Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, đâu là hiện tượng hóa học?

A. Xăng để trong lọ hở nút bị bay hơi.

B. Than cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic

C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.

D. Vàng được đánh thành nhẫn, vòng.

Câu 8. Trong một phương trình hóa học thì:

A. Số lượng các chất được bảo toàn. C. Khối lượng các chất được bảo toàn.

B. Số lượng phân tử được bảo toàn. D. Thể tích các chất được bảo toàn.

Câu 11. Các biến đổi nào sau đây là biến đổi vật lí?

A. Xay nhỏ gạo thành bột. C. Thanh sắt để ngoài không khí bị gỉ.

 B. Đốt bột lưu huỳnh thành khí. D. Đốt cháy đường ăn.

Câu 12. Khi để thanh sắt ngoài không khí một thời gian, khối lượng thanh sắt khi đó so với ban đầu là: A. Không thay đổi B. Tăng lên   C. Giảm đi D. Chưa xác định được.

Câu 13. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

 A. Hòa tan kali penmanganat (KMnO4) vào nước thu được dung dịch có màu tím.

 B. Hiện tượng xảy ra trong tự nhiên “ nước chảy đá mòn ".

C. Mở lọ đựng dung dịch ammoniac (NH3) thấy có khí mùi khai thoát ra.

D. Đun nóng đường thành màu đen .

Câu 14. Chọn câu trả lời đúng:

 A. Nước gồm hai đơn chất là hiđro và oxi

B. Axit sunfuric (H2SO4)gồm ba đơn chất là lưu huỳnh, hiđro và oxi.

C. Vôi sống (CaO) gồm hai nguyên tố hóa học là canxi và oxi.

 D. Nước gồm hai nguyên tố hidro và một nguyên tố oxi.

Câu 15. Những mệnh đề nào sau đây đúng?

 A. Khi xảy ra phản ứng hóa học luôn kèm theo sự tỏa nhiệt.

 B. Phản ứng hóa học không có sự thay đổi liên kết trong các phân tử chất phản ứng.

C. Một trong các dấu hiệu xảy ra phản ứng là tạo chất kết tủa.

D. Phản ứng hóa học xảy ra luôn kèm theo sự thay đổi màu sắc.

Câu 16. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác

B. Trong phản ứng hóa học tính chất của các chất giữ nguyên.

C. Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên.

D. Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.

Câu 18. Cần dùng bao nhiêu gam đồng để phản ứng hết với 32 gam oxi và thu được 160 gam đồng oxit ( CuO).

A. 128 gam B. 64 gam  C. 32 gam D. 16 gam

Câu 19. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trong phản ứng hóa học số lượng nguyên tử được bảo toàn

B. Trong phản ứng hóa học số lượng phân tử được bảo toàn

C. Trong phản ứng hóa học hạt nhân nguyên tử bị biến đổi

D. Trong phản ứng hóa học các chất được bảo toàn

Câu 21. Than cháy trong không khí, thực chất là phản ứng hóa học giữa cacbon và oxi. Cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò, sau đó dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến lúc than cháy, bởi vì?

A. Đập nhỏ than để tăng diện tiếp xúc giữa than với oxi.

B. Quạt là để tăng lượng oxi tiếp xúc với than

C. Phản ứng giữa than và oxi cần nhiệt độ cao để khơi mào

D. Tất cả các giải thích trên đều đúng

Câu 22. Khi nung đá vôi để sản xuất vôi. Khối lượng của vôi thu được so với khối lượng đá vôi thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi B. Tăng C. Giảm D. Tuỳ theo từng lò, có thể tăng hoặc giảm

Câu 27. Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng? A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia

B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành

C. Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng

D. Không phát biểu nào đúng  

Câu 28. Than cháy theo phản ứng hóa học: Cacbon + khí Oxi  ® khí Cacbonic

Cho biết khối lượng của cacbon là 4,5 kg, khối lượng khí oxi là 12,5 kg. Khối lượng khí cacbonic là? A. 15 kg B. 16,5 kg C. 17 kg D. 20 kg

Câu 29. Khi nung đá vôi (canxi cacbonat) bị phân hủy theo PƯHH : Vôi sống + khí Cacbonic. Cho biết khối lượng canxi cacbonat là 100®Canxi cacbonat kg, khối lượng khí cacbonic là 44 kg. Khối lượng vôi sống là:

A. 50 kg B. 56 kg C. 60 kg D. 66 kg

 

Câu 84: Cho các dữ kiện sau:

(1) Khí hiđro do nguyên tố H tạo nên;

(2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên;

(3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên;

(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.

