Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vịnh khoa thi Hương
(Trần Tế Xương)
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết
HS cần nêu được nội dung sau:
- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.
- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.
Phân tích hai câu đề (cặp câu 1 – 2), tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:
- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”
- Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.
Viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp (khoảng 12 câu) làm rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ thứ 4 trong bài, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và câu có thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong khổ thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp "ta"-"hoa"-"ca". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước..Động từ "làm"-"nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Chắc hẳn (TPBL tình thái) nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" cũng có ý nghĩa sâu sắc.Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.
Những hành động thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:
- Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy
- Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”
→ Anh thể hiện sự xót xa, thương cảm đối với nỗi đau của người yêu. Từ đó, trỗi dậy ý chí đưa người yêu về đoàn tụ với mình
Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.
* Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:
- “Cánh chim mỏi”: chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong thơ cổ
+ Cánh chim mỏi gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc khi nhà thơ vẫn bị hành trên đường đi đày
+ Hình ảnh chòm mây lơ lửng (cô vân mạn mạn) gợi lên sự lẻ loi đơn độc, có sự đồng điệu giữa nhà thơ với cảnh vật buổi chiều
→ Cảnh thiên nhiên yên bình, nhưng đượm buồn thông qua những hình ảnh đơn lẻ của cánh chim, chòm mây chiều.
* Cái tình trong thơ:
+ Bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những quan sát tinh tế của tác giả
+ Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tâm trạng nên thấm đượm màu tâm trạng
+ Tâm hồn của người luôn hướng tới sự sống, tìm về với sự sống
+ Đó là nỗ lực vượt thoát khỏi thực tại tù túng, chật hẹp vươn tới những điều tự do, cao đẹp
Phân tích thái độ của nhà thơ qua bài thơ bánh trôi nước.giúp mình nha.đang cần gấp
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm ưới nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bất hạnh, họ là đối tượng bị xã hội phong kiến đối xử bất công, tàn nhẫn. Vì vậy mà đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn của các nhà thơ Trung đại hướng ngòi bút của mình đến những con người này. Một trong số đó không thể không kể đến nhà thơ Hồ Xuân Hương, bà là một nhà văn nữ tài năng, bà viết về những người phụ nữ phong kiến bằng tất cả những tình thương, sự xót xa đồng cảm. Đồng thời bà cũng sẵn sàng phê phán, chỉ chích những bất công của xã hội bằng những lời lẽ sâu cay, thâm thúy nhất, vì đã làm cho cuộc đời những người phụ nữ này đau khổ. Ta có thể thấy, trong tất cả những sáng tác thơ văn của Hồ Xuân Hương, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số rất hiếm những bài thơ có giọng điệu dịu dàng, nữ tính khi thể hiện những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi để nói về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam xưa, bài thơ dùng những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất với con người, nhưng thông qua hình ảnh ấy nhà thơ Hồ Xuân Hương đã tạo ra một biểu tượng bất hủ về người phụ nữ Việt Nam. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã dẫn ra lời tâm sự của những chiếc bánh trôi nước:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Ở đây cũng gợi ra hình ảnh thực của những chiếc bánh trôi nước, gợi cho người đọc liên tưởng đến những chiếc bánh trôi tròn, trắng muốt được nặn ra bởi bàn tay của những người thợ lành nghề. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, hình ảnh những viên bánh trôi vừa “trắng” lại vừa “tròn” không chỉ gợi ra ấn tượng về mặt thị giác với người đọc, đó là hình ảnh tròn trịa, vẹn nguyên của những viên bánh trôi mà còn tạo sự ấn tượng mạnh mẽ về mặt xúc giác, chỉ qua những hình ảnh đẹp đẽ bên ngoài, người đọc cũng có thể tưởng tượng, hình dung ra được cái mùi vị tươi ngon của những viên bánh trôi này.
Nếu câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương gợi cho người đọc liên tưởng về hình dáng và màu sắc của những chiếc bánh trôi thì câu thơ sau lại gợi mở về quá trình chín của những viên bánh trôi này. Bánh trôi được làm chín bằng cách thả vào nồi nước để luộc, khi thả xuống những viên bánh trôi này sẽ chìm,còn khi chín nó sẽ nở to và nổi trên mặt nước. Cũng căn cứ vào đặc điểm này mà người làm bánh có thể nhận biết được bánh chín hay chưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà thơ Hồ Xuân Hương ở đây không phải là những chiếc bánh trôi nhỏ bé ấy mà thông qua hình ảnh của chiếc bánh để thể hiện sự ngưỡng mộ về những người phụ nữ, chính xác hơn là vẻ đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ ấy.
