Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới khí hâu, địa hình và giới sinh vật vùng ven biển nước ta.
Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
a. Khí hậu .
- Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
- Tạo thành các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển như xay dựng cảng biển, khai thác – nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển – đảo.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ 300nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazone ở Nam Mỹ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn … và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
* Về Khí hậu
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta, tạo điều kiện cho việc xây dựng các bĩa biển phục vụ phát triển du lịch. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.* Về địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch …) Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
a) Khí hậu
-Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
-Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
-Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
a) Khí hậu
- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
Có nhiều ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
- Khí hậu
- Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
THUẬN LỢI:
+ Khí hậu:
Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển - mưa, độ ẩm cao.
Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của kiểu khí hậu lạnh khô vào mùa đông, dịu tính chất nóng bức vào mùa hè
Do vậy, có thể nói Biển Đông làm cho khí hậu nước ta điều hòa hơn.
+ Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển:
Các dạng địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển bị mài mòn, các tam giách châu thoải, các bãi triều rộng, các bãi cát phẳng lì, các đầm phá, cồn cát, vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô
Rừng ngập mặn 450 nghìn ha, nơi đây có thể nuôi tôm cá . .
+ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
Khoáng sản có trữ lượng lớn: các bể trầm tích Nam Côn sơn và bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai và bể trầm tích Sông Hồng. trữ lượng lớn
Cát biển là nguyên liệu cho cn
Muối ăn (biển Nam Trung Bộ)
Hải sản: hệ sinh vật biển phong phú về thành phần loài: 2000 loài cá, 100 loài tôm,vài chục loài mực, hàng ngàn loài sinh vật phù du
HẠN CHẾ:
- Bão: 9 - 10 cơn bão / năm. Trong đó, 3 - 4 cơn đổ bộ vào đất liền.
- Mưa lớn gây nước lũ, lụt
- Sạt lỡ bờ biển
- Cát bay ven bờ, lấn sâu vào đồng ruộng, làng mạc
Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta ?
Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
-Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
-Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
HƯỚNG DẪN
- Tác động đến khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.
+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.
- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).
- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.
1) Nêu đặc điểm vị trí địa lý VN về mặt tự nhiên. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội nước ta.
3) Hãy nêu những giá trị to lớn của vùng biển nước ta.
7) Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta.
1)
Vị trí về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).
- Vị trí gần trung tâm ĐNA.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật
Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).
1) Nêu đặc điểm vị trí địa lý VN về mặt tự nhiên. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội nước ta.
3) Hãy nêu những giá trị to lớn của vùng biển nước ta.
7) Nêu đặc điểm chung của khí hậu nước ta.
C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
- Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).
C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
C7/
* Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
- Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
\(\oplus\) Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
\(\oplus\) Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
Dựa vào lược đồ hình 65 dưới đây, hãy:
- So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 60oB.
- Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua.
- Trên vĩ độ 60oB, địa điểm A; - 19oC; địa điểm B; - 8oC; địa điểm C; + 2oC; địa điểm D; + 3oC. Có sự chênh lệch là do ảnh hưởng của dòng biển (nóng, lạnh).
- Các dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn, ngược lại các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.
- Trên vĩ độ 60oB, địa điểm A; - 19oC; địa điểm B; - 8oC; địa điểm C; + 2oC; địa điểm D; + 3oC. Có sự chênh lệch là do ảnh hưởng của dòng biển (nóng, lạnh).
- Các dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven biển cao hơn, ngược lại các dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ.