Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
29 tháng 4 2016 lúc 18:54

A. Kí

Chipu khánh phương
29 tháng 4 2016 lúc 18:55

A

Nguyễn Thế Bảo
29 tháng 4 2016 lúc 18:55

Mình chọn A. Kí

Chúc bạn học tốt!hihi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 4 2017 lúc 11:18

Chọn đáp án: C

𝟸𝟿_𝟸𝟷
Xem chi tiết
bangtan soydean smile su...
8 tháng 9 2021 lúc 21:44

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Cỏ dại (hồi ký, 1944)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)Tự truyện (1978)Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…
Khách vãng lai đã xóa

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

Khách vãng lai đã xóa
Ga
9 tháng 9 2021 lúc 13:05

1.

1. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Chọn phương án: B

Thảo Phương
Xem chi tiết

Chọn B

cố quên một người
Xem chi tiết
phan thị linh
27 tháng 12 2018 lúc 14:59

thể loại đoạn trích nhé, b xem bài soạn của nó nè https://cunghocvui.com/danh-muc/hai-cay-phong

Thời Sênh
27 tháng 12 2018 lúc 15:11

Văn bản " Hai cây phong " thuộc thể loại truyện ngắn

Joy Savle
27 tháng 12 2018 lúc 15:18

Văn bản Hai cây phong là được trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

Quỳnh Katori
Xem chi tiết
lâm nhung
Xem chi tiết
Bùi Hải Đăng
14 tháng 10 2018 lúc 10:41

Đoạn trích Hai cây phong là trang văn rất hay, đầy ấn tượng, lồng vào tình cảm đó là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ về lòng biết ơn người thầy đầu tiên. Nó thể hiện rất sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên. 

 

lâm nhung
14 tháng 10 2018 lúc 10:47

Ban vieetts dài hơn đc ko ạ

Bùi Hải Đăng
16 tháng 10 2018 lúc 17:50

sory nha mik chỉ viết được vậy thôi nha

Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
13 tháng 11 2017 lúc 23:52

Hướng dẫn soạn bài " Hai cây phong" - Trích " Người thầy đầu tiên" - Aimatop - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Tác giả - tác phẩm:

- Ai-ma-tốp (1928) người Cư-rơ-gư-xtan. Vốn ông là một kĩ sư chăn nuôi, sau đó ông đi học Văn học và đã trở thành nhà văn, nhà báo nổi tiếng.

- Văn bản “Hai cây phong” được trích trong “Người thầy đầu tiên”. Đây chính là phần đầu của truyện ngắn.

2