- Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn; hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào?
• Xác định vị trí sông Hồng, sông Đà và sông Lô trên hình 1.
+ Sông Hồng bắt đầu chảy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam và chảy ra vịnh Bắc bộ ở tỉnh Nam Định.
+ Sông Đà bắt đầu từ Trung Quốc và chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ.
+ Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam tại tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng.
- Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Khu vực Đông Nam Á nẳm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).
Xác định vị trí một số sông, hồ nước ta trên bản đồ hình 6.1.
Dựa vào các hình 2.1, 14.1, 14.4, bảng 2.1, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Với mỗi nghĩa dưới đây của từ "đầu", hãy đặt một câu.
a) Vị trí trước tiên, bắt đầu vào một ngôi làng.
b) Nơi bắt nguồn của dòng sông, dòng suối.
c) Chỉ người đứng trước nhất trong khi xếp hàng.
a) đầu làng
b) đầu nguồn
c) đứng đầu
đặt câu :
Nhà bà ngoại em ở đầu làng
• Quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của sông Hồng trên lược đồ.
• Sông Hồng còn có những tên gọi nào khác?
THAM KHẢO
- Xác định vị trí: Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào lãnh thổ Việt Nam qua nhiều tỉnh, thành phố và đổ ra Biển Đông.
- Những tên gọi khác của sông Hồng: sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà), sông Thao,...
Hãy xác định vị trí các con sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ trên bản đồ hình 1.
Xác định vị trí các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ
- Sông Von-ga: phía đông châu Âu.
- Sông Đa-nuýp: phía nam châu Âu.
- Sông Rai-nơ: phía tây châu Âu.
Dựa vào thông tin trong mục c và hình 1, hãy.
- Nêu đặc điểm sông, hồ ở châu Phi.
- Xác định vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi.
- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.
+ Có nhiều hồ lớn.
- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi:
Sông
+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.
+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.
+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương.
Hồ
+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.
+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.
- Dựa vào hình 12.1, em hãy nêu tên các sông lớn ở Đông Á và nơi bắt nguồn của chúng?
- Sông A-mua bắt nguồn từ miền núi Nam Xi-bia.
- Sông Hoàng Hà, Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.