Hãy chọn thông tin đúng:

A.  (1), (2): đơn chất. B.  (1), (4): đơn chất.

C.  (1), (2), (3): đơn chất. D.  (2), (4): đơn chất.

● Mức độ thông hiểu

Câu 93: Phân tử khối của hợp chất N2O5 là

A. 30. B. 44. C. 108. D. 94.

Câu 97: Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là

A.  418. B.  416. C.  400. D.  305.

Câu 98: Phân tử khối của CH3COOH là

A. 60. B. 61. C. 59. D. 70.

Câu 99: Khối lượng tính bằng đvC của 4 phân tử đồng(II) clorua CuCl2

A. 540. B. 542. C. 544. D. 548.

Câu 100: Khối lượng của ba phân tử kali cacbonat 3K2CO3 là

A. 153. B. 318. C. 218. D. 414.

Câu 101: Hai chất có phân tử khối bằng nhau là

A. SO3 và N2. B. SO2 và O2. C. CO và N2. D. NO2 và SO2.

Câu 102: Phân tử khối của H2SO4 và H3PO4 lần lượt sẽ là:

A. 94; 98. B. 98; 98. C. 96; 98. D. 98; 100.

Câu 105: Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 160?

A. MgSO4. B. BaCl2. C. CuSO4. D. Ag2O.

Câu 108: Sự so sánh phân tử khí oxi (O2) và phân tử muối ăn (NaCl)  nào dưới đây là đúng?

A. NaCl nặng hơn O2 bằng 0,55 lần. B. O2 nặng hơn NaCl bằng 0,55 lần.

C. O2 nhẹ hơn NaCl bằng 0,55 lần. D. NaCl nhẹ  hơn O2 bằng 1,83 lần.

 

Câu 84: Cho các dữ kiện sau:

(1) Khí hiđro do nguyên tố H tạo nên;

(2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên;

(3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên;

(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.

Hãy chọn thông tin đúng:

A.  (1), (2): đơn chất. B.  (1), (4): đơn chất.

C.  (1), (2), (3): đơn chất. D.  (2), (4): đơn chất.

● Mức độ thông hiểu

Câu 93: Phân tử khối của hợp chất N2O5 là

A. 30. B. 44. C. 108. D. 94.

Câu 97: Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là

A.  418. B.  416. C.  400. D.  305.

Câu 98: Phân tử khối của CH3COOH là

A. 60. B. 61. C. 59. D. 70.

Câu 99: Khối lượng tính bằng đvC của 4 phân tử đồng(II) clorua CuCl2

A. 540. B. 542. C. 544. D. 548.

Câu 100: Khối lượng của ba phân tử kali cacbonat 3K2CO3 là

A. 153. B. 318. C. 218. D. 414.

Câu 101: Hai chất có phân tử khối bằng nhau là

A. SO3 và N2. B. SO2 và O2. C. CO và N2. D. NO2 và SO2.

Câu 102: Phân tử khối của H2SO4 và H3PO4 lần lượt sẽ là:

A. 94; 98. B. 98; 98. C. 96; 98. D. 98; 100.

Câu 105: Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 160?

A. MgSO4. B. BaCl2. C. CuSO4. D. Ag2O.

Câu 108: Sự so sánh phân tử khí oxi (O2) và phân tử muối ăn (NaCl)  nào dưới đây là đúng?

A. NaCl nặng hơn O2 bằng 0,55 lần. B. O2 nặng hơn NaCl bằng 0,55 lần.

C. O2 nhẹ hơn NaCl bằng 0,55 lần. D. NaCl nhẹ  hơn O2 bằng 1,83 lần.

 

CÔNG THỨC HÓA HỌC

● Mức độ nhận biết

Câu 109: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất

A. 1. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 110: Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là

A. 1: 1: 1. B. 1: 1: 2. C. 1: 1: 3. D. 2: 1: 3.

● Mức độ thông hiểu

Câu 113: Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố.

B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất.

C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó.

D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất.

Câu 114: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là

A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3.

Câu 115: Cách viết 2C có ý nghĩa:

A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon.

C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon.

Câu 116: Kí hiệu  biểu diễn hai nguyên tử oxi là

A. 2O.        B. O2.           C. O2. D. 2O2

Câu 117: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là

A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro.

C. 4 phân tử hiđro.                                   D. 8 phân tử hiđro.

Câu 118: Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:

A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi. B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.

C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi. D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.

Câu 119: Công thức của hợp chất amoniac NH3 ta biết được điều gì?

A. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra , PTK = 17.

B. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17.

C. Chất do 2 nguyên tố là N và H tạo ra, PTK = 17. Có 1 nguyên tử  N, 3 nguyên tử H trong phân tử.

D. PTK = 17.

Câu 120: Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử là

A. NaNO3, phân tử khối là 85. B. NaNO3, phân tử khối là 86.

C. NaNO2, phân tử khối là 69. D. NaNO3, phân tử khối là 100.

 

HÓA TRỊ

● Mức độ nhận biết

Câu 121: Hóa trị là con số biểu thị:

A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử.

B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử.

C. Khả năng phân li các chất.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 122: Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào?

A. H chọn làm 2 đơn vị B. O là 1 đơn vị.

C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị.

Câu 123: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)

A. CaOH. B. Ca(OH)2 C. Ca2OH. D. Ca3OH.

Câu 124: Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào viết đúng?

A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO2. D. CrO3.

Câu 125: Cho Ca(II), PO4(III), công thức hóa học nào viết đúng?

A. CaPO4. B. Ca2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4.

Câu 126: Cho biết Fe(III), SO4(II), công thức hóa học nào viết đúng?

A. FeSO4. B. Fe(SO4)2. C. Fe2SO4. D. Fe2(SO4)3.

Câu 127: Biết S có hoá trị II, hoá trị của magie trong hợp chất MgS là

A. I. B. II. C. III. D. IV.

Câu 143: Trong hợp chất FeS2 thì hoá trị của Fe là bao nhiêu?

A. II. B. IV. C. II và III. D. III.

Câu 144: Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các hợp chất: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3 lần lượt là:

A. Cu(II ), P(V), Si(IV), Fe(III). B. Cu(I ), P(I), Si(IV), Fe(III).

C. Cu(I ), P(V), Si(IV), Fe(III). D. Cu(II ), P(I), Si(II), Fe(III).

Câu 145: Công thức của các oxit trong đó kim loại Fe(II), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là

A. FeO, PbO2, CaO. B. Fe2O3, PbO, CaO. C. Fe2O3, PbO, Ca2O. D. Fe2O3, PbO2, CaO.

Câu 146: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất?

A. Fe. B. NO2. C. Ca. D. N2.

Câu 147: Chất thuộc đơn chất có công thức hóa học là

A.  KClO3. B.  H2O. C.  H2SO4. D.  O3.

Câu 148: Khí oxi là

A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.

Câu 149: Muối ăn (NaCl) là

A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.

Câu 150: Glucozơ tạo nên từ C, H, O là hợp chất

A. vô cơ. B. khí. C. hữu cơ. D. lỏng.

Câu 151: Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?

A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO.

C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3.

Câu 152: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các đơn chất?

A. CaCO3, NaOH, Fe, H2. B. FeCO3, NaCl, H2SO4, H2O.

C. NaCl, H2O,  H2, N2. D. H2, Na, O2, N2, Fe.

Câu 155: Dãy nguyên tố kim loại là:

A. Na, Mg, C, Ca, Na. B. Al, Na, O, H, S. C. K, Na, Mn, Al, Ca. D. Ca, S, Cl, Al, Na.

Câu 156: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại?

A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc. B. Vàng, magie, nhôm, clo.

C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm, thiếc.

Câu 157: Dãy nguyên tố phi kim là:

A. Cl, O, N, Na, Ca. B. S, O, Cl, N, Na. C. S, O, Cl, N, C. D. C, Cu, O, N, Cl.

Câu 158: Dãy chất chỉ gồm các hợp chất là

A. C, H2, Cl2, CO2. B. H2, O2, Al, Zn. C. CO2, CaO, H2O. D. Br2, HNO3,NH3.

Câu 161: Dãy nào sau đây chỉ có các hợp chất?

A. CH4, K2SO4, Cl2, O2, NH3. B. O2, CO2, CaO, N2, H2O.

C. H2O, Ca(HCO3)2, Fe(OH)3, CuSO4. D. HBr, Br2, HNO3, NH3, CO2.

Câu 163: Trong số các chất: HCl, H2, NaOH, KMnO4, O2, NaClO có mấy chất là hợp chất?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 164: Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

Câu 165: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất lần lượt là:

A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất.

C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.

● Mức độ thông hiểu

Câu 168: Sắt trong hợp chất nào dưới đây có cùng hóa trị với sắt trong công thức Fe2O3?

A. FeSO4. B. Fe2SO4. C. Fe2(SO4)2. D. Fe2(SO4)3.

Câu 169: Một oxit của crom là Cr2O3. Muối trong đó crom có hoá trị tương ứng là

A. CrSO4. B. Cr2(SO4)3. C. Cr2(SO4)2. D. Cr3(SO4)2.

Câu 170: Công thức nào dưới đây viết đúng?

A. MgCl2. B. CaBr3. C. AlCl2. D. Na2NO3.

Câu 171: Công thức hóa học nào đây sai?

A. NaOH. B. ZnOH. C. KOH. D. Fe(OH)3.

Câu 172: Công thức nào sau đây không đúng?

A. BaSO4. B. BaO. C. BaCl. D. Ba(OH)2.

Câu 173: Công thức hoá học đúng là

A. Al(NO3)3. B. AlNO3. C. Al3(NO3). D. Al2(NO3) .

Câu 178: Dãy gồm các công thức hóa học đúng là:

A. KCl, AlO, S. B. Na, BaO, CuSO4. C. BaSO4, CO, BaOH. D. SO4, Cu, Mg.

Câu 179: Dãy chất gồm tất cả các chất có công thức hóa học viết đúng là

A. NaCO3, NaCl, CaO. B. AgO, NaCl, H2SO4.

C. Al2O3, Na2O, CaO. D. HCl, H2O, NaO.

Câu 180: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba3(SO4)2, Na2O, KCO3, HSO4. Số công thức hóa học viết sai là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 181: Hợp chất của nguyên tố X với nhóm PO4 hoá trị III là XPO4. Hợp chất của nguyên tố Y với H là H3Y. Vậy hợp chất của X với Y có công thức là

A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3.

Câu 182: Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là

A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X2Y3.

Câu 65: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng

A. số nơtron trong hạt nhân.

B. số proton trong hạt nhân.

C. số electron trong hạt nhân.

D. số proton và số nơtron trong hạt nhân.

Câu 66: Nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở những dạng nào?

A. Dạng tự do. B. Dạng hoá hợp.

C. Dạng hỗn hợp. D. Dạng tự do và hoá hợp.

Câu 67: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. Gam. B. Kilogam.

C. Đơn vị cacbon (đvC). D. Cả 3 đơn vị trên.

Câu 68: Người ta quy ước 1 đơn vị cacbon bằng

A.  1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. B.  khối lượng nguyên tử cacbon.

C.  1/12 khối lượng cacbon. D.  khối lượng cacbon.

Câu 70: Nguyên tử nhẹ nhất là

A. hiđro. B. oxi. C. cacbon. D. sắt.

Câu 72: Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử natri nhưng nhẹ hơn nguyên tử nhôm. X là

A.  Mg. B.  Mg hoặc K. C.  K hoặc O. D.  Mg hoặc O.

ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ

● Mức độ nhận biết

Câu 75: Đơn chất là chất tạo nên từ

A. một chất. B. một nguyên tố hoá học.

C. một nguyên tử. D. một phân tử.

Câu 76: Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?

A. Chỉ 1 đơn chất. B. Chỉ 2 đơn chất.

C. Một, hai hay nhiều đơn chất. D. Không xác định được.

Câu 78: Để tạo thành phân tử của một hợp chất tối thiểu cần có bao nhiêu loại nguyên tố?

A.  4. B.  3. C.  1. D.  2.

Câu 79: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học?

A. Chỉ có 1 nguyên tố. B. Chỉ từ 2 nguyên tố.

C. Chỉ từ 3 nguyên tố. D. Từ 2 nguyên tố trở lên.

Câu 80: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?

A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử.

C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.

Câu 81: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?

A. Gam. B. Kilogam. C. Gam hoặc kilogam. D. Đơn vị cacbon.

Câu 82: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?

A. Khí cacbonic do hai nguyên tố tạo nên là C, O.

B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.

C. Axit clohiđric do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.

D. Nước do hai nguyên tố cấu tạo nên H, O.

Câu 83: Cho các chất sau:

(1) Khí nitơ do nguyên tố N tạo nên;

(2) Khí cacbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên;

(3) Natri hiđroxit do 3 nguyên tố Na, O và H tạo nên;

(4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên.

Trong những chất trên, chất nào là đơn chất?

A. (1); (2). B. (2); (3). C. (3); (4). D. (1); (4).