Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Uyên Thư Phạm
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
22 tháng 11 2021 lúc 0:25

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc.

Trang Trần Mai
Xem chi tiết
︵✰Ah
23 tháng 11 2021 lúc 20:26

Tham Khảo 
 

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.

Đỗ Đức Hà
23 tháng 11 2021 lúc 20:27

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò một nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là một nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc. Một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Người là “Cảnh khuya”. Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã khắc họa khung cảnh cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đêm xuống, trăng càng sáng và lan tỏa khắp mọi không gian. Trong rừng vắng lắng, nhân vật trữ tình càng nghe thấy rõ được tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng như âm thanh của tiếng hát sâu lắng. Bác đã vận dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh để diễn tả tiếng suối.

Không chỉ dừng lại ở đó, ánh trăng chiến khu cũng được Bác khắc họa sinh động. Hình ảnh trăng trong thơ Bác vốn đã rất quen thuộc:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng)

Còn trong “Cảnh khuya”, ánh trăng được Bác diễn tả qua câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Cả hai cách hiểu đều cho thấy vẻ đẹp của ánh trăng. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Không chỉ khắc họa thiên nhiên trong đêm trăng, Bác còn gửi gắm tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Có thể thấy được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn mang một nỗi lo cho đất nước, cho nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước tươi đẹp phải được độc lập, nhân dân phải được hạnh phúc.

Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” mang những nét tiêu biểu cho phong cách nội dung và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

abcxyz
23 tháng 11 2021 lúc 21:04

2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh-anh hùng dân tọc danh nhân văn hoá thế giới . Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Diệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người.Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

Trà My
Xem chi tiết
Trà My
26 tháng 10 2023 lúc 18:52

Cứu với cứu với mng ơi:(((

Nguyễn Quốc Cường
26 tháng 10 2023 lúc 21:07

Ý kiến về cảnh trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du như một bức tranh tâm trạng là một quan điểm hết sức đúng đắn. Nguyễn Du đã miêu tả một bức tranh tươi sáng, đẹp đẽ của thiên nhiên trong ngày xuân với cảnh trời xanh, hoa nở rộ, và sông nước êm đềm. Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ đơn thuần là mô tả cảnh vật mà còn truyền tải tâm trạng của nhân vật Kiều. Cảnh xuân đẹp đẽ này được dùng để làm nổi bật tâm hồn của Kiều, người đang trải qua những khó khăn trong cuộc đời. Và khi ngày xuân đi qua, bức tranh thiên nhiên này trở thành một bức tranh tâm trạng của sự tương phản giữa vẻ đẹp của tự nhiên và khổ đau trong tâm hồn Kiều. Hay khi ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ tinh tế để miêu tả vẻ đẹp kiến trúc của lầu và cảnh vật xung quanh, nhưng cô độc và lạnh lẽo. Lầu Ngưng Bích tượng trưng cho cuộc đời bất hạnh của Kiều, nơi cô phải sống một cuộc sống xa lánh, cô đơn và đầy khổ đau. Cuộc sống trong lầu không phải là một cuộc sống hạnh phúc, mà chứa đựng nhiều thử thách và khó khăn. Dù nàng là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ Kim Trọng,nhớ bố mẹ già. Ta có thể thấy được nỗi buồn bã, cô đơn của nàng, một người phụ nữ bất hạnh, không nơi nương tựa, mất đi những gì quý giá nhất...
Tham khảo thôi nha bạn!

Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 7 2021 lúc 19:05

Cái này chị nghĩ phải nhìn nhận qua cả tác phẩm chứ thông qua nhân vật Liên thì rất hẹp á em:

Em tham khảo dàn ý này nhé:

1. Mở bài

- Đi từ lí luận văn học
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống
 

2. Thân bài:

* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: khi tác giả sống ở quê ngoại Cẩm Giàng đã có cơ hội quan sát, thấu hiểu con người nơi đây.
- Xuất xứ: in trong tập: “Nắng trong vườn”
* Phân tích, cảm nhận:

a. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chiều tàn

- Chợ chiều: hình ảnh + mùi vị:
+ vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ mùi âm ẩm bốc lên
+ chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,...
- Con người:
+ mẹ con chị Tí
+ chị em Liên
+ những đứa trẻ
→ Nghèo khổ, đơn điệu, thưa thớt, lẻ loi
+ Bà cụ Thi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách...
→ Tiêu biểu cho kiếp người tàn
⇒ Bức tranh tiêu điều, mỗi người một cảnh nhưng đều giống nhau ở cái nghèo, mệt mỏi, buồn chán

b. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi đêm về:

