Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Châu Hiền
Xem chi tiết
Lihnn_xj
9 tháng 3 2022 lúc 23:06

Câu 31: Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là

A. bằng phẳng, được bồi đắp phù sa từ các con sông lớn.

B. có diện tích nhỏ hẹp, đất đai màu mỡ.

C. có hệ thống đê chống lũ vững chắc.

D. nhiều ô trũng, ngập nước quanh năm.

Câu 32: Nguyên nhân nào khiến tài nguyên khoáng sản nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt?

A. Trữ lượng khoáng sản nhỏ không đáng kể.

B. Khai thác và sử dụng còn lãng phí.

C. Giá trị khoáng sản thấp

D. Số lượng khoáng sản ít, không đa dạng.

Câu 33: Vì sao dãy Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?

A. Có nhiều tài nguyên quý giá.

B. Có độ cao cao nhất.

C. Là dãy núi dài nhất nước ta.

D. Có nhiều cảnh quan đẹp.

Câu 34: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á là

A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. chịu ảnh hưởng của gió mùa, có một mùa đông lạnh.

D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 35: Nguyên nhân không làm cho các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

A. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

B. Có các dãy núi chạy hướng Tây – Đông.

C. Đường bờ biển dài, bằng phẳng.

D. Sông ngắn, nhỏ và ít phù sa.

Câu 36: Căn cứ vào Átlat địa lí Việt Nam trang 8, cho biết địa điểm nào dưới đây có quặng sắt?

A. Lũng Cú.

B. Quy Nhơn.

C. Thạch Khê.

D. Vàng Danh.

Câu 37: Căn cứ vào Átlat địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào cao nhất vùng núi Đông Bắc?

A. Mẫu Sơn.

B. Phia Uắc.

C. Tây Côn Lĩnh.

D. Pu Tha Ca.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2018 lúc 12:16

  a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

    - Giống:

      + Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

      + Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

      + Diện tích rộng.

    - Khác:

      + Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.

      + Địa hình:

        • Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

        • Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

  b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

      + Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).

      + Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

      + Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:02

Tham khảo

* Vùng châu thổ sông Hồng:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.

+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn và lượng phù sa hết sức phong phú.

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông.

- Quá trình khai khẩn, chế ngự:

+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

* Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là: sông Cửu Long) dài hơn 230 km, gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu thổ.

+ Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam, vì vậy tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn.

+ Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10.000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.

+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.

- Quá trình khai khẩn, thích ứng:

+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.

+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 20:51

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
abala trap
29 tháng 7 2021 lúc 13:08

Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long ở chỗ:

A. Có nhiều nhánh núi chia cắt liên tục của đồng bằng.

B. Có hệ thống đê điều bao quanh các ô trũng

C. Không được bồi đắp thường xuyên.

D. Có núi sót trên bề mặt đổng bằng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:08

Tham khảo

Đặc điểm so

sánh

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Vị trí

- Hạ lưu sông Hồng

- Hạ lưu sông Cửu Long

Diện tích

- Khoảng 15000 km2

- Khoảng 40000 km2

Mạng lưới sông ngòi

- Sông ngòi dày đặc.

- Mạng lưới kênh rạch do con người tạo ra.

Hệ thống đê điều

- Có đê ngăn lũ

- Không có đê ngăn lũ

Phù sa

- Không được phù sa bồi đắp tự nhiên

- Được bồi đắp tự nhiên.

 
huy nguyen
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 23:04

tham khảo:

Đặc điểm

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.

Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã

Độ cao

Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy.

Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam

Các bộ phận địa hình

– Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy.

– Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

– Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m

– Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.

– Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

– Có 3 mạch núi chính:

+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn

+ Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,…

– Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa.

– Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,…

– Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Hình thái

Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng

Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
30 tháng 7 2023 lúc 17:39

- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:

+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.

+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.

+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.

- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.

+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.

+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.

Dương Trí Khoa
12 tháng 12 2023 lúc 21:50

Nguyễn Hà Ngân
Xem chi tiết