Bài 29. Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước ( 1965 - 1973)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 4 2017 lúc 15:35

Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam nhằm biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều ra đời trong tình thế bị đông do sự phá sản của chiến lược chiến tranh trước đó.
- Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng chiến đấu:
Chiến tranh đặc biệt: Sử dụng lực lượng chiến đấu chính là quân ngụy.
Chiến tranh cục bộ: Sử dụng lực lượng chiến đấu chính là quân Mĩ.
Về âm mưu và thủ đoạn:
Chiến tranh đặc biêt: Thủ đoạn cơ bản là quốc sách ấp chiến lược.
Chiến tranh cục bộ: + Sử dụng thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm là tìm diệt và bình định
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam với số quân đông gồm Mĩ, chư hầu và quân ngụy với vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh và liên tiếp mở nhiều chiến dịch phản công.
Về quy mô:
Chiến tranh cục bộ có sự mở rộng về quy mô và lan rộng ra cả nước.
Chiến tranh cục bộ chỉ diễn ra ở miền Nam Việt Nam.
Mức độ ác liêt: Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

Thảo Phương
20 tháng 4 2017 lúc 14:37

a. Giống nhau

– Đều nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ…
– Đều là những hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
– Sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn làm công cụ do Mĩ viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy
– Đều chú trọng thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân.

b. Khác nhau

– Về lực lượng: chiến lược Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân đội Sài gòn; chiến lược Chiến tranh cục bộđược tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ
và quân đội Sài gòn.
– Về quy mô và biện pháp: khác với chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ được tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ diễn ra ác liệt hơn với những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trên quy mô lớn và nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

Phong Cach Ho Nguyen
Xem chi tiết
vicky nhung phàm ca
28 tháng 4 2017 lúc 23:31

Trong thời gian 20 năm, thực chất miền Bắc chỉ có 7 năm hòa bình làm nhiệm vụ CMXHCN (1958 - 1964) và sau đó lại bị 2 cuộc chiến tranh phá hoại tàn phá nặng nề. Nhân dân miền Bắc đã đạt những thành tựu rất đáng tự hào, mặc dù những thành tựu đó còn rất nhỏ bé so với mục tiêu nhưng có ý nghĩa rất quan vì nhưng thành tựu ấy mà miền Bắc đứng vững trong những thử thách của chiến tranh và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong chống Mỹ. Trong đó vai trò là hậu phương lớn đối với tuyền tuyến miên Nam là rất quan trọng.
* Trước hết miền Bắc đã hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến miền nam.
- Theo lý luận của CN Mác-Lênin "hậu phương vững mạnh là một trong những yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Đó là nơi cung cấp nguồn nhân lực, tài lực, vật lực cho tiền tuyến. Một quân đội sẽ không thể giành thắng lợi vững chắc nếu không có hậu phương đáng tin cậy".
- Chính vì thế tại Hội nghị Trung Ương lấn 15 (1/1959), Đảng ta đã xác định đúng đắn phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời chỉ rõ phải : “ ra sức củng cố Miền Bắc đưa Miền Bắc tiến lên Xã hội chủ nghĩa”; “ Miền Bắc tiến lên XHCN một mặt là theo quy luật phát triển khách quan của xã hội Miền Bắc vì mục đích nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân miền Bắc. Mặt khắc là tích cực là tích cực gánh vào phần trách nhiệm đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước”. Đến đại hội III, đã xác định rõ vai trò của Miền Bắc: “làm cho miền bắc ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển cách mạng trong cả nước” Do vậy trong sự nghiệp chống Mỹ, miền Bắc là hậu phương chiến lược. Tinh thần chi viện của nhân dân MB: "Tất cả cho tiền tuyến", "tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "thóc không thiếu một cân, quân khong thiếu 1 người", "Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời", "Miền nam gọi, miền Bắc sẵn sàng".
- 1954- 1960 là giai đoạn khôi phục và cải tạo kinh tế mở đường chi viện cho miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta nhờ sự giúp đở tận tình của Liên Xô và Trung Quốc và các nước anh em khác, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, để tăng thêm sức mạnh hậu phương của mình. . Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam được 337 tấn hàng và 1217 người mở đường bộ dọc Trường Sơn
- 1961- 1965, toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua “ mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Tổng số bộ đội miền BẮc vào miền Nam chiến đấu tăng 14 lần so với 1960, vũ khí và phương tiện chiến tranh chuyển vào Nam là 3.435 tấn tăng 10 lần so với năm 1960. Với những thành tựu to lớn trong XD CNXH đã tạo điều kiện cho miền Bắc tiếp tục chi viện cho Miền Nam với qui mô và mức độ ngày càng tăng. Miền Bắc Chi Viện cho miên Nam với một quyết tâm lớn : “ Cứ mạnh dạng đi, đi chưa chắc nó biết, biết chưa chắc nó bắn, bắn chưa chắc đã trúng và trúng chưa chắc đã chết” hoặc là “ Đi không dấu, nấu không khoi, nói không tiếng”. Tự động viên nhau đi của bộ đội miền Bắc cho thấy sự hy sinh hết mình vì chiến trường miền Nam, không mệt mỏi,không sợ hy sinh, cố gắng đạt đến mục đích cuối cùng là anh em một nhà, đất nước thu về một mối, độc lập tự do cho dân tộc
- 1965- 1968, quá nửa lực lượng và gần 80% vũ khí, đạn dược và phương tiện kỹ thuật sử dụng trên chiến trường miền Nam là do đưa từ hậu phương lớn miền Bắc vào. Từ năm 1965 – 1968 có 888.641 thanh niên miền Bắc vào bộ đội. Riêng năm 1968, để đảm bảo quân số cho ba dợt tổng tiến công và nổi dậy toàn miền Nam, Miền Bắc đã đưa vào 14 vạn quân gấp ba lần năm 1965, 7 vạn tấn hàng hóa gấp 8 lần 1965
- 1969- 1973 miền BẮc bị đế quốc Mỹ gây ra hai cuộc chiến tranh phá hoại. Nhưng Hai cuộc chiến tranh phá hoại này đều không giảm đi ý chí hết lòng vì Miền Nam, như bộ trượng bộ Quốc Phòng Mỹ Mc Namara nhận định “ Vẫn không có dấu hiệu là chiến dịch ném bom làm suy giảm ý trí kháng cự hoặc khả năng vận chuyển hàng hóa tiếp tế cho miền Nam”. Sau Chiến tranh phá hoại, Miền Bắc bắt tay khôi phục kinh tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có những điều kiện mời để tăng tiềm lực của hậu phương, tăng khả năng chi viện của Miền Bắc cho tuyền tuyến Miền Nam. Trong 3 năm (1969-1973) hàng chục vạn thanh niên được gọi nhập ngũ, 60% trong số đó được bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Camphuchia. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường trong 3 năm tăng 1.6 lần so với 3 năm trước đó.
- 1973- 1975, Sau hiệp định Pa ri, Miền Bắc trở lại hòa bình, Miền Bắc có thêm điều kiện để chi viện cho mIền Nam. MIền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một hậu phương lớn. Đã có gần nửa triệu thành niên miền Bắc nhập ngũ và xẽ dọc Trường SƠn vào Nam chiến đấu. Riêng hai năm 1973- 1974, qua đường Trường SƠn trên 2 triệu cán bộ chiến sỉ vào tiền tuyến và 413.450 tấn hàng được đưa vào các chiến trường . Hơn 30.000 người đã được điều động vào Trường SƠn tham gia mở đường và nâng cấp đường . Chiếu dài của hệ thống đường vận tải và hành quân dọc dãy Trường Sơn lên tới 16.790 Km, cùng với hệ thống đường ống dẫn dầu dài 5000km và hệ thống thông tin liên lạc đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ Miền Nam góp phần tích cực vào quá trình chuẩn bị tiến tới tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Như vậy sự vững mạnh của Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đã cổ vũ to lớn tinh thần chiến đấu của nhân dân miền Nam. Sức người Sức của từ miền Bắc chi viện cho Miền Nam phối hợp với cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân miền Nam đã làm nên thắng lợi từng bước của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền Bắc xứng đáng là một pháo đài vô dịch của CHXN, xứng đáng với vị trí quyết định nhất trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
* Miền Bắc không chỉ là hậu phương mà còn là chiến trường đánh Mỹ.
- Quân và dân miền bắc đã triển khai mạnh mẽ cuộc chiến tranh nhân dân: đất đối không, kết h ợp chặt chẽ 3 thứ quân, kết hợp chặt chẽ các binh chủng và quân chủng, hình thành 1 lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầm, nhiều hướng, đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của ĐQ Mỹ, đặc biệt là đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào thủ đô Hà Nội và thành phố cảng HP. Quân và dân miền Bắc đã bắn rơi gần 4200 máy bay và bắt sống nhiều giặc lái, chia lửa cùng dồng bào và chiến sĩ miền nam, góp phần buộc ĐQ Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Paris, rút quân viễn chinh khỏi miền nam.
- Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với cách mạng Lào và Campuchia, thường xuyên chi viện sức người, sức của cho đường 2 nước bạn, góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương, khối liên minh giữa 3 dân tộc, tạo một nhân tố chiến lược để đảm bảo thắng lợi của CM mỗi nước.
- Miền Bắc còn là nơi tiếp nhận bảo quản, cải tiến và vận chuyển các loại vũ khí và các phương tiện, vật chất được chi viện từ các nước anh em tới chiến trường miền Nam. Là nơi đứng chân của các cơ quan đầu não trong chiến tranh, miền Bắc phải thường xuyên đảm bảo hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đảm bảo những yêu cầu về chi viện và thông tin liên lạc thông suốt tới từng chiến trường.
Câu 4 Những sự kiện biểu hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào trong thời kỳ chống Pháp và Chống Mỹ
a. Trong kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954)
- Tháng 4/1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa thét Lào mở chiến dịch Thường Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tình Phong – xa – lỳ. căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam.
- Tháng 12/1953, phối hợp với bộ đội Pa thét Lào, bộ đội Việt Nam mở chiến dịch Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt và toàn tỉnh Khăm Muội, uy hiếp Sê nô
- Đầu năm 1954, phối hợp với một số đơn vị bồ đội Pa thét Lào, bộ đội VN mở chiến dịch Thượng Lào , mở rộng căn cứ kháng chiến cho nước bạn.
- Những thắng lợi của quân dân Việt – Lào trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Gio – ne – vo , công nhân các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
b. Trong kháng chiến chống Mỹ:
- Sau khi Mỹ giúp bọn tay sai làm đảo chính , xóa bỏ nền trung lập ở Campuchia, ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia họp hội nghị cấp cao ( 24 – 25/4/1970) để biểu thị quyết thâm đoàn kết chiến đầu chống Mỹ của 3 nước Đông Dương.
- Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào cùng quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân lân chiếm cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng , giải phóng một vùng rộng lớn ở Lào
- Tháng 2 và 3/ 1971 , quân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “ Lam Sơn 719” nhằm chiếm giữ Đướng 9 – Nam Lào của 4,5 vạn quân ngụy Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
- Thắng lợi của Cm VN buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pari ( 27/1/1973), sau đó Mĩ phải ký Hiệp định Viêng Chăn với Lào ( 21/2/1973) . Chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam đã cổ vũ và tạo điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào giành thắng lợi hoàn toàn, nước Cộng hòa nhân dân Lào ra đời ( 2/12/1975)
Tình đoàn kết , phối hợp chiến đấu giữa hai dân tộc Việt – Lào đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến ở mỗi nước.
Câu 5. Từ 1930 – 1945 , đường lối bạo lực cách mạng của Đảng đã thể hiện như thế nào?
Trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và CNXh, Đảng ta luôn tận dụng những điều kiện thuận lợi để tiến hành cách mạng bằng phương pháp hòa bình, đồng thời nhận thức sâu sắc tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đập tan bộ máy đàn áp và các hành động chống đối của kẻ thù.
- Từ 1930 – 1945, trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng ta đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ đại cách mạng, lãnh đạo quần chúng tiến tới khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng bạo lực tiến hành bằng sức mạnh của lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai tro quyết định, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.
- Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của một đội quân viễn chinh nhà nghề, Đảng đã phát động một cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện.
Thực chất đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc , trong đó có sức mạnh kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
Lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định thành bại của chiến trường, còn lực lượng chính trị là chỗ dựa , phối hợp và là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng vũ trang.
- Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước , đường lối bạo lực cách mạng được Đảng hoàn thiện và cụ thể hóa thành một khoa học- nghệ thuật quân sự tài giỏi.
- Trong thời gian này , lực lượng chính trị, lực lượng vũ tanh, đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều được phát huy đến mức cao nhất, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thành ba mũi giáp công ( CHính trị, quân sự, binh vận) tiến công địch liên tục, tự thấp tới cao trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị
- Một nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự thời kỳ này là sự kết hợp chặt chẽ hình thức khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.
Sau cuộc khởi nghĩa từng phần ( Đồng Khởi – 1960) vì lực lượng vũ trang của địch mạnh, Đảng chủ trương chuyển sang cuộc chiến tranh cách mạng để đối phó với chiến tranh xâm lược của Mỹ - Ngụy
Từ năm 1961 – 1975 , khở nghĩa và chiến tranh cách mạng , tân công và nổi dậy đã được tiến hành đồng thời ,đan xen , hỗ trợ nhau, đưa đến những thắng lợi quyết định mà đỉnh cao nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

shinon asada
8 tháng 5 2018 lúc 22:07
Gây bất ngờ “Mình quyết mở cuộc tổng tiến công vào Xuân Mậu Thân là đúng thời cơ. Chọn năm 1968, với đối phương là năm bầu cử tổng thống Mỹ. Đã là năm bầu cử thì tình hình chính trị hết sức nhạy cảm với các bên. Mỹ cũng dùng chiến tranh cục bộ, tự mình đưa quân vào VN, tính đến thời điểm năm 1967 là gần 500.000 quân. Ngoài ra, khoảng 34% tổng số tàu hải quân của Mỹ tham chiến ở VN”, ông Bồng nói. Cũng theo vị đại tá, Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhưng không đạt mục đích, vì ta tổ chức chiến tranh nhân dân chống lại hiệu quả. Ông Bồng phân tích thêm, việc chọn đánh vào dịp tết là một thời cơ tốt. “Một nửa quân số của quân đội Sài Gòn khi ấy đang nghỉ ngơi ăn tết. Cho nên mình đồng loạt đánh là đối phương bất ngờ choáng váng”, ông Bồng nói. Đặc biệt, theo ông Bồng, ta cũng nghi binh để Mỹ chủ quan nghĩ rằng chủ lực của quân giải phóng đang đánh ở đường 9, Quảng Trị. Việc chủ động mở các mặt trận đã kéo quân Mỹ giãn ra. Lúc thời điểm cao nhất, lực lượng của Mỹ đánh ở đường 9 chiếm đến 34% toàn bộ quân số của Mỹ. “Mỹ đinh ninh mình đánh ở đó. Tình báo đối phương phán đoán có 5 sư đoàn của mình ở đó. Đúng lúc họ đang giữ Khe Sanh thì mình đánh vào đô thị đúng ngay dịp tết. Đó là chiến dịch nghi binh vĩ đại trong lịch sử cuộc kháng chiến”.

50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Tại sao vào Tết Mậu Thân 1968? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Đại sứ Mỹ và Mậu Thân 1968Tương quan lực lượng Ông Bồng cho biết, tổng kết về hậu cần của kháng chiến chống Mỹ cho thấy số vật chất chúng ta đưa vào chiến trường trong 16 năm tính từ 1959 - 1975, kể cả trên bộ, trên biển, là khoảng 70 vạn tấn, chủ yếu là vũ khí. Cũng có lương thực nhưng chủ yếu để nuôi lực lượng đi bộ vào trong đó. Trung bình, mỗi người đi bộ vào Nam sử dụng hết vài tạ gạo. Cũng theo ông Bồng, vào thời điểm năm 1967, lúc quân Mỹ mạnh nhất ở VN, lượng vật chất Mỹ cấp cho quân chiến đấu ở chiến trường VN gấp 376 lần chúng ta. Trung bình 1 tháng, quân viễn chinh tiêu thụ hết 1,2 triệu tấn vật chất. “Trong suốt thời gian đó, lúc nào trên Đại Tây Dương cũng có 500 chiếc tàu chở vũ khí, quân trang tiếp tế cho quân Mỹ ở VN. Quân vận không đủ nên phải thuê cả tàu châu Âu”, ông Bồng nói. Biệt động Sài Gòn - lực lượng quan trọng trong Mậu Thân 1968, cũng không dư dả gì. “Do nguyên tắc tổ chức nên biệt động không nằm trong hệ thống của Quân đội nhân dân VN. Đó là những người nhiệt thành yêu nước. Tự vệ đô thị thì hoàn toàn bán võ trang
Aki Miya
Xem chi tiết
Phan Thị Thủy Ngân
Xem chi tiết
shinon asada
8 tháng 5 2018 lúc 22:08
Gây bất ngờ “Mình quyết mở cuộc tổng tiến công vào Xuân Mậu Thân là đúng thời cơ. Chọn năm 1968, với đối phương là năm bầu cử tổng thống Mỹ. Đã là năm bầu cử thì tình hình chính trị hết sức nhạy cảm với các bên. Mỹ cũng dùng chiến tranh cục bộ, tự mình đưa quân vào VN, tính đến thời điểm năm 1967 là gần 500.000 quân. Ngoài ra, khoảng 34% tổng số tàu hải quân của Mỹ tham chiến ở VN”, ông Bồng nói. Cũng theo vị đại tá, Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhưng không đạt mục đích, vì ta tổ chức chiến tranh nhân dân chống lại hiệu quả. Ông Bồng phân tích thêm, việc chọn đánh vào dịp tết là một thời cơ tốt. “Một nửa quân số của quân đội Sài Gòn khi ấy đang nghỉ ngơi ăn tết. Cho nên mình đồng loạt đánh là đối phương bất ngờ choáng váng”, ông Bồng nói. Đặc biệt, theo ông Bồng, ta cũng nghi binh để Mỹ chủ quan nghĩ rằng chủ lực của quân giải phóng đang đánh ở đường 9, Quảng Trị. Việc chủ động mở các mặt trận đã kéo quân Mỹ giãn ra. Lúc thời điểm cao nhất, lực lượng của Mỹ đánh ở đường 9 chiếm đến 34% toàn bộ quân số của Mỹ. “Mỹ đinh ninh mình đánh ở đó. Tình báo đối phương phán đoán có 5 sư đoàn của mình ở đó. Đúng lúc họ đang giữ Khe Sanh thì mình đánh vào đô thị đúng ngay dịp tết. Đó là chiến dịch nghi binh vĩ đại trong lịch sử cuộc kháng chiến”.
Tương quan lực lượng Ông Bồng cho biết, tổng kết về hậu cần của kháng chiến chống Mỹ cho thấy số vật chất chúng ta đưa vào chiến trường trong 16 năm tính từ 1959 - 1975, kể cả trên bộ, trên biển, là khoảng 70 vạn tấn, chủ yếu là vũ khí. Cũng có lương thực nhưng chủ yếu để nuôi lực lượng đi bộ vào trong đó. Trung bình, mỗi người đi bộ vào Nam sử dụng hết vài tạ gạo. Cũng theo ông Bồng, vào thời điểm năm 1967, lúc quân Mỹ mạnh nhất ở VN, lượng vật chất Mỹ cấp cho quân chiến đấu ở chiến trường VN gấp 376 lần chúng ta. Trung bình 1 tháng, quân viễn chinh tiêu thụ hết 1,2 triệu tấn vật chất. “Trong suốt thời gian đó, lúc nào trên Đại Tây Dương cũng có 500 chiếc tàu chở vũ khí, quân trang tiếp tế cho quân Mỹ ở VN. Quân vận không đủ nên phải thuê cả tàu châu Âu”, ông Bồng nói. Biệt động Sài Gòn - lực lượng quan trọng trong Mậu Thân 1968, cũng không dư dả gì. “Do nguyên tắc tổ chức nên biệt động không nằm trong hệ thống của Quân đội nhân dân VN. Đó là những người nhiệt thành yêu nước. Tự vệ đô thị thì hoàn toàn bán võ trang
Khoa Đặng Đăng
Xem chi tiết
Khoa Đặng Đăng
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
17 tháng 4 2018 lúc 14:16

Nêu nội dung của hiệp định Pa - ri năm 1973 ?

– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
– Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

Trong những nội dung đó nội dung nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

- Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam trong vòng 2 tháng.

- Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam được tôn trọng.

➝ Nhân dân miền Nam thoát khỏi ách nô lệ.

Đô Sa My
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Lợi
27 tháng 4 2018 lúc 21:39

Năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ chế độ thực dân kiểu cũ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân đội về nước.

Còn chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã khởi nguồn cho sự sụp đổ chế độ thực dân kiểu mới, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri và ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973).

Hai sự kiện giống nhau về tầm vóc và ý nghĩa, đều giành thắng lợi và buộc kẻ thù phải ngồi đàm phán, ký kết hiệp định công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta; đều là đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có giá trị lịch sử, ý nghĩa sâu sắc trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao,… như trận toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nên gọi đó là chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

Sinh Bùi Văn
Xem chi tiết
Hỗn Loạn
Xem chi tiết