Viết một bài văn thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
Hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hoặc bức tranh pho tượng.
Bài học kinh nghiệm:
+ Trước khi viết, nên nghiên cứu kỹ lưỡng về bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà mình muốn viết.
+ Để viết được một bài chất lượng, cần phân tích và giải thích các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng như ý nghĩa của các hình ảnh, tình tiết, từ ngữ hay phong cách sử dụng của tác giả. Dùng các ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý tưởng của mình.
Một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.
Dàn ý:
1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề.
2. Thân bài :
- Khái niệm học văn và làm văn.
- Thực trạng việc học văn của học sinh hiện nay : Nhiều học sinh có lối học sai lầm là học đối phó, học tủ,… Hoặc một số người yêu thích nhưng không dám theo đuổi vì ngại khó và tương lai khi học văn.
- Kinh nghiệm học văn hoặc làm văn :
+ Trước tiên hãy cố gắng để cảm nhận được cái hay của câu chữ, của ngôn ngữ tiếng Việt, của các tác phẩm văn học.
+ Nghe giảng trên lớp, chăm chỉ, đọc trước bài mới và thường xuyên ôn lại bài cũ.
+ Có sự tập trung khi học và chịu khó liên tưởng.
+ Đọc nhiều, viết nhiều, nếu có thể thì nên rèn thói quen viết nhật kí.
+ Rèn luyện tính logic, sáng tạo để có thể áp dụng trong việc làm văn.
3. Kết bài : Khuyến khích người đọc hãy thử áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc học một cách nghiêm túc.
viết bài văn thuyết minh về một sự kiện,lễ hội hoặc một sinh hoạt văn hóa.Giúp mình với SOS
Tham khảo
Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.
Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.
Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.
Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.
Refer:
Cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, quê tôi lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Hội Cổ Loa được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trang trọng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
Phần lễ thường được diễn ra từ sáng mùng sáu, đám rước thần sẽ khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương. Trên sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần. Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự quy định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ… Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Sau đó, người dân trong làng sẽ vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó sẽ chuyển sang cuộc rước thần. Ðường đi bắt đầu từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều. Ði sau mỗi kiệu có bốn trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay vào đình Ngự Triều, được đặt trước sân đình và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa.
Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội diễn ra đã thu hút khách từ thập phương đến tham dự rất đông.
Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Tôi cảm thấy rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất giàu truyền thống này.
Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.
Đề 2: Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi xa.
Đề 3: Em hãy viết bài thuyết minh thuật lại một sự kiện ( Lễ khai giảng; Lễ 20/11; Lễ tổng kết năm học…) diễn ra ở trường học của em.
Giúp dới mai thi gòi
Viết bài văn thì dài lắm bạn ơi, mik nghĩ ko ai lm đâu
Bạn tham khảo nhé:)
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Viết bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ... hoặc một nhân vật/ sự kiện văn hoá... Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Bài viết tham khảo:
Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.
Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.
Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.
Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.
Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.
làm bài văn thuyết minh về một sự kiện văn hóa để lại ấn tượng sâu sắc mà em đã tìm hiểu hoặc tham gia
Hình như nhầm lớp thì phải chứ anh nhớ lớp 8 mới học văn thuyết minh.
Tham khảo
Tây Nguyên một vùng đất hùng vĩ với những cao nguyên đất đỏ xếp tầng, được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cánh rừng xanh thẳm bạt ngàn, những mảnh đất bazan màu mỡ, khí hậu quanh năm ôn hòa. Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, những con người thật thà chất phác mang đậm bản sắc của núi rừng cao nguyên. Có thể nói Tây Nguyên là cái nôi của những sử thi huyền thoại, là vùng đất giàu có với những truyền thống văn hóa độc đáo, đậm chất núi rừng linh thiêng. Đua voi là một trong những lễ hội cuốn hút, độc đáo nhất của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Lễ hội được tổ chức vào tháng ba âm lịch, cứ hai năm lại có một lần lễ hội như vậy. Người ta chọn mùa xuân là mùa tổ chức lễ hội đua voi nhằm thể hiện mong muốn một khởi đầu năm mới, tốt đẹp, ấm no hạnh phúc cho người dân khắp các thôn bản, tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp, làm say đắm bất kỳ những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Voi là con vật biểu tượng cho núi rừng Tây Nguyên, từ lâu đã được thuần hoá là vật nuôi rất có ích và chung sống thân thiện với con người. Chúng giúp người dân kéo gỗ, chở đồ, vận chuyển hàng hoá, và đặc biệt chúng còn được huấn luyện để biểu diễn trong các lễ hội, trong các sở thú. Voi là loài động vật to lớn nhưng hiền lành, thông minh và có khả năng ghi nhớ rất nhanh, chính vì lẽ đó mà chúng từ lâu trở thành người bạn thân tình, gắn bó với người dân Tây Nguyên cả trong chiến tranh và trong đời sống hàng ngày. Đây được coi là loài động vật linh thiêng và được nhân dân yêu quý, tôn kính như một biểu tượng mạnh mẽ của mảnh đất cao nguyên bạt ngàn nắng gió.
Quả thật Tây Nguyên là một vùng đất có không khí thích hợp để tổ chức các lễ hội vui tươi.Lễ hội Đua Voi được tổ chức tại Đăk-Lăk nhằm tôn vinh truyền thống văn hoá, tinh thần thượng võ và tài nghệ cưỡi voi của đồng bào Tây Nguyên. Hội Đua Voi được tổ chức cùng với các lễ hội khác như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ Ăn Trâu mừng mùa (Lễ Đâm Trâu), Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Văn hóa cồng chiêng... Đồng bào tin vào một năm mới tràn đầy niềm vui, mùa màng bội thu, nhà nhà được ấm no hạnh phúc.
Hội Đua Voi được tổ chức rất hoành tráng nhộn nhịp nhưng chỉ kéo dài trong vòng một ngày duy nhất. Tuy nhiên công việc chuẩn bị đã diễn ra từ trước đó vài tháng, những con voi dự thi sẽ được chủ của chúng đưa tới những bãi cỏ xanh ngát, được ăn uống no nê đủ các loại trái cây, rau cỏ như: Đu đủ, mía,...Chúng không phải làm việc mà nghỉ ngơi để dưỡng sức thi đấu thế nên chú voi nào cũng béo tốt, tràn đầy năng lượng. Tới ngày hội, đàn voi nô nức tập trung về một bãi đất trống rộng lớn để thi tài, tại những bãi đất bằng phẳng các chú voi phải trải qua ba phần thi gay cấn: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sê-rê-pôk., Voi đá bóng. Người dân khắp các tỉnh Tây Nguyên kéo đến để thưởng thức lễ hội, các bộ y phục sặc sỡ màu sắc, tiếng vỗ tay cổ vũ náo nhiệt, khiến cho lễ hội thêm phần náo nhiệt, rộn rã. Ngoài ra khi du khách đến tham quan được hoà vào không khí hội, còn được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm đà hương vị núi rừng Tây Nguyên.
Hội Đua Voi bắt đầu bằng khi vị trọng tài thổi một tiếng tù vang vọng báo hiệu trận đua sắp bắt đầu, những chú voi thông minh, mạnh mẽ, dưới sự chỉ huy dẫn dắt của các chàng trai dũng cảm, khỏe mạnh bậc nhất từng buôn làng lần lượt tiến vào vạch xuất phát, từ từ quỳ bốn chân xuống, như một lời chào thân thiện dành cho những người cổ vũ. Thông thường một đội đua gồm hai chàng trai gọi là các Man-gát, mang trên mình những bộ quần áo thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ, có thể cột thêm một dải vải màu để phân biệt các đội. Sau khi xong thủ tục chào hỏi, trọng tài lại thổi tiếp một hồi tù khác, hồi tù này dứt khoát và mạnh mẽ hơn nhiều, để bắt đầu cuộc đua, những chú voi tiến lên phía trước trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, tiếng gõ chiêng, tiếng reo hò vang dội như tăng thêm nhuệ khí cho từng vận động viên. Đàn voi cứ thế lao đi, chàng trai ngồi đầu dẫn voi, luôn cúi rạp mình áp sát vào lưng voi để ổn định cơ thể, tránh sức cản của không khí góp phần khiến voi chạy nhanh hơn. Đôi mắt lúc nào cũng thận trọng quan sát tứ phía và điều khiển chú voi bằng một thanh sắt nhọn dài khoảng 1 mét, mỗi khi voi chạy chậm lại họ lại dùng cây sắt đâm vào mông khiến voi đau, nó liền lồng lên và chạy nhanh hơn nữa. Nhưng không chỉ chạy nhanh là được, voi còn phải chạy đúng đường của mình, đây là nhiệm vụ của người ngồi phía sau, họ sẽ dùng một cái búa gọi là búa Kốc, nện vào mông voi để voi chạy thẳng hướng, tránh lấn sang làn của đội khác, theo đúng lộ trình đã vạch ra. Càng về gần đích, tiếng hò reo cổ vũ cùng tiếng chiêng, trống hòa nhịp gõ vang, rộn ràng náo nhiệt cả một vùng lại càng to, voi thấy thế lại càng hăng, cố sức phóng về đích. Hội đua kết thúc, các chú voi trở về buôn làng trong sự tự hào, kính trọng khôn xiết của người dân nơi đây.
Hội Đua Voi kết thúc buôn làng kéo nhau quây quần cùng nhau ăn uống, vui chơi. Tiếng cồng chiêng vang lên nồng cháy, những chàng trai cô gái nắm tay nhau nhảy múa quanh quanh đống lửa sáng rực. Những cụ già say sưa trò chuyện vui vẻ. Lễ hội dường như gắn kết con người lại với nhau, khiến họ trở nên gần gũi thân tình, mang một màu sắc tươi mới phủ lên vùng đất cao nguyên hùng vĩ.
Lễ hội Đua Voi từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em trên vùng đất Tây nguyên đầy nắng và gió, chứa đựng màu sắc anh hùng thượng võ, lối sống mạnh mẽ của đồng bào nơi đây từ thuở xa xưa. Đến với Bản Đôn du khách sẽ được thỏa sức thả hồn vào thiên nhiên núi rừng thơ mộng, được khám phá những nét văn hoá đặc sắc, độc đáo, được thưởng thức ẩm thực phong phú, đa dạng. Ngày nay lễ hội Đua Voi không còn chỉ gói gọn trong văn hoá buôn làng Bản Đôn mà đã được phát triển thành một lễ hội du lịch thú vị, hấp dẫn du khách gần xa.
bây giờ đổi sách lớp 6 bắt đầu học rồi
thuyết minh về một văn bản hoặc thể loại văn học
Viết một bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Sự tích
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại[1], bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 16:
“Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha.
Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.”
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Quan niệm truyền thống
Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam [2]. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về[3].
Nguyên liệu làm bánh
Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh chưng
•Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre)[4], lá chuối[5] hay thậm chí cả lá bàng [6], giấy bạc [7].
•Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
•Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
•Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
•Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà[8].
•Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa[9], tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
•Phụ gia tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa[10] hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc. Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn làm bánh chưng thương mại hóa sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh[11]. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe
Chuẩn bị
•Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
•Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
•Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
•Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Quy trình thực hiện
Gói bánh
Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình
Hãy viết một bài văn thuyết minh về tình yêu học đường
Một tà áo dài trắng lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt nhìn đủ làm má ai ửng đỏ... Tình yêu tuổi học trò đẹp, thơ ngây luôn làm xao xuyến các vần thơ và là đề tài tốn không ít giấy mực của những cô cậu học trò, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ giao lưu phát triển như ngày nay, mọi rào cản, khoảng cách đang trở nên gần lại. Thế nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tình yêu của một thời trang vở ép bài thơ - tình yêu tuổi học trò!
Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành, dạy dỗ chúng ta nên người. Đã có không biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các bạn khác giới. Đã có không biết bao nhiêu teen phải ngồi nhà nghe thuyết giáo khi cha mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè. Đặc biệt còn có những teen thê thảm hơn khi bị bố mẹ kiểm soát cả việc kết bạn, đi chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí.
