Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 6
Điểm GP 3
Điểm SP 9

Người theo dõi (1)

Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hè năm vừa rồi, mẹ em bảo:

- Năm tới con lên lớp 6 rồi, sẽ bận học hơn nên hè này mẹ cho về quê chơi với bà ngoại một tháng.

 Tôi sung sướng chạy lại ôm lấy cổ mẹ:

 - Con cảm ơn mẹ.

- Về ở với bà con phải ngoan ngoãn nghe lời bà, không được đi ra nắng ốm thì khổ bà nhé.

 - Vâng…

Em sung sướng chuẩn bị đủ thứ: nào váy nào gấu MiSa, nhét tất cả vào chiếc ba lô to tôi hồi hộp chờ đến cuối tuần để bố mẹ đưa về với bà.

Nhà bà em nằm ở ven sông Hồng, quê bà em nghèo lắm nhưng em lại rất thích, vì ở đó em có bà và vào những buổi chiều khi ông mặt trời sắp lặn bà lại đưa em ra bờ sông hóng mát, ngắm thuyền bè qua lại. Điều em thích nhất là vào những ngày phiên chợ bà em lại cho em ra chợ chơi.

Chợ quê bà em khác hẳn với chợ ở thành phố, nó không nằm trong những ngôi nhà tầng mà nằm trên một khoảng đất bằng phẳng và khá rộng rãi ở làng. Đúng ngày chợ, khi còn nằm trên giường em đã nghe thấy những bước chân lịch bịch của những người gánh hàng đến chợ, vừa đi họ vừa lầm rầm nói chuyện, và khi trời vẫn còn tờ mờ tối bà em đã chở dậy cho mấy bó rau đã chuẩn bị từ chiều hôm trước vào thúng để mang ra chợ bán. Chờ cho trời sáng rõ hơn bà gọi em dậy, hai bà cháu tung tẩy ra chợ, bà đi trước em lon ton theo sau. Bà đi rất nhanh, có những lúc em phải chạy mới theo kịp bà.

Từ nhà bà ra đến chợ là trời đã sáng rõ. Không khí chợ lúc này đã tấp nập và nhộn nhịp, tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà vịt kêu quang quác. Tiếng những chú lợn con bị nhốt trong rọ kêu eng éc. Những chú cá vừa được đánh ở dưới sông lên nhảy lên đanh đách. Tiếng mời mua hàng nổ ra râm ran.

Chợ ở quê nhưng có rất nhiều hàng hoá và cũng được xếp theo những gian hàng rất gọn gàng và đẹp mắt. Chỗ bán hàng xén, bán quần áo, thì đủ các màu sắc, đó là màu đỏ, xanh của những bộ quần áo, những cuộn chỉ màu. ở đó có mấy cô gái đang mải mê ướm thử những chiếc áo hồng, miệng cười mủm mỉm. Nơi em thích thú nhất là nơi bán hoa tươi, các loại hoa với đủ màu sắc, hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc đại đoá vàng rực, hoa huệ trắng muốt, trông chẳng khác gì một vườn hoa. Cô bán hàng xinh tươi, duyên dáng nhanh tay bó hoa cho khách hàng. Chỗ thì bán rau thì xanh mướt. Tất cả như một bức tranh đủ màu sắc. Phía trong góc chợ là chỗ dành cho thực phẩm; chỗ thì bán thịt, chỗ bán cá, chỗ bán gà. ở đó cũng rôm rả nhộn nhịp, người mua hàng thì mặc cả, người xem hàng thì hỏi giá, rộn rã cả một góc chợ. Em nhìn khắp nơi chỗ nào cũng chỉ thấy người: nào các bà, các mẹ, và có cả lũ trẻ con trạc tuổi em đang chơi đùa ở góc chợ, trên mặt ai cũng hớn hở. ở góc kia, chỗ bán hàng ăn sẵn, mùi thơm bay đi khắp nơi và tiếng mỡ rán sôi xèo xèo như réo mời khách hãy đến ăn quà.

Lối đi chật như nêm, mọi người phải ý tứ lách qua nhau cứ như đi chảy hội. Vất vả lắm bà cháu em mới lách vào đến hàng rau, bà em chỉ ngồi bán một loáng đã hết rổ rau. Bán xong bà mua thêm một ít thức ăn, xong bà lại dắt em đi khắp nơi trong chợ và bà mua cho em một bộ quần áo, cô bán hàng xinh tươi đon đả mời chào cô còn cho em mặc thử, thấy em thích bà liền trả giá, em nhận thấy người bán hàng không nói thách cao như ở thành phố. Và em cảm nhận con người ở nơi đây rất gần gũi và tốt bụng.

Quanh quẩn một hồi, thế mà đã gần trưa, ông mặt trời đã nhô lên khỏi rặn tre nở nụ cười rạng rỡ. Chỉ một loáng sau chợ đã vãn, hàng hoá sớm nay nhiều là vậy thế mà giờ chỉ còn lưa thưa vài thứ, mọi người tản về những con đường đất nhỏ, trên tay mỗi người đều nặng trĩu những hàng, những thức ăn.

Hai bà cháu em ra về, trong lòng em cảm thấy vô cùng thích thú. Chợ đồng quê đã cho em ấn tượng thật dễ nhớ và thân quen.

Câu trả lời:

Bài viết

Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.

Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.

Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.

Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.

Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.

Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.

Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:

-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.

Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:

 - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé!

Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.

Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.

Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.

Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.

Câu trả lời:

Bài viết

Chào các bạn! Tôi là Mạnh Tử, giờ đây đã trở thành một bậc hiền tài nổi tiếng khắp đó đây. Nhưng các bạn biết không, để có được thành công như vậy, tôi phải cảm ơn mẹ rất nhiều. Những bài họcd dầu đời mẹ dạy tôi từ lúc ấu thơ, có lẽ đi hết cuộc đời này tôi vẫn không sao quên được.

Nhớ ngày ấy, nhà tôi ở gần nghĩa địa. Dù rất sợ ma nhưng vốn tính tò mò, một hôm tôi trốn mẹ ra nghĩa địa để xem. Tôi thấy có một đám người rất đông mặc đồ xô trắng cứ đào, lăn, chôn, khóc. Về nhà, tôi bày trò bắt chước những người kia liền bị mẹ mắng cho một trận, rồi mẹ nói: các con không thể tiếp tục ở đây được nữa!

Nhà tôi chuyển đến gần một khu chợ lớn. Tôi hàng ngày lại thấy người ta bán buôn điên đảo, liền về nhà cũng bắt chước nô nghịch làm theo. Mẹ gọi tôi vào nói:

- Con còn nhỏ, không được học đòi cách buôn bán như người ta. Vậy là nhà ta dọn đến đây cũng không hợp nữa rồi. ở đây lâu e các con hỏng mất.

 Rồi mẹ lại dọn nhà đến khu trường học. Thấy các bạn nô nức đến trường, học hành chăm chỉ, tôi vội về nhà đòi mẹ mua cho sách vở để đến trường học cùng các bạn. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thấy bà chẳng phản đối gì.

Một hôm đang đọc sách trong nhà, tôi nghe bên hàng xóm có tiếng lợn kêu và tiếng người hô giết lợn. Tôi bèn hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Người ta giết lợn để làm gì hả mẹ?

- Để cho con ăn đấy!

Tôi thắc mắc suốt từ sáng đến trưa không hiểu tại sao người ta lại giết lợn lấy thịt cho mình ăn. Nhưng bữa trưa hôm ấy, mẹ cho tôi ăn cơm thịt thật.

Tôi học càng ngày càng tiến bộ nhưng vẫn chưa quên thói mải chơi. Một hôm tôi bỏ học đi câu cá. Nửa buổi, tôi đã mang một xâu cá lớn về nhà nhưng không ngờ mẹ biết tôi bỏ học. Bà nhìn thẳng vào tôi rồi liền tay lấy dao cắt đứt đôi miếng vải đang nằm trên khung củi. Bà nhắc nhở:

- Con đang học mà bỏ đi chơi thì cũng như miếng vải kia đang dệt mà bị cắt đôi ra vậy!

Từ đó, tôi ngoan ngoãn không còn ham chơi nữa. Đấy! Những bài học mà mẹ dạy tôi là như thế đó. Lúc đầu tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dạy tôi như vậy. Sau này tôi mới bết, môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng vô cùng. Mẹ đã lấy chính bản thân mình làm tấm gương soi sáng. Nó giúp tôi tu chí để có được ngày hiển đạt hôm nay.