Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 2 2021 lúc 16:53

* Nội dung:

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:

Miền Bắc: thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

Miền Nam: thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam.

- Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).

- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới, bầu Bộ Chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

* Ý nghĩa:

- Đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thống nhất đất nước.

- Là cơ sở cho toàn dân đoàn kết chặt chẽ thành một khối thống nhất.

- Là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.”

Bình luận (1)
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 21:07

Tham khảo

* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:

+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Bình luận (0)

Tham khảo:

* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:

- Đối với nước Nga:

+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.

+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

- Đối với thế giới:

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).

* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:

+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.

+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Minh Vượng
Xem chi tiết
Sky SơnTùng
25 tháng 1 2016 lúc 14:06

1.    Hoàn cảnh  :

–    Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
–    Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2.    Nội dung hội nghị :

Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ai Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất đảng ở Cửu Long (Hương Cảng) từ ngày 6/1/1930.
–    Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị..
–    Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của đảng do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam).
–    Ngày 08/02/1930, các đại biểu về nước. Ban chấp hành Trung ương lâm thời của đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh đình Cửu đứng đầu.
–    Ngày 24/02/1930, đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào đảng cộng sản Việt Nam. Sau này, đại hội toàn quốc lần thứ III của đảng Lao động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập đảng.

3.    Ý nghĩa của Hội nghị :

Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng, thông qua đường lối Cách mạng (tuy còn sơ lược).

4.    Nguyên nhân thành công của hội nghị :

Giữa các đại biểu các tổ chức không có mâu thuẩn về ý thức hệ, đều có xu hướng vô sản, đều tuân theo điều lệ của quốc tế Cộng sản.  đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn của Cách mạng lúc đó.

Bình luận (0)
Đặng Như Quỳnh
Xem chi tiết
minh đặng quang
Xem chi tiết
Người Già
23 tháng 10 2023 lúc 12:28

Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc và Họ Dương là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đấu tranh này diễn ra vào thế kỷ X, khi triều đình nhà Tống (Trung Quốc) đang thống trị Việt Nam.

Họ Khúc và Họ Dương là hai gia tộc lớn ở Bắc Việt Nam, họ đã cùng nhau khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Tống. Trong quá trình đấu tranh, Họ Khúc và Họ Dương đã liên minh với nhau và chiến đấu chung để giành lại quyền tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này. Trong trận chiến này, tướng quân Ngô Quyền đã sử dụng chiến thuật đánh bằng đòn giáo để đánh bại quân đội nhà Tống. Chiến thuật này đã giúp quân đội Việt Nam đánh bại quân đội nhà Tống và giành lại quyền tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 là rất lớn. Trận chiến này đã chứng tỏ sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ. Nó đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Nó cũng đã truyền cảm hứng cho các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong những thế kỷ sau này.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh. 

- Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 9 2019 lúc 15:21

* Ý nghĩa:

- Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.

- Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta đã mở ra - kỉ nguyên độc lập và tự do.

- Về mặt quốc tế, Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi.

* Cách mạng tháng Tám thành công do các nguyên nhân sau:

- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng.

- Có khối bên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lại biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa cả ở nông thôn và thành thị, đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Cách mạng tháng Tám tháng lợi tương đối nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
8 tháng 3 2022 lúc 4:04

+) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám:

* Đối với nước ta:

- Lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân và chế độ phong kiến.

- Việt Nam từ một nước thuộc địa thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập và tự do.

* Đối với thế giới

Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi.

+) Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám:

- Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, đồng lòng, biết hi sinh, chịu thương, chịu khó, . . . 

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Phát xít Đức bị tiêu diệt (5/1945), phát xít Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945).

Bình luận (0)