Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
24 tháng 11 2023 lúc 23:35

- Khi tay co hoặc duỗi, các cơ ở cánh tay thay đổi, co lại và phình to lên hơn.

- Nếu xương cánh tay bị gãy, cử động của tay sẽ bị ảnh hưởng, vết thương sẽ gây cảm giác đau nhức và chúng ta sẽ không cử động được tay, chân bình thường.

- Bộ xương, hệ cơ và khớp giúp cơ thể chúng ta cử động và di chuyển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 11 2023 lúc 20:30

- Khi gập tay vào, em thấy bắp tay của em to và cứng.

- Cơ, xương, khớp xương giúp em có duỗi tay là:

+ cơ tay

+ xương tay

+ khớp khuỷu tay

+ khớp bả vai

Miessi Xám
Xem chi tiết
Minh Anh
26 tháng 10 2021 lúc 22:01

A

Hoàng Thái
26 tháng 10 2021 lúc 22:09

a

Tiến Minh Lê
27 tháng 10 2021 lúc 21:25

A nhé vì khi gấp cẳng tay vào sát với cánh tay em thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên. Vì khi co cơ các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ dày làm cho các tế bào ngắn lại và to lên về chiều ngang

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
21 tháng 8 2019 lúc 8:04

- Hoạt động co cơ chỉ xảy ra khi có kích thích của môi trường và chịu sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi đó các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ làm tế bào cơ co ngắn lại và tạo ra sự co cơ. Khi cơ hoạt động sẽ sinh công và tạo ra lực làm di chuyển vật. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ là từ phản ứng ôxi hoá các chất dinh dưỡng trong tế bào cơ tạo ra. Nếu cơ khoẻ mạnh thì khả năng sinh công sẽ lớn, khả năng hoạt động sẽ dẻo dai và lâu mỏi.

- Sự sắp xếp các cơ trên cơ thể thường tạo thành từng cặp đối kháng. Cơ này kéo xương về một phía thì cơ kia kéo về phía ngược lại. Ví dụ, cơ nhị ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước cơ tam đầu co thì duỗi cảng tay ra. Cơ co làm xương cử động dản tới sự vận động của cơ thể. Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ dối kháng dãn và ngược lại. Thực ra, dó là sự phối hợp của nhiều nhóm cơ. Cơ hai dầu và cơ ba đầu là một cặp đối kháng. Sự phối hợp co và duỗi của chúng giúp cử động khớp khuỷu tay.

Phạm Võ Quốc Hưng 8.2
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
26 tháng 11 2021 lúc 21:27

Tham Khảo:

 

Gấp và duỗi là hai cử động làm thay đổi góc giữa hai phần của cơ thể.

Gấp mô tả cử động làm thu hẹp góc giữa hai bộ phận.[9] Ví dụ, gấp cẳng tay khi tập tạ, nắm bàn tay khi chơi oẳn tù tì, động tác ngồi xuống... Đối với loại khớp mà có thể di chuyển về phía trước hoặc phía sau (thường tại vùng cổ hoặc thân), gấp là cử động khi vùng cơ thể phía trên khớp nghiêng về phía trước. Để dễ hiểu, động tác cúi đầu để cằm gần chạm ngực thì đầu đang thực hiện cử động gấp; còn khi cong lưng cúi cơ thể về phía trước lúc bê đồ vật nặng thì thân mình đang thực hiện cử động gấp.[10] Cử động gấp vai hay gấp hông là động tác đưa tay hoặc chân ra đằng trước.[11]

Duỗi là cử động xung khắc với gấp, mô tả cử động làm mở rộng góc giữa hai cấu trúc. Ví dụ, động tác đứng dậy là cử động duỗi đầu gối.[12] Đối với loại khớp mà có thể di chuyển về phía trước hoặc phía sau (thường tại vùng cổ hoặc thân), duỗi là cử động khi vùng cơ thể phía trên khớp nghiêng về phía sau.[10] Cử động duỗi vai hay duỗi hông là động tác đưa tay hoặc chân ra đằng sau.[11]

lạc lạc
26 tháng 11 2021 lúc 21:28

 Cơ nhị đầu ở cánh tay co thì gập cẳng tay  về phía trước, cơ tam đầu gập thì duỗi cẳng tay ra. Cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động ở cánh tay. Trong sự vận động có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ kia duỗi và ngược lại.

Minh Hiếu
26 tháng 11 2021 lúc 21:28

Tham Khảo:

Gấp và duỗi là hai cử động làm thay đổi góc giữa hai phần của cơ thể.

Gấp mô tả cử động làm thu hẹp góc giữa hai bộ phận.[9] Ví dụ, gấp cẳng tay khi tập tạ, nắm bàn tay khi chơi oẳn tù tì, động tác ngồi xuống... Đối với loại khớp mà có thể di chuyển về phía trước hoặc phía sau (thường tại vùng cổ hoặc thân), gấp là cử động khi vùng cơ thể phía trên khớp nghiêng về phía trước. Để dễ hiểu, động tác cúi đầu để cằm gần chạm ngực thì đầu đang thực hiện cử động gấp; còn khi cong lưng cúi cơ thể về phía trước lúc bê đồ vật nặng thì thân mình đang thực hiện cử động gấp.[10] Cử động gấp vai hay gấp hông là động tác đưa tay hoặc chân ra đằng trước.[11]

Duỗi là cử động xung khắc với gấp, mô tả cử động làm mở rộng góc giữa hai cấu trúc. Ví dụ, động tác đứng dậy là cử động duỗi đầu gối.[12] Đối với loại khớp mà có thể di chuyển về phía trước hoặc phía sau (thường tại vùng cổ hoặc thân), duỗi là cử động khi vùng cơ thể phía trên khớp nghiêng về phía sau.[10] Cử động duỗi vai hay duỗi hông là động tác đưa tay hoặc chân ra đằng sau.[11]

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 6 2019 lúc 6:40

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.

- Cơ chế của phản xạ:

   + Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

   + Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

   + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

   + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

   + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.

Hoàng Quỳnh Nhung
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 9 2018 lúc 21:14

1)Cơ nhị đầu ở cánh tay co thì gập cẳng tay về phía trước, cơ tam đầu gập thì duỗi cẳng tay ra. Cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động ở cánh tay. Trong sự vận động có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ ka duỗi và ngược lại.

2)

- Có đấy,khi bạn bật nhảy,co chân sau lên thì tất cả cơ co và cơ duỗi cùng co lên.

- Vì khi co chân cơ co phải hoạt động để chân co lên nên cơ đó co là tất nhiên,còn cơ duỗi khi bạn co lên co duỗi cũng phải co theo chứ,nếu duỗi thì lại đối nghịch với cơ co nên cả hai cơ đều phải co.

3) Đó là hiện tượng chuột rút, thường xảy ra khi các nhóm cơ hoạt động mạnh khi đang trong trạng thái mỏi.

Thời Sênh
28 tháng 9 2018 lúc 20:00

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
– Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
– Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
– Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
– Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

Thiên Yết
Xem chi tiết
kid kaito
Xem chi tiết
tran hai thanh
5 tháng 1 2018 lúc 20:44

khi co tay cơ sẽ: nổi lên

khi duỗi tay cơ sẽ: xuống