Hạt nhân của nguyên tử C 29 65 u có số nơtron là
A. 65.
B. 29.
C. 36.
D. 94.
Nguyên tử A có số p là 25 và tổng số hạt của nguyên tử A là 80. Vậy số nơtron của nguyên tử A là A. 26. B. 29. C. 28. D. 30.
Số hạt electron = Số hạt proton = 25
Suy ra :
Số hạt notron = 80 - 25 - 25 = 30 hạt
Đáp án D
Số hạt electron = Số hạt proton = 25 Suy ra : Số hạt notron = 80 - 25 - 25 = 30 hạt Đáp án D
Nguyên tử khối trung bình của đồng kim loại là 63,546.Trong tự nhiên tồn tại hai loại đồng vị là 2965Cu, 2963Cu.Thành phần % của 2965Cu theo số nguyên tử là
A.39%
B.78%
C.22%
D.61%
Nguyên tố R có hai đồng vị X và Y, trong đó X chiếm 75% số nguyên tử. Nguyên tử X có 29 proton và 34 nơtron, hạt nhân nguyên tử Y nhiều hơn X 2 nơtron. Tính nguyên tử khối của R
% số nguyên tử của Y là 100% - 75% = 25%
Số khối của X = 29 + 34 = 63
Số hạt notron của Y là 34 + 2 = 36
Số khối của Y là 29 + 36 = 65
Suy ra: NTK của R = $63.75\% + 65.25\% = 63,5(đvC)$
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton
B. Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron
C. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hiđro đều có proton và nơtron
D. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hiđro đều có nơtron
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 18. Biết rằng trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Nguyên tố X là
A. C. B. Mg. C. O. D. N.
Ta có; p + e + n = 18
Mà p = e, nên: 2p + n = 18 (1)
Theo đề, ta có: p = n (2)
Từ (1) và (2), ta có HPT:
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=18\\p=n\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2p+n=18\\p-n=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3p=18\\p=n\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=6\\n=6\end{matrix}\right.\)
Vậy X là cacbon (C)
Chọn A
Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của R là 18
p + n + e = 18 => 2p + n = 18 (1)
Số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện
n = (p+e)/2 hay n = p = e (2)
Từ (1), (2) ta có p = e = n =6
Cấu hình e của R: 1s2 2s2 2p2. Số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là 2
Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là 63 29 Cu và 65 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % đồng vị 63 29 Cu
, 65 29 Cu lần lượt là
\(\%^{63}_{29}Cu=x\%\Rightarrow\%^{65}_{29}Cu=100\%-x\%\)
\(\overline{M}=\dfrac{x\%\cdot63+\left(100-x\right)\%\cdot65}{100\%}=63.54\)
\(\Rightarrow x=73\)
\(\dfrac{\%^{63}_{29}Cu}{\%^{65}_{29}Cu}=\dfrac{73}{100-73}=\dfrac{73}{27}\)
Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt . Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt. Tìm AM và AX .
A. 26 và 16 B. 65 và 16 C. 56 và 32 D. 39 và 32
Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số nơtron hơn số proton là 1 hạt.
Viết công thức phân tử của hợp chất.
A. CaCl2
B. CaF2
C. CuCl2
D. FeCl2
Tổng số proton, nơtron, electron trong phân tử X2Y là 128 và XY2 là 100. Tổng số hạt mang điện và số nơtron trong phân tử 3919KXYx lần lượt là 120 và n. Giá trị của n là:
A. 62 B. 51 C. 65 D. 90
Câu 65: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số nơtron trong hạt nhân.
B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và số nơtron trong hạt nhân.
Câu 66: Nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở những dạng nào?
A. Dạng tự do. B. Dạng hoá hợp.
C. Dạng hỗn hợp. D. Dạng tự do và hoá hợp.
Câu 67: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
A. Gam. B. Kilogam.
C. Đơn vị cacbon (đvC). D. Cả 3 đơn vị trên.
Câu 68: Người ta quy ước 1 đơn vị cacbon bằng
A. 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. B. khối lượng nguyên tử cacbon.
C. 1/12 khối lượng cacbon. D. khối lượng cacbon.
Câu 70: Nguyên tử nhẹ nhất là
A. hiđro. B. oxi. C. cacbon. D. sắt.
Câu 72: Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử natri nhưng nhẹ hơn nguyên tử nhôm. X là
A. Mg. B. Mg hoặc K. C. K hoặc O. D. Mg hoặc O.
ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ
● Mức độ nhận biết
Câu 75: Đơn chất là chất tạo nên từ
A. một chất. B. một nguyên tố hoá học.
C. một nguyên tử. D. một phân tử.
Câu 76: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?
A. Chỉ 1 đơn chất. B. Chỉ 2 đơn chất.
C. Một, hai hay nhiều đơn chất. D. Không xác định được.
Câu 78: Để tạo thành phân tử của một hợp chất tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tố?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 79: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?
A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố.
C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên.
Câu 80: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?
A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử.
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
Câu 81: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?
A. Gam. B. Kilogam. C. Gam hoặc kilogam. D. Đơn vị cacbon.
Câu 82: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?
A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O.
B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.
C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.
D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O.
Câu 83: Cho các chất sau:
(1) Khí nitơ do nguyên tố N tạo nên;
(2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên;
(3) Natri hiđroxit do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên;
(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.
Trong những chất trên, chất nào là đơn chất?
A. (1); (2). B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4).