Ta có thể thấy ở đây, thông qua hình ảnh trắng, tròn của những viên bánh trôi, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ đề cao vẻ đẹp hình thức của những người phụ nữ. Nhưng, vẻ đẹp hình thức ấy tuy được nhà văn ca ngợi, ngưỡng mộ chỉ là bước đệm để nhà văn khẳng định một vẻ đẹp đáng trân trọng hơn của người phụ nữa, đó là vẻ đẹp tâm hồn. “Bảy nổi ba chìm với nước non” có thể hiểu là những biến cố, bất hạnh có thể xảy đến với cuộc đời của những người phụ nữ này. Bảy nổi ba chìm là một cuộc đời đầy trắc trở, gian truân nó khiến cho những người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn, đau khổ với có thể chạm được vào hạnh phúc.
Câu thơ trên như để làm cơ sở cho câu thơ dưới, cũng như vẻ đẹp hình thức chỉ là bước đà để vẻ đẹp tâm hồn có thể tỏa rạng. Bởi không chỉ trải qua những biến cố của cuộc đời mà hạnh phúc của người phụ nữ còn thụ thuộc vào những người đàn ông, những người chồn của họ, nếu họ biết trân trọng thì đó là hạnh phúc, còn không biết trân trọng thì đó thực sự là một bất hạnh đối với người phụ nữ:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Câu thơ cũng gợi liên tưởng đến những chiếc bánh trôi, khi nó được những người thợ chú tâm vào làm thì sẽ vẹn tròn viên mãn, và người lại sẽ bị nát, hỏng. Ở trong mối liên hệ với người phụ nữ, ta có thể hiểu số phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những người đàn ông, vì xã hội phong kiến xưa có quan niệm: “Xuất giá thì tòng phu”,nghĩa là mọi chuyện đều nghe theo người chồng, và khi xưa thì những người phụ nữ lấy chồng đều do sự an bài, sắp xếp của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên người chồng của mình như thế nào, có đối xử tốt với mình hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào số phận, vì vậy mà những người phụ nữ chỉ mong mỏi mình gặp được người đàn ông tốt. Tuy cuộc sống, hạnh phúc đều nằm ở người đàn ông, nhưng người phụ nữ ở trong bài thơ vấn kiên quyết giữ tấm lòng thủy chung, son sắc, một lòng một dạ với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” ra sao đi nữa.
Bài thơ “Bánh trôi nước” đã khắc họa được một hình ảnh thật đẹp về người phụ nữ, với bao phẩm chất tốt đẹp, không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Có thể thấy những nhà văn trung đại xưa rất ít khi viết về những người phụ nữ, nếu viết thì cúng không với thái độ ca ngợi, đề cao như vậy. Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ Việt Nam nên từng nét phác họa của bà đều hết sức chân thực, sinh động.
Phân tích phong thái của Bác và hình ảnh ánh trăng trong hai câu thơ cuối bài Nguyên tiêu?
Tham Khảo
Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy Trời quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua bài thơ "Nguyên tiêu", ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.
"Nguyên tiêu" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của một bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, Trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh... Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thường trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ "đàm quân sự".
Bài thơ như một đóa hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.
Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến "trăng, hoa, tuyết, nguyệt.." nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu Trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung.
Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp. "Nguyên tiêu" là một bài thơ trăng tuyệt bút của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.
Tham khảo!
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.
Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.
Cảm xúc, thái độ của tác giả khi nhìn thấy cảnh tượng:
- “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”
→ Câu thơ phần nào cho thấy sự phóng túng, sa hoa trong cách ăn mặc của người phương Tây khiến tác giả có phần lạ lẫm
- “Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu/ Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói/ Kéo áo, rì rầm nói với nhau”
→ Hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng một cách âu yếm, hạnh phúc khiến tác giả có chút ghen tị khi nhìn lại hoàn cảnh của mình
- “Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay/ Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”
Khung cảnh ban đêm tĩnh lặng, gió lạnh khiến nỗi buồn của tác giả càng dâng trào
- “Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy,”
→ Người thiếu phụ tiếp tục làm nũng chồng khiến tác giả càng thêm buồn vì tình cảnh lẻ loi, cô độc nơi đất khách quê người của mình
- “Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”
→ Nỗi buồn, cô đơn của tác giả được đẩy lên cao trào và thốt ra thành lời, tác giả thương thay cho thân phận đất khách quê hương và tình cảnh lẻ loi, cô độc của mình.
Việc sdung đại từ bác trong câu thơ đã bấy lâu nay, bác tới nhà bộc lộ thái độ, tình cảm của nhà thơ với bạn mik như thế nào