Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày.
Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ )
Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Giấy đỏ buồn không thắm => Phép tu từ nhân hóa
Mực đọng trong nghiên sầu. => Phép tu từ nhân hóa
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày. => Phép tu từ so sánh
Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: nhân hóa trăng "nhòm" làm câu thơ trở nên gợi hình ảnh sinh động, độc đáo khi trăng có hành động giống với con người (ở đây là nhà thơ) cho thấy sự gắn bó giữa người và trăng, họ là bạn nhau, trăng là tri kỉ của con người. Từ đó câu thơ bật được cảm xúc bạn bè gần gũi giữa con người và thiên nhiên hấp dẫn độc giả hơn.
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Phân tích nét nghệ thuật độc đáo: điệp ngữ "mặt trời" và hoán dụ "mặt trời" từ chỉ đứa con của mẹ làm câu thơ vừa có tính liên kết chặt chẽ không gò bó vừa gợi rõ tình cảm mẹ con. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sinh động hơn, giàu giá trị cảm xúc hấp dẫn đọc giả.