sự kiện đánh dấu thất bại " chiến tranh đặc biệt"và " chiến tranh cục bộ"
sự kiện đánh dấu thất bại " chiến tranh đặc biệt"và " chiến tranh cục bộ"
phong trào đồng khởi: hoàn cảnh, diễn biến , ý nghĩa
PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI (1959-1960)
a/ Hoàn cảnh:
- Từ năm 1957 đến năm 1959, Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp
- Nội bộ chính quyền Diệm mâu thuẫn
=> Đầu năm 1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ XV xác định khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị kết hợp với vũ trang
b/ Diễn biến:
- Mở đầu là khởi nghĩa từng phần ở 1 số địa phương sau đó lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu ở Bến Tre( 17/1/1960)
- Từ Bến Tre phong trào lan khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
c/ Ý nghĩa:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam
- Từ phong trào 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với lớp người yêu nước đi trước?
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
Các bậc tiền bối đi trước | Nguyễn Tất Thành | |
Hướng đi | theo con đường truyền thống là sang phương Đông | Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ các bậc tiền bối đi trước, năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người chọn hướng đi mới là sang phương Tây, đến nước Pháp, nơi được xem là có tự do, bình đẳng, bác ái để xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi về giúp đồng bào mình |
Cách tiếp cận chân lí cứu nước | Theo con đường cách mạng đã định sẵn là dân chủ tư sản | Người trải qua cuộc hành trình hơn 10 năm đi qua nhiều nước Á, Phi, Âu, Mĩ la tinh, vừa học tập,vừa lao động vừa kiếm sống và tham gia phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động các nước khác. Nhờ đó người hiểu rằng, ở đâu bọn đế quốc cũng là thù còn nhân dân lao động sẽ là bạn. Người tiến hành thực tiễn con đường nghiên cứu thực tiễn và cách mạng để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam |
Vì sao trong phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam (1954 - 1959) lại thay đổi về hình thức đấu tranh?
Mục tiêu phong trào được mở rộng, hình thức đấu tranh có những thay đổi từ năm 1958 - 1959, khi chính quyền Diệm lộ rõ bộ mặt phản động. Phong trào đấu tranh còn nhằm chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của chúng, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Tại sao nói Bến Tre là tiêu biểu của phong trào Đồng Khởi
Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre đã đi vào lịch sử truyền thống cách mạng Việt Nam, được nhân dân cả nước và một số nước trên thế giới biết đến; được xem là một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mốc son lịch sử mà quá trình phong trào Đồng khởi Bến Tre làm nên, khi nhìn lại và đánh giá về nó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đã viết và nói: ... "Nhân dân miền Nam đã vùng lên như triều dâng thác đổ, đã chuyển sang thế tiến công với phong trào "Đồng Khởi" mở đầu từ Bến Tre, thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng để lãnh đạo cuộc đấu tranh cho đến thắng lợi hoàn toàn. Bước đầu vào đầu những năm sáu mươi, cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta nhằm đánh đổ chính quyền tay sai Mỹ và thống nhất đất nước đã khiến bọn xâm lược Mỹ phải thú nhận: "Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền Mỹ phải đương đầu với một cố gắng phát triển rất tốt của Cộng sản nhằm lật đổ một chính phủ thân phương Tây"" (Trích "Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam". Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học -Nxb Khoa học xã hội, 1976 - trang 207 - 208).
Âm mưu của Mĩ khi đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền miền Nam
1. Tại sao phong trào Đồng Khởi lại giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới,làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm?
sau năm 1954 cách mạng từng miền bắc- nam có yêu cầu và nhiệm vụ như thế nào?
Tại sao nói Bến Tre là tiêu biểu của phong trào đồng khởi?
Tại sao nói Bến Tre là tiêu biểu của phong trào đồng khởi?
*Trả lời:
Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre đã đi vào lịch sử truyền thống cách mạng Việt Nam, được nhân dân cả nước và một số nước trên thế giới biết đến; được xem là một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mốc son lịch sử mà quá trình phong trào Đồng khởi Bến Tre làm nên, khi nhìn lại và đánh giá về nó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đã viết và nói: ... "Nhân dân miền Nam đã vùng lên như triều dâng thác đổ, đã chuyển sang thế tiến công với phong trào "Đồng Khởi" mở đầu từ Bến Tre, thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng để lãnh đạo cuộc đấu tranh cho đến thắng lợi hoàn toàn. Bước đầu vào đầu những năm sáu mươi, cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta nhằm đánh đổ chính quyền tay sai Mỹ và thống nhất đất nước đã khiến bọn xâm lược Mỹ phải thú nhận: "Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà chính quyền Mỹ phải đương đầu với một cố gắng phát triển rất tốt của Cộng sản nhằm lật đổ một chính phủ thân phương Tây"" (Trích "Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam". Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện sử học -Nxb Khoa học xã hội, 1976 - trang 207 - 208).
chiến lược chiến tranh đặc biệt có điểm gì giống và khác nhau so với chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ?
a. Giống nhau
– Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ…
– Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
– Sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm công cụ do Mĩ viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy
– Đều chú trọng thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân.
b. Khác nhau
– Về lực lượng: chiến lược Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân đội Sài gòn; chiến lược Chiến tranh cục bộđược tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ
và quân đội Sài gòn.
– Về quy mô và biện pháp: khác với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ diễn ra ác liệt hơn với những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trên quy mô lớn và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.