Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày.
Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ )
Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Giấy đỏ buồn không thắm => Phép tu từ nhân hóa
Mực đọng trong nghiên sầu. => Phép tu từ nhân hóa
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày. => Phép tu từ so sánh
Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: nhân hóa trăng "nhòm" làm câu thơ trở nên gợi hình ảnh sinh động, độc đáo khi trăng có hành động giống với con người (ở đây là nhà thơ) cho thấy sự gắn bó giữa người và trăng, họ là bạn nhau, trăng là tri kỉ của con người. Từ đó câu thơ bật được cảm xúc bạn bè gần gũi giữa con người và thiên nhiên hấp dẫn độc giả hơn.
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: điệp ngữ "mặt trời" và hoán dụ "mặt trời" từ chỉ đứa con của mẹ làm câu thơ vừa có tính liên kết chặt chẽ không gò bó vừa gợi rõ tình cảm mẹ con. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sinh động hơn, giàu giá trị cảm xúc hấp dẫn đọc giả.
Chỉ ra rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng trong câu thơ sau : Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
phép đối:gần - xa;anh-chị
Tác dụng:
Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).Tạo ra sự hài hoà về thanh.Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp → Tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc.Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
->So sánh ngang bằng.
– Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
->So sánh ngang bằng.
Các câu văn ví dụ so sánh :
1.Bác Hồ như người Cha
Từ so sánh : Như
Kiểu so sánh : So sánh ngang bằng
2. Những ngôi sao sáng ngoài kia
Chẳng bằng mẹ thức chỉ vì chúng con.
Từ so sánh : Chẳng bằng
Kiểu so sánh : So sánh không ngang bằng
Câu 1: Em hãy lấy 1 ví dụ về danh từ, 1 ví dụ về động từ, 1 ví dụ về tính từ và đặt câu với mỗi ví dụ vừa nêu?
Câu 2: Hãy đặt câu có sử dụng một trong các phép tu từ đã học và chỉ ra phép tu từ đó?
Câu 3: Viết 1 đoạn văn miêu tả về người thân của em. (Có sử dụng các dấu câu và 1 phép tu từ đã học).
Tham khảo :
Câu 1 :
Danh từ : Con mèo .
VD : Nhà em mới mua một con mèo tam thể rất đẹp .
Động từ : Học võ .
Bạn Linh rất thích học võ .
Tính từ : Rực rỡ .
VD : Những bông hoa đang nở rực rỡ .
Câu 2 :
Nàng ca sĩ họa mi đang cất lên những tiếng hát trong trẻo .
Phép tu từ : Nhân hóa .
Câu 3 :
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.
Tham khảo nhé:
1. Danh từ: Cái quạt
Động từ:chạy
Tính từ: Đẹp
2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Biện pháp nghệ thuật: Só sánh
3.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
HÃY ĐẶT CÂU CÓ PHÉP TU TỪ , GẠCH CHÂN DƯỚI PHÉP TU TỪ ẤY . HÃY CHỈ RA ĐÓ LÀ PHÉP TU TỪ NÀO . NÊU TÁC DỤNG .
Sợ chi hiểm nghèo?
câu này là đã bit câu trả lời trước trong chính mink
em hãy lấy ví dụ đoạn thơ có sử dụng phép tu từ so sánh và một đoạn thơ có sử dụng phép tu từ , điệp ngữ ( gạch chân dưới những từ ngữ nhận biết hai phép tu từ ) .
( Đừng copy trên mạng nha)
Tìm một đoạn văn bản ngoài sách giáo khoa có sử dụng phép tu từ so sánh hoặc nhân hóa. Chỉ ra phép tu từ và viết đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu phân tích tác dụng của phép tu từ đó trong đoạn trích.
Câu so sánh:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ thức chỉ vì chúng con
(So sánh hơn kém)
Giải thích: So sánh ở đây là so sánh hơn kém vì có chữ chẳng bằng. Vậy thì nếu so sánh, ta sẽ có kết quả là dòng một( những ngôi sao) chưa bằng hoặc bé hơn(chẳng bằng) công lao mẹ( mẹ thức chỉ vì chúng con). Phép so sánh ở câu này cho thấy được công lao của mẹ còn lớn hơn cả những ngôi sao trên bầu trời.
Câu văn sau sử dụng phép tu từ gì ? Chỉ ra từ ngữ sử dụng phép tu từ đó : Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép của quân thù
Phép liệt kê: từ tre được lặp lại 2 lần
Viết một đoạn văn từ 5 - 8 câu có sử dụng các phép tu từ đã học .Chỉ ra các câu có phép tu từ nhân hóa, so sánh, câu trần thuật đơn có từ “là” trong đoạn văn ? (Chủ đề : tự chọn )
{Bạn nào mà tự làm không chép trên mạng thì mình sẽ tick cho}
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.