Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
17 tháng 4 2017 lúc 16:01

C3:

Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

C4:

Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác - si - mét cân bằng nhau, vì vậy đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng.

Bình luận (0)
Phạm Minh Ngọc Ngân
9 tháng 11 2017 lúc 20:36

C3: Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước nên khi thả miếng gỗ vào nước nó sẽ nổi.

C4:Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau. Miếng gỗ nổi và đứng yên trên mặt nước nghĩa là trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét cân bằng nhau.

Bình luận (0)
NaVy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Thành Tài
Xem chi tiết
ミ★ᗩᒪIᑕE Tᖇầᑎ★彡
26 tháng 12 2021 lúc 15:59

a, Lực đẩy Acsimet của nước tác dụng vào miếng gỗ là:

FA = d. V = 4000. 0,00015 = 0,6 ( N )

b, Thể tích của miếng gỗ khi chìm trong nước là:

Vchìm = \(\dfrac{F_A}{d_{nước}}=\dfrac{0,6}{10000}=0,00006m^3=60cm^3\)

Thể tích phần gỗ ló trên mặt nước là:

Vnổi = V - Vchìm  = 150 - 60 = 90 ( cm3 )

Đ/s

Bình luận (1)
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
24 tháng 2 2022 lúc 10:19

Đổi 30 cm3 = 0,00003 m3

Lực đẩy ASM tác dụng lên vật là

\(F_A=d.V=10000.0,00003=0,3\left(N\right)\)

Vậy từ phải điền là 0,3 

Bình luận (0)
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
2 tháng 5 2017 lúc 15:23

Chọn D.

Chiếc kim khâu đặt nằm ngang trên mặt nước sẽ tạo ra một đoạn đường nhỏ trên bề mặt nước → lực căng mặt ngoài xuất hiện, có phương vuông góc với đường dọc biên cây kim, chiều hướng lên. Đồng thời trọng lực cây kim nhỏ, nên không thắng được lực căng bề mặt của nước → kim nổi trên mặt nước.

Bình luận (0)
nguyễn phương ngọc
Xem chi tiết
Smile
1 tháng 1 2021 lúc 19:55

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình  các vật trong lòng nó. Khác với chất rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. ... Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái đất  mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

2 .Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì trọng lượng của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau, vì vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

Bình luận (2)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
luong nguyen
12 tháng 6 2018 lúc 21:37

Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang ?

A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước.

B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác- si- mét.

D. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng kên nó.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Bình luận (0)
longhieu
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
8 tháng 6 2019 lúc 2:57

Ta có: Vsắt = 2dm3 = 0,002m3.

Lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:

Fnước = dnước.Vsắt = 10000N/m3.0,002m3 = 20N

Lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:

Frượu = drượu.Vsắt = 8000N/m3.0,002m3 = 16N

Lực đẩy Ác – si – mét không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau vì lực đẩy Ác – si – mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Bình luận (1)
trinhhaanhtuan
12 tháng 12 2022 lúc 19:18

cho mình hỏi là 10000N với 8000N ở đâu ra vậy?

Bình luận (0)