Bất cứ vị phụ huynh nào cũng có thể nhận ra nguyên nhân của những lần teen nhà mình đang học lại tự tủm tỉm cười một mình. Bất cứ bậc sinh thành nào cũng có thể cáu giận khi nhận bài điểm kém của con em với lời phê gay gắt của thầy cô về việc học hành sa sút mà nguyên nhân đơn giản là tối qua con đi chơi chưa kịp học bài. Và còn cáu gắt hơn khi thanh toán tờ hóa đơn điện thoại với một số máy xuất hiện dày chi chít.
Tệ hơn nữa còn có những teen nông nổi, bồng bột bỏ nhà ra đi vì lí do chẳng giống ai: “Con đi vì bạn ấy là lí tưởng sống của đời con. Bố mẹ không hiểu con!”. Mới nghe có vẻ nực cười nhưng chuyện này lại có thật từ chính người đã có hành động đó kể lại- bạn T trường THPT YV. Sau này, nghĩ lại chính bạn ấy cũng buồn cười và xấu hổ. Không biết khi nghe chuyện này, teen nhà ta có ai giật mình không?
Chưa hết, trong thời buổi mọi khoảng cách trở nên gần gũi như ngày nay. Một cái nắm tay, vài ánh nhìn để ý trong giờ học, thư tay chuyền bàn đã trở nên xưa như trái đất. Các teen nhà ta bây giờ yêu là phải khoác vai, ôm eo, hôn nhau trong lớp học. Cảnh tượng phản cảm đó xảy ra không hiếm. Chỉ khố những người có ý thức ngứa mắt phải nhìn; chỉ thương các thầy cô khó chịu không muốn nói.
Không những thế, đã yêu đương nên nhiều teen lại muốn lãng mạng như phim Hàn Quốc; hết khóc hết mếu lại hoà thuận, khắng khít. Kết quả là cả chàng và nàng đều học hành sa sút.
Tóm lại, nếu kể về tác hại mà yêu đương tuổi học trò gây ra thì còn dài dài.
Tích cực
Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Tiêu cực có, tích cực cũng có. Một số teen nhà ta vì yêu mà học hành khá hẳn lên. Hỏi lí do mới biết: vì không muốn kém so với người yêu. Không những vậy, khi yêu nếu các bạn biết giúp đỡ nhau học tập để cả hai cùng tiến bộ thì thật tốt!
Khi có một người tri âm tri kỉ, thấu hiểu mình, luôn chia sẻ với bạn những niềm vui, đặc biệt là nỗi buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn; và đôi khi người ấy lại đưa ra những lời khuyên bổ ích để động viên, an ủi bạn. Có một tình yêu tuổi học trò như vậy thật đẹp và ý nghĩa! Vì vậy việc mà teen chúng mình nên làm không phải là cố kìm nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biết tập suy nghĩ chín chắn và có ý thức để những tình cảm tuổi học trò trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích!
Tình yêu tuổi học trò, nên hay không?
Câu hỏi này phải để teen mình tự trả lời rồi! Nên hay không tuỳ thuộc cả vào teen thôi!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
M.Gorki đã từng nói :” Trên thế gian này chẳng có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, chẳng có ngọn lửa nào kỳ diệu hơn ngọn lửa tình yêu.” Tình yêu vẫn luôn là khúc ca ngọt ngào của muôn đời .Chừng nào con người còn hơi thở, còn khao khát thì trái tim sẽ không thôi rung động vì những cảm xúc yêu thương.
Con người nói nhiều về tình yêu- tình yêu tuổi thanh xuân , tình yêu tuổi trung niên , tình yêu tuổi già.Nhưng có một vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay thu hút rất lớn sự quan tâm của dư luận là tình yêu tuổi học trò. Bạn đang trong tuổi học trò, vậy bạn hiểu thế nào về tình yêu trong lứa tuổi này?
Hau như ai cũng từng có một rung động đầu đời trong thời gian đi học. Trước những cử chỉ quan tâm , một ánh mắt nhìn đầy trìu mến hay đơn giản chỉ là một nụ cười thân thiện của người bạn khác giới cũng có thể khiến trái tim bạn rung lên những cảm xúc của tình yêu.
Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất , trong sáng nhất , thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất.
Bạn có thể đã mến người ấy, đã thích người ấy nhưng chưa hẳn là bạn đã yêu. Người ấy luôn hiện hữu trong tâm trí bạn mỗi lúc vui buồn, bạn luôn quan tâm đến người ấy từng li từng tí . Bạn buồn vì người ấy tỏ ra lạnh lùng với bạn hay thờ ơ trước những cử chỉ quan tâm của bạn.Đó có thể là là những biểu hiện của tình yêu nhưng chưa hẳn là tình yêu đích thực
Ở tuổi học trò chúng ta , tình yêu không phải là điều xấu.Đó là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu của con người . Có rất nhiều người cảm thấy tiếc nuối về những tình cảm trong sáng đó khi đã qua rồi thời tuổi học trò .Bởi vậy , chúng ta cần tôn trọng , nâng niu những tình cảm đó. Đừng để khi thời gian qua rồi, ngoảnh đầu nhìn lại , ta cảm thấy nuối tiếc.
Tuy nhiên , ở tuổi học trò , tình yêu không phải là tất cả. Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình là học tập, là xây dựng tương lai cho mình tốt đẹp hơn. Nhưng nếu có một chút lầm lỡ, một giây phút bồng bột trong tình yêu cũng đủ làm toà lâu đài tương lai của bạn sụp đổ. Trong giới học trò hiện nay , tình yêu dường như dã len lỏi rất sâu vào thế giới học đường. Có rất nhiều bạn học sinh đã đi quá giới hạn của tình yêu tuổi học trò và đã đánh mất đi ý nghĩa cao đẹp của tuổi học trò .Họ đã đánh mất cuộc đời trong những giây phút bồng bột nhất thời .Họ đã để lại kỉ niệm thời học trò một tì vết ko dễ gì xoá bỏ được
Nhưng tình yêu tuổi học trò không hẳn là tiêu cực . Tình yêu tuổi học trò đã chắp cánh cho rất nhiếu đôi bạn cùng nhau bước chân vào giảng đường đại học.Họ đã xây dựng cho mình một tình yêu đẹp, trong sáng , và đẹp đẽ. Đó là điều rất đáng trân trọng .
Tóm lại, tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đáng yêu, rất tinh khôi. Nhưng vì là "rung động đầu đời" nên thường không đủ chín chắn để duy trì lâu dài.
Nam nữ khi đã lớn, đã trưởng thành thì có sức thu hút nhau về tình cảm và thể xác là điều tự nhiên nhất là trong thời đại thông tin đa dạng như hiện nay, qua sách báo, phim ảnh, internet... Điều này làm kích thích sự tò mò muốn khám phá, muốn thử, đặc biệt là ở lứa tuổi mới lớn, tuổi tập làm người lớn như các bạn hiện nay là điều khó tránh khỏi. Vì vậy chính bạn là người phải thật sáng suốt để nói "không" trước những lời đề nghị vượt quá giới hạn.
= = =
Ở lứa tuổi học trò, các bạn có thể chưa hiểu hết ý nghĩa của tình yêu,vì tình yêu kết hợp rất nhiều yếu tố trong đó như sự ý thức về bản thân, về tinh thần trách nhiệm, sự trưởng thành, sự chín chắn... Hầu hết các bạn đang ở trong giai đoạn đầu của tình yêu là chỉ mới cảm mến nhau , nếu không biết làm chủ bản thân, không biết giữ mình thì dễ dẫn tới quan hệ tình dục sớm, trong khi chưa được trang bị kỹ về giáo dục giới tính, rồi hậu quả xảy ra khó lường làm ảnh hưởng đến học tập, đôi khi để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí và có thể sẽ bị ám ảnh suốt cuộc đời.
Yêu nhau phải tôn trọng nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, quan tâm chia sẻ, tìm hiểu và xây dựng cho nhau đó mới là tình yêu trong sáng và mang tính bền vững.Phải biết giữ gìn cho nhau để không phải hối tiếc về sau.
Đối với các bạn trẻ, trước nhất là lo học hành để ba mẹ vui và cho tương lai sau này. Cuộc đời còn rất dài, tương lai đang ở phía trước, nếu chúng ta sống và học tập tốt ngay từ hôm nay thì sẽ có một ngày mai như mong muốn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp với những ai có ý chí và nghị lực phấn đấu hằng ngày để vươn lên.