trong sáng lắm nhưng lại làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
+Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.
+Cuối cùng, khi đôi đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật là bác vui lòng làm bố của Xi-mông. Phi-líp quyết định mở lòng mình đón nhận chú bé, bác đã mang lại cho Xi-mông niềm vui, niềm tin, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 7 2019 lúc 11:45

- Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau:

   "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2018 lúc 14:56

- Blăng- sốt cô gái một thời lầm lỡ khiến Xi-mông không có bố

- Đó vẫn là cô gái đức hạnh, đứng đắn, là "một trong những cô gái đẹp nhất vùng"

- Bản chất của chị được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà "quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ"- thái độ sống đứng đắn, nghiêm túc

- Blăng- sốt một mình nuôi dạy Xi- mông trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn.

- Bản chất Blăng- sốt được thể hiện qua cách chị đối xử với khách.

   + Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà

- Khi nghe con nói bị đánh, bị chế giễu vì không có bố "đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi"

   + Khi nghe đứa con hỏi "bác có muốn làm bố cháu không?" thì chị "lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực"

→ Blăng- sốt là người phụ nữ đứng đắn, giàu lòng tự trọng, thương con

Big City Boy
Xem chi tiết
Minh Nhân
21 tháng 1 2021 lúc 13:30

Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Nói đến tình mẹ, con người ta thường nhắc đến một thứ tình cảm rất đỗi dung dị mà lớn lao vô cùng. Mẹ, là nguồn sống soi sáng cho con đêm tối. Xuất phát từ điều này, đã có rất nhiều tác giả có những tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử. Một trong số đó là Nguyên Hồng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”, đọc đoạn trích ấy, người đọc không thể không xót xa, xúc động trước tình cảm cao cả, thiêng liêng vô cùng của chú bé Hồng với mẹ.

Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã phải sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người xung quanh. Cha mất sớm, mẹ cậu vì thế bỏ đi tha hương cầu thực. Họ hàng đều quay lưng lại với cậu bé khốn khổ ấy. Những thiếu thốn về tình cảm, tinh thần khiến cậu bé Hồng không có một tuổi thơ ý nghĩa và trọn vẹn như những bè bạn cùng trang lứa. Điều đau đớn hơn khi cậu phải lắng nghe những lời bàn tán không hay về mẹ của mình.

Trong tâm hồn của một cậu bé, hình ảnh mẹ luôn là một hình ảnh vô cùng đẹp, với tất cả những hình dung đẹp đẽ nhất dành cho người mẹ của mình, cậu bé Hồng luôn tin mẹ mình là một người mẹ tốt, một người mẹ luôn yêu thương cậu. Cậu không muốn ai nghĩ xấu về mẹ của mình “…đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Chính vì thế, bé Hồng quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô.

Sự độc ác, cay nghiệt của bà cô còn thể hiện rõ khi rắp tâm lừa gạt đứa cháu bé bỏng về việc vào thăm mẹ. Hồng cứ ngỡ những lời người cô nói là thật, Hồng mơ ước mong muốn được gặp mẹ biết bao nhiêu, nhưng đắng cay thay, đằng sau lời nói ấy là sự lừa dối tráo trở nhằm làm trò mua vui cho bà cô. Trong thâm tâm Hồng luôn giữ hình bóng mẹ, một người mẹ hiền từ, nhân hậu và luôn có một niềm tin mãnh liệt vào mẹ. Cậu tin rằng chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà mẹ cậu mới phải bỏ đi. Còn nhỏ nhưng cậu hiểu rằng chính những hủ tục thời phong kiến đã khiến mẹ cậu phải chịu cảnh tha hương. Tình cảm ấy cứ ngày một lớn dần, lớn dần lên.

Cậu vẫn ao ước và luôn hi vọng, tin tưởng vào một ngày sẽ được gặp lại mẹ của mình. Điều này được thể hiện rõ khi thấy bóng dáng một người rất giống với mẹ cậu, cậu liền chạy đuổi theo và gọi to: “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ…ơi!”. Tiếng gọi trong thổn thức, tiếng gọi với sự chất chứa, đong đầy tình yêu thương được dồn nén từ bấy lâu nay. Tất cả sự giải tỏa trong em đã được thực hiện, em sà vào lòng mẹ khi gặp lại.