- Tượng trưng: kiếp người sống chìm khuất
“ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn”
- Nhịp sống, cuộc sống:
+ Mẹ con chị Tí
+ Bác Siêu
+ Gia đình bác Xẩm: chủ yếu sống bằng sự thương hại của người đời
+ Chị em Liên: ngồi chõng, tính tiền hàng,...
→ Nghèo nàn, nhưng cũng đáng trọng và vẫn có niềm khao khát

c. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua:

 

Ý nghĩa:
- Là hoạt động cuối cùng của đêm, mạnh mẽ, sôi động, xóa đi sự tịch mịch của phố huyện dù chỉ trong chốc lát.
- Ánh sáng đoàn tàu xóa đi sự mờ ảo, lẻ loi ở phố huyện.
- Chính chuyến tàu đi qua mà Liên thấy rõ hơn sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống đầy bóng tối nghèo nàn của cuộc đời mình và mọi người xung quanh.
* Đánh giá
- Nghệ thuật, nội dung tác phẩm: sử dụng bút phát lãng mạn, thủ pháp tương phản → bức tranh cuộc sống phố huyện

 

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- Mở rộng: lí luận văn học.

Cẩm Tú Trịnh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Phương
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:00

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

 
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 9 2023 lúc 23:01

Chọn B

gtrutykyu
Xem chi tiết
Miko
6 tháng 11 2016 lúc 19:46

Thời gian : đêm khuya

Âm thanh: Tiếng suối - Tiếng hát

Cảnh vật: Trăng - cổ thụ - hoa

Nghệ thuật:

So sánh

=> Tạo sự gần gũi giữa thiên nhiên với con người

Điệp từ​​​

=> Tạo sự hòa quyện , quấn quýt , đan xen giữa ánh trăng với cảnh rừng hoa lá

=> Tạo vẻ đẹp lung linh, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên

Hoàng Khánh Ly
7 tháng 11 2016 lúc 20:58

Cảnh khuya là 1 bức tranh đẹp về thiên nhiên . Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng . Khi mặt trời lặn xuống để lại 1 màn đêm yên tĩnh thì lúc đó ánh trăng bắt đầu hiện lên bao phủ mặt đất , tán cây cổ thụ . Ánh trăng lấp lánh , huyền ảo lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương . Khung cảnh thiên nhiên có xa có gần . Xa là tiếng suối , ánh trăng , bóng cây , bóng hoa hòa quyện lung linh . Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen . Màu trắng bạc của ánh trăng , màu đen sẫm của tàn cây , bóng cây , bóng lá . Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa 1 sức sống âm thầm , rạo rực của thiên nhiên . Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng vời vợi , có bóng cổ thụ , bóng hoa ... Tất cả giao hòa nhịp nhàng , tạo nên tình điệu êm đềm , dẫn dắt hồn người vào cõi mộng

Nhớ like nhé !

Trần Hà Trang
21 tháng 11 2016 lúc 18:51

"Cảnh khuya"- khi mới nghe tới đây, chắc hẳn các độc giả cũng đã cảm được phần nào nội dung của bài thơ mà Bác đã viết trong khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc."Cánh cổng" này thật là kì diệu làm sao, chính nó đã mở ra một vùng đất bao la, rộng lớn, mang vẻ đẹp huyền ảo không tưởng. Khung cảnh nơi đây bị bao trùm bởi một màu đen hòa quyện với hơi sương dày đặc. Trên cao, ánh trăng tỏa ra một màu bạch kim, huyền ảo, lung linh nhường nào. Ta nghe thấy tiếng suối trong từ đâu vọng lại. Róc rách qua từng khe đá, chảy qua từng ngọn cỏ, trôi êm đềm, thầm lặng giữa núi đồi. Được ánh trăng in bóng xuống sáng lên một màu xanh ngọc thạch, ta tưởng như tiếng suối không chỉ như tiếng hát trong trẻo, thanh ấm, mà như còn có thể nhìn thấy, chạm vào được, chỉ muốn ôm chặt vào lòng. Ánh trăng đêm nay như một bức màn nhẹ nhàng đắp lên cảnh núi rừng, lồng vào vòm cổ thụ, in bóng tựa hàng nghìn bông hoa đang nở rộ trên thảm cỏ. Tác giả đã miêu tả phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời, nên thỏ, hùng vĩ, như đưa hồn ta phiêu bạt đến chốn tiên cảnh.

100% Made from T.H.Trang

Cutie Demon
Xem chi tiết