Cho sơ đồ của phản ứng sau: A l + C u O → A l 2 O 3 + C u
Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Câu 1.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
K + O2 ===> K2O
a. Lập phương trình hoá học.
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng.
c. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).
Câu 2.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Al + CuCl2 ===> AlCl3 + Cu
a. Lập phương trình hoá học.
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng.
c. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).
Mọi người giúp mk câu b, c mỗi bài nhé!! Mk cảm ơn!^^
2Al + 3CuCl2 ---> 2AlCl3 + 3Cu
b) tỉ lệ số nguyên tử:số phân tử CuCl2:số ptu AlCl3:số ntu Cu là 2:3:2:3
c) tỉ lệ số phân tử CuCl2:số ptu AlCl3 là 3:2
tỉ lệ số ntu Al: số ntu Cu là 2:3
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau:
1/ FeS2 + O2 ----> Fe2O3 + SO2
2/ KOH + Al2(SO4)3 ----> K2SO4 + Al(OH)3
3/ FeO + H2 ----> Fe + H2O
4/ FexOy + CO ----> FeO + CO2
5/ Al + Fe3O4 ----> Al2O3 + Fe
Và cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử ?Chất nào là chất khử? Chất nào là chất oxi hóa?Tại sao?
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau:
1/ 4FeS2 + 11O2 =(nhiệt)=> 2Fe2O3 + 8SO2
2/ 6KOH + Al2(SO4)3 =(nhiệt)=> 3K2SO4 + 2Al(OH)3
3/ FeO + H2 =(nhiệt)=> Fe + H2O
4/ FexOy + (y - x)CO =(nhiệt)=> xFeO + (y - x)CO2
5/ 8Al + 3Fe3O4 =(nhiệt)=> 4Al2O3 + 9Fe
Các phản ứng Oxi hóa khử là (1), (3), (4), (5)
Chất khử, chất oxi hóa: Dựa theo định nghĩa là OK ngay thôi:
+) Chất khử(Chất bị oxi hóa): là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
+) Chất oxi hoá ( chất bị khử ): là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
Lập phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo sơ đồ mục IV.3. Trong các phản ứng đó, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
Câu 42: Cho các sơ đồ phản ứng :
K2O +H2O -----> Ba(OH)2
BaO + H2O -----> H2CO3
CO2 + H2O -----> H2CO3
SO3 + H2O -----> H2SO4
P2O3 + H2O -------> H2PO4
a) Lập PTHH của các phản ứng trên .
b) Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào .
c) Trong các sản phẩm tạo thành ở các phản ứng trên chất nào là axit? Chất nào là bazơ?
Câu 42: Cho các sơ đồ phản ứng :
K2O +H2O -----> 2KOH
BaO + H2O -----> Ba(OH)2
CO2 + H2O -----> H2CO3
SO3 + H2O -----> H2SO4
P2O5 + 3H2O -------> H3PO4
b) Tất cả là pư hóa hợp
c) KOH,Ba(OH)2 là bazo
H2CO3,H2SO4,H3PO4 là axit
câu 1: Nhôm phản ứng hoàn toàn vs dung dịch axit clohi đric (HCL) tạo ra muối nhôm clorua và giải phóng khí hi đro
a, viết sơ đồ phương trình chữ của phản ứng
b, lập phương trình hóa học trên
c, cho 6,4 gam nhôm tác dụng vs 23,6 gam axit clo hi đric (HCL) thu được 28,9 gam muối nhôm clorua và bao nhiêu gam khí hi đro?
câu 2: hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng khí O2 chất H2 tạo ra nước (H,O)
OHHHHOHOHHOH
hãy cho biết :
a, tên các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng
b, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không?
Câu 1 :
a, sơ đồ phương trình chữ của phản ứng :
Nhôm + axit clohidric -> nhôm clorua + khí Hidro
b) PTHH :
\(2Al+6HCl->2AlCl3+3H2\uparrow\)
c) Áp dụng đlbtkl ta có :
mAl + mHcl = mAlCl3 + mH2
=> mH2 = 6,4 + 23,6 - 28,9 = 1,1(g)
1.a.PT chữ:nhôm+axit clohidric----->muối nhôm clorua+khí hidro
b.PTHH:2Al+6HCl----->2AlCl3+3H2
c.Áp dụng ĐLBTKL:mAl+mHCl=mAlCl3+mH2
=>mH2=mAl+mHCl-mAlCl3=6,4+23,6-28,9=1,1(g)
Cho sơ đồ phản ứng sau
Fe2O3+H2--> Fe+ H2O
a, Lập PTHH
b, Nếu phản ứng người ta thu đc 21gFe và 9g H2O cần 3g khí H2 thì khối lượng Fe2O3 cần dùng là bao nhiêu
a,
PTHH
\(Fe_2O_3+3H_2-->2Fe+3H_2O\)
b,
Áp dụng ĐLBTKL :
\(m_{Fe_2O_3}+m_{H_2}=m_{Fe}+m_{H_2O}\)
\(=>m_{Fe_2O_3}=m_{Fe}+m_{H_2O}-m_{H_2}=21+9-3=27\left(g\right)\)
Vậy ...
a, PTHH:
Fe2O3 + 3H2 \(\rightarrow\) 2Fe + 3H2O
b, Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
\(m_{Fe_2O_3}=m_{Fe}+m_{H_2O}-m_{H_2}\)
\(\Rightarrow m_{Fe_2O_3}=21+9-3\)
\(\Rightarrow m_{Fe_2O_3}=27\left(g\right)\)
a, PTHH Fe2O3 + 3 H2 ----> 2 Fe + 3H2O
b, Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Ta có mFe2O3 = mFe + mH2O - mH2
= 21 + 9 - 3 = 27 (g)
Vậy khối lượng Fe2O3 cần dùng là 27 g
Cho 10 gam hỗn hợp sắt và Lưu huỳnh có tỉ lệ mol là 2/3 nung hỗn hợp ,được sơ đồ phản ứng :Fe+S->FeS
a,chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
b,tính phần trăm về khối lượng mỗi chất rắn sau phản ứng?
Câu1: cho 4g Ca vào cốc chứa m gam nước. Kết thúc phản ứng thì thấy cốc tăng lên 3,9g. Xác định thể tích H2 thoát ra ở đktc? Biết sơ đồ phản ứng; Ca + H2O --> Ca(OH)2 + H2
Câu 2: CTHH của bột sắt là gì?
Câu3:Hòa tan 8g oxit đồng (CuO) trong dung dịch chứa 10,95 gam HCl. sau phản ứng thu được 9,45 gam muối đồng (II) clorua và nước. Tính khối lượng CuO và HCl đã phản ứng? Biết sơ đồ phản ứng; CuO + HCl --> CuCl2 + H2O
1.
\(Ca+2H_2O-->Ca\left(OH\right)_2+H_2\)
\(n_{Ca}=\dfrac{4}{40}=0,1\left(mol\right)\)
Cứ 1 mol Ca phản ứng thì khối lượng tăng 34(g)
0,1_____________________________ x
=>x=0,1.34=3,4(g)
mà đề cho tăng 3,9 gam
=> khối lượng tăng = khối lượng H2 thoát ra
=>mH2 =3,9-3,5=0,4(g)=>\(n_{H_2}=0,4:2=0,2\left(mol\right)\)
=>\(V_{H_2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Câu 2 : Bột sắt là một loại hóa chất công nghiệp rất độc, được ứng dụng nhiều trong việc nhuộm màu, tẩy rửa mạch điện tử,…Bột sắt có CTHH là FeCl3
Câu 3: \(n_{CuO}=\frac{8}{80}=0,1\left(mol\right);n_{HCl}=\frac{10,95}{36,5}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: \(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
Theo PT:1mol....2mol
TheoĐB:0,1mol...0,3mol
Lập tỉ lệ: \(\frac{0,1}{1}< \frac{0,3}{2}\)
=> HCl dư,CuO phản ứng hết=>Tính theo số mol CuO
Theo PTHH: \(n_{HCl\left(p.ứ\right)}=2n_{CuO}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCl\left(p.ứ\right)}=0,2.36,5=7,3\left(g\right)\)
Vậy Khối lượng CuO phản ứng là 8g, HCl phản ứng là 7,3g
1/ Các bước lập phương trình của hóa học.
2/ Ý nghĩa của phương trình hóa học
BT: Cho sơ đồ của các phản ứng hóa học sau:
a, KClO3 ---> KCl + O2
b, Al + CuO ---> Al2O3 + Cu
1. Các bước lập phương trình hóa học:
B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
B3: Hoàn thành phương trình.
2. Ý nghĩa của phương trình hóa học:
Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
Bài tập:
a, 2KClO3 ---> 2KCl + 3O2
b, 2Al + 3CuO ---> Al2O3 + 3Cu
Chúc bạn học tốt!!!
Trộn 0.5 lít khí A với khí oxi. Hỏi sau phản ứng khí nào còn dư và dư bao nhiêu?biết sơ đồ phản ứng : A+ khí oxi -> khí cacbonic + nước
Hình như đề thiếu nha bạn, bạn phải cho số lít hoặc số gam của oxi mới tính được chứ !