Hiệp định thương mại Ô-xtrây-li-a và Việt Nam được ký kết vào năm nào?
A. Năm 1979.
B. Năm 1985.
C. Năm 1990.
D. Năm 1994.
Dựa vào bảng số liệu số dân Ô-xtrây-li-a qua các năm (câu 1), trả lời câu hỏi:Trong những năm gần đây, 40% dân mới đến Ô-xtrây-li-a định cư là từ
A. Châu Á
B.Châu Mĩ
C.Châu Âu
D. Châu Phi
Hướng dẫn: Mục I, SGK/115 địa lí 11 cơ bản.
Đáp án: A
Mĩ đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào thời điểm nào?
A: Năm 1976
B: Năm 1994
C: Năm 2004
D: Năm2006
Sách giáo khoa thì ghi là bình thường hoá quan hệ vào 1995
a. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào ngày tháng năm nào? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của hiệp hội.
b. Việt Nam tham gia ASEAN vào ngày tháng năm nào?
a: Được thành lập ngày 8/8/1967
b: Việt Nam tham gia Asean vào ngày 28/7/1995
A. 8 tháng 8, 1967, Bangkok, Thái Lan Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
b. vào ngày 28/7/1995
Câu 3. Hội Việt nam CM thanh niên được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1924. B. Năm 1925. C. Năm 1926. D. Năm 1927.
hiệp định Giơ -ne-vơ giữa Pháp và Việt Nam được kí vào năm nào
Hiệp ước cần được ký chính thức để có hiệu lực, tuy nhiên Hiệp định Geneve (giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) diễn tiến quá nhanh và đã được ký vào ngày 20/7/1954.
Chính sách ‘Nước Ô-xtrây-li-a da trắng” bị hủy bỏ vào năm nào?
A. Năm 1973.
B. Năm 1975.
C. Năm 1983.
D. Năm 2000.
TỰ LUẬN: Hiệp hội ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) được thành lập năm 1967. Tính đến năm 2021, số năm Việt Nam tham gia bằng 13/27 số năm mà Hiệp hội bắt đầu tổ chức. Hỏi Việt Nam bắt đầu tham gia ASEAN vào năm nào? Năm nào có số năm Việt Nam tham gia bằng 1/2 số năm Hiệp hội bắt đầu tổ chức?
tham khảo
Ngày 08/8/2021, là kỷ niệm 54 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (1967-2021) và 26 năm Việt Nam tham gia ASEAN (1995-2021).Trải qua 54 năm hình thành và phát triển, ASEAN có thể tự hào là một hình mẫu liên kết khu vực thành công, với những thành quả đã đạt được là cơ sở cho niềm tin lạc quan về tương lai phát triển của ASEAN vì hòa bình, ổn định, hướng đến người dân, thượng tôn pháp luật và cùng phát triển thịnh vượng.
ASEAN ngày nay là một tổ chức khu vực gồm 10 nước Đông Nam Á hoạt động trong khuôn khổ thống nhất, là ngôi nhà chung gắn bó hơn 650 triệu người dân có bản sắc văn hóa đa dạng và một cộng đồng kinh tế với quy mô GDP lớn thứ 5 thế giới, một đối tác tin cậy và quan trọng của nhiều quốc gia, đóng vai trò trung tâm của các tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết quan trọng ở khu vực. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột về an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội chính là một minh chứng sống động cho sức sống của ASEAN, nâng tiến trình liên kết khu vực lên tầm cao mới vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng.
Với vai trò là trung tâm thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế là một nội dung trọng tâm trong tiến trình liên kết ASEAN suốt hơn 5 thập kỷ qua. Đến nay, trao đổi thương mại nội khối chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Việc triển khai hiệu quả Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang thúc đẩy ASEAN tiến tới một thị trường thống nhất với quy mô hiện nay gần 3.000 tỷ USD, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động kỹ năng được lưu chuyển tự do.
Bên cạnh đó, ASEAN còn là trung tâm của không gian kinh tế rộng mở với mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định các thành tựu to lớn của ASEAN là trái ngọt có được từ các nỗ lực không ngừng của quá trình hợp tác của người dân các nước ASEAN. Bất chấp những thăng trầm hay vô vàn khó khăn, thách thức, ASEAN vẫn tiếp tục là tài sản vô giá, là lợi ích to lớn đối với tất cả các nước thành viên đòi hỏi tất cả các nước thành viên đều có trách nhiệm gìn giữ và vun đắp.
Với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ASEAN ngày càng tỏ rõ khả năng thích ứng và sáng tạo trong việc cùng nhau ứng phó với COVID-19 thể hiện qua việc triển khai nhanh chóng, kịp thời các sáng kiến như Quỹ ứng phó COVID-19, hiện đã nhận được mức cam kết hơn 20 triệu USD, Kho vật tư trang thiết bị y tế khi đi vào hoạt động sẵn sàng cung ứng cho các vùng có nhu cầu và các biện pháp kinh tế để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, thiết lập hành lang đi lại an toàn…
Thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII, với thế và lực mới của đất nước sau 35 năm đổi mới, Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Trong bối cảnh mới, cần tăng cường đổi mới sáng tạo trong tham gia ASEAN để cùng các nước thành viên phát huy tốt hơn vai trò, bản sắc và thế mạnh của ASEAN, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả thành viên ASEAN cũng như các đối tác trong và ngoài khu vực.
cảm ơn bn giang nhé
tui cảm ơn bnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
T_T
THAM KHẢO
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
ASEAN không phải tổ chức khu vực đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia: ASA) ra đời, nối kết Liên bang Malaya (bây giờ là Malaysia và Xingapo), Philippin, và Thái Lan. Năm 1963, Indonesia, Liên bang Malaya, và Philippin còn thành lập tổ chức Maphilindo, trong một nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa 3 quốc gia này.