Đôi bàn tay mẹ xoa đầu em dịu hiền. Cậu bé Hồng òa khóc nức nở. Tất cả những tủi hờn, những thiếu thốn, những lời cay nghiệt của bà cô, của họ hàng với cậu giờ đây không còn nghĩa lí gì nữa. Cậu bé đã được thực hiện ước mơ từ lâu của mình, được ở trong lòng mẹ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng Hồng mà chắc chắn còn là mong muốn chung của rất rất nhiều những trẻ nhỏ khác khi không may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.

Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ quả thật vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo vô cùng lớn lao của tác phẩm. Qua câu chuyện, chúng ta càng cảm nhận chân thực hơn về tình cảm mẫu tử, đặc biệt là tình cảm của những đứa con thơ dành cho mẹ.

Đối với mỗi người con, mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất. Trong tâm trí của những đứa trẻ ấy, mẹ hiện lên như một vì sao sáng trên bầu trời. Đó cũng chính là lời khẳng định về tình mẫu tử không bao giờ có thể dập tắt trong lòng mỗi con người. Nguyên Hồng đã rất thành công khi truyền tải được thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử đến với mọi người.

❤ ~~ Yến ~~ ❤
21 tháng 1 2021 lúc 13:31
Tình yêu thương mẹ của cậu bé Hồng được thể hiện rõ trong cuộc trò chuyện với bà cô. Sắp đến ngày giỗ bố, bà cô đã gọi bé Hồng lên để trò chuyện. Bà bảo Hồng rằng: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?... Mợ mày phát tài lắm! ? Hồng rơm rớm nước mắt, toan trả lời có vì nghĩ đến sự hiền từ của mẹ, sự thiếu thốn tình thương ấp ủ. Nhưng ngay sau đó cậu đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và cái cười rất kịch của bà cô. Hơn ai hết, cậu bé biết rằng: Nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mà ruồng rẫy mẹ tôi. Và cậu càng thương mẹ hơn: không đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dù hơn một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà... Sau đó, cậu bé đã từ chối một cách quyết liệt: Không cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Khi nghe bà cô nói: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ, cậu òa khóc. Đây không phải là những giọt nước mắt đau khổ, tủi thân mà là những giọt nước mắt chan chứa tình thương. Hai tiếng em bé mà bà cô ngân thật dài, thật ngọt, thật rõ như nhát dao đâm vào trái tim non dại của cậu. Tình yêu thương mẹ càng trỗi dậy mãnh liệt, nó biến thành nỗi căm giận những hủ tục, những thành kiến tàn ác. Và cậu bé nghĩ: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. Chính tình yêu thương mẹ đã giúp cậu bé Hồng nhận ra lẽ phải, lên án những hủ tục phong kiến. Càng thương mẹ bao nhiêu, cậu lại càng oán trách những bất công của xã hội phong kiến bấy nhiêu. Một lần, tan học, thoáng thấy người đàn bà ngồi trên xe giống mẹ, cậu đã luống cuống chạy theo và bối rối gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ cậu bé ấy thì khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Đó chính là nỗi khao khát được sống trong tình mẹ. Khi nhận ra người ấy chính là mẹ mình thì cậu ríu cả chân lại, mẹ cậu đã kéo cậu lên xe. Cậu đã khóc nức nở vì cảm động, vì được sống trong tình thương của mẹ. Cậu thấy mẹ đẹp một cách lạ lùng: Gương mật mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai, gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc? tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt... phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ... để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Đó là nhừng rung động cực điểm của một tình cảm. Đó là những cảm xúc tâm lí khiến cho nhân vật đê mê, quên hết mọi thứ.Tóm lại, Trong lòng mẹ là đoạn trích miêu tả một cách sinh động những rung động cực điểm của một tâm hồn thơ dại đối với người mẹ, đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng, Đây là đoạn trích hay nhất, cảm động nhất của Nguyên Hồng, gây cho em sự xúc động trào dâng. Nỗi mong muốn của tác giả: “Được sống gần mẹ” cũng chính là nỗi mong muốn của em!
Big City Boy
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
21 tháng 1 2021 lúc 20:18

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình.

Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

minh nguyet
21 tháng 1 2021 lúc 20:24

Tham khảo:

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp

Big City Boy
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Uyên
20 tháng 1 2021 lúc 21:42

Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:

Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.

Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.

Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.

tick cho mk vs nhaaaa

minh nguyet
21 tháng 1 2021 lúc 20:25

Tham khảo:

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp