Cho hai mệnh đề P, Q. Phủ định của mệnh đề Q là:
A. Không phải P
B. P → Q
C. Không phải Q
D. Q
Xét hai mệnh đề:
P: “Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau”.
Q: “Hai tam giác ABC và A’B’C’ có diện tích bằng nhau”.
a) Phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\).
b) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) có phải là một định lí không? Nếu có, sử dụng thuật ngữ “điều kiện cần”, “điều kiện đủ” để phát biểu định lí này theo cách khác nhau.
a) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\): “Nếu hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau”
b) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) đúng nên nó là một định lí. Hai cách phát biểu định lí là:
Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau là điều kiện đủ để có diện tích bằng nhau.
Hai tam giác ABC và A’B’C’ có diện tích bằng nhau là điều kiện cần để chúng bằng nhau.
Cho hai mệnh đề P và Q là các mệnh đề phủ định của nhau. Chọn mệnh đề đúng:
A. P ¯ = Q ¯
B. P = P ¯
C. Q = Q ¯
D. P = Q ¯
Đáp án D
Vì P là phủ định của Q nên Q = P ¯ và P = Q ¯
Cho mệnh đề Q: “Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới”. Phát biểu mệnh đề phủ định \(\overline Q \) và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề Q và \(\overline Q \).
Mệnh đề phủ định của Q là \(\overline Q \): “Châu Á không phải là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới”.
Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Do đó Q là mệnh đề đúng, \(\overline Q \) là mệnh đề sai.
Cho 3 mệnh đề Q, P, R biết rằng trong 3 mệnh đề trên có ít nhất là 1 mệnh đề sai
CMR : Q <=> P
->P=> Q¯ ( phủ định mệnh đề Q ) là Mệnh đề đúng
Hãy phủ định các mệnh đề sau:
P: “ π là một số hữu tỉ”;
Q: “Tổng hai cạnh của một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba”.
Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng.
Mệnh đề phủ định của P: P− “ π không là một số hữu tỉ”.
P là mệnh đề sai, P− là mệnh đề đúng.
Mệnh đề phủ định của Q: Q− “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn hoặc bằng cạnh thứ ba”.
Q là mệnh đề đúng, Q− là mệnh đề sai.
Cho mệnh đề sau: \(P="\exists x\in R:x^4-x^2-2x+3\le0"\)
a) Lập mệnh đề phủ định của P
b) Chứng minh rằng mệnh đề phủ định của P đúng
a)"\(\forall x\in R|x^4-x^2-2x+3>0\)''
b)\(x^4-x^2-2x+3\)
=\((x^4-2x^2+1)+(x^2-2x+1)+1\)
=\((x^2-1)^2+\left(x-1\right)^2+1>1\) (luôn đúng)
Vậy\(x^4-x^2-2x+3>0\) (đpcm)
Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề dạng \(P \Rightarrow Q\) như sau:
“Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC có \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”.
Phát biểu mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) và \(Q \Rightarrow P\).
P: “tam giác ABC vuông tại A”
Q: “tam giác ABC có \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)”
+) Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) là “Nếu tam giác ABC có \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)thì tam giác ABC vuông tại A”
+) Từ định lí Pytago, ta có:
Tam giác ABC vuông tại A thì \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\)
Và: Tam giác ABC có \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\) thì vuông tại A.
Do vậy, hai mệnh đề “\(P \Rightarrow Q\)” và “\(Q \Rightarrow P\)” đều đúng.
Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề \(A\Rightarrow B\) ? Nếu \(A\Rightarrow B\) là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó có đúng không ? Cho ví dụ minh họa ?
Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒A.
Ví dụ 1: A ⇒ B = “Nếu một số nguyên chia hết cho 3 thì nó có tổng các chữ số chia hết cho 3”. Mệnh đề này đúng.
Mệnh đề đảo: B ⇒A = “Nếu một số nguyên có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3”. Mệnh đề này cũng đúng.
Ví dụ 2: A ⇒ B = “Nếu một tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau”. Mệnh đề này đúng.
Mệnh đề đảo: B ⇒A = “Nếu một tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau thì tứ giác ấy là một hình thoi”. Mệnh đề này sai.
Dùng các kí hiệu để viết lại mệnh đề sau và viết mệnh đề phủ định của nó: Q: “Với mọi số thực thì bình phương của nó là một số không âm”
A. Q: ∀ x ∈ R , x 2 ≥ 0 mệnh đề phủ định là Q : ∀ x ∈ R , x 2 < 0
B. Q: ∃ x ∈ R , x 2 ≥ 0 mệnh đề phủ định là : Q : ∃ x ∈ R , x 2 < 0
C. Q: ∀x ∈ R, x2 ≥ 0 mệnh đề phủ định là Q : ∃ x ∈ R , x 2 < 0
D. Q: x ∈ R, x2 ≥ 0 mệnh đề phủ định là Q : ∀ x ∈ R , x 2 < 0