Nhưng hợp tác bên trong ASA và Maphilindo bị tổn hại nghiêm trọng bởi các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các nước thành viên cũng như bất đồng đối với việc thành lập Liên bang Malaysia. Kết quả, Maphilindo chỉ tồn tại từ năm 1963 cho đến khi ASEAN thay thế nó vào năm 1967. ASA cũng chỉ tồn tại chính thức từ năm 1961 đến năm 1967, đóng cửa một thời gian ngắn sau khi ASEAN được thành lập.
Mặc dù mục tiêu công khai của ASEAN khi được tuyên bố thành lập là hợp tác kinh tế và văn hoá-xã hội, nhưng thực chất đây là một tập hợp chính trị giữa các nước thành viên nhằm ngăn chặn nguy cơ chủ nghĩa cộng sản (cả từ bên ngoài và bên trong), đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Việt Nam khi đó đang gây nên những tác động lớn đến tình hình khu vực.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại, cho tới nay ASEAN đã mở rộng bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999. Hiện ASEAN có trụ sở ban thư ký đặt tại Jakarta, Indonesia. Chức Tổng thư ký được luân phiên nắm giữ giữa các quốc gia thành viên theo thứ tự tên chữ cái tiếng Anh. Kể từ cuối năm 2008 khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, mỗi năm ASEAN tổ chức hai cuộc họp thượng đỉnh cấp nguyên thủ quốc gia để bàn thảo các vấn đề quan trọng đối với khu vực. Ngoài ra hàng năm ASEAN còn tổ chức hàng trăm cuộc họp ở các cấp khác nhau nhằm tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau giữa các quốc gia thành viên.
Cho tới nay, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng sau hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển. Thành tựu đáng chú ý nhất là Hiệp hội đã hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, giúp chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc của “Phương thức ASEAN,” trong đó chú trọng đối thoại, đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. ASEAN-10 cũng giúp biến Hiệp hội trở thành một tổ chức hợp tác khu vực thực sự, là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương.
Trên lĩnh vực chính trị-an ninh, ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến và cơ chế bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, như : Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971 ; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976; Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) năm 1995 ; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002… Kể từ năm 1994, ASEAN cũng khởi xướng và chủ trì Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), là nơi ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, ARF vẫn được coi là cơ chế trụ cột giúp đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Về kinh tế, đến nay ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Ngoài ra hiện ASEAN cũng thúc đẩy hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác như đầu tư (thông qua thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN -AIA), công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông… ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về hỗ trợ các nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Mặt khác, ASEAN cũng đã tích cực tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác bên ngoài thông qua việc đàm phán thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Như vậy sau hơn 40 năm tồn tại, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về mọi mặt, trở thành nơi tập hợp lực lượng không thể thiếu của các nước nhỏ và vừa, nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực, tạo điều kiện để các nước thành viên mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Ở cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Bali vào ngày 07/10/2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (ASEAN Concord II) nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, bao gồm ba trụ cột chính: Cộng đồng chính trị – an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN, và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN.
Tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN cũng đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12/2008 sau khi đã được tất cả 10 quốc gia thành viên phê chuẩn. Bản Hiến chương này giúp tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho ASEAN tăng cường liên kết khu vực, trước hết là phục vụ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra bản Hiến chương phản ánh sự trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn, hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như từng nước thành viên.
Đánh giá về ASEAN, một số nhà quan sát cho rằng ASEAN từng là điển hình cho một câu chuyện thành công cho đến giữa thập niên 1990 khi hình ảnh của nó bắt đầu bị lu mờ dần, chủ yếu do những thách thức gây ra bởi việc mở rộng số lượng thành viên, cũng như do tác động của cuộc khủng hoàng tài chính tiện tệ Châu Á 1997-1998. Một đánh giá cân bằng hơn lại cho rằng ASEAN không phải là một câu chuyện thành công cho đến giữa thập niên 1990 khi ASEAN bắt đầu mở rộng thành viên và hợp tác trong lòng ASEAN được phát triển một cách toàn diện, đồng thời vai trò của Hiệp hội trong toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tăng cường mạnh mẽ hơn về mọi mặt.
Tuy nhiên, mọi tiến bộ của ASEAN trong tương lai đều phụ thuộc vào việc Hiệp hội có thể vượt qua được những hạn chế và thách thức còn tồn tại hay không. Có thể nói, đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực còn thấp trong khi vẫn tồn tại sự khác biệt lớn về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên. ASEAN còn bị chỉ trích vì có nhiều chương trình hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả. Việc ASEAN duy trì “Phương thức ASEAN” cũng bị chỉ trích là một cản trở đối với việc phát huy vai trò của tổ chức này. Ngoài ra, nhiều mâu thuẫn vẫn còn tồn tại trong ASEAN, tiêu biểu như tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Những mâu thuẫn này tiếp tục làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN.
Việt Nam ký hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do:
A. Sự chi phối của các cường quốc nhất là của Mỹ và Liên Xô
B. Sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
C. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp ta không thể đánh bại pháp về quân sự
D. Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng
Đáp án D
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng. Việt Nam đã kí với Pháp Hiệp định Giơnevơm ngày 21-7-1954.
=> Hội nghị Giơ ne vơ được triệu tập trong bối cảnh các nước lớn muốn giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng
Việt Nam ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do
A. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp, ta không thể đánh bại được Pháp về quân sự
B. sự chi phối của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
C. sự chi phối của các cường quốc, nhất là của Mỹ và Liên Xô
D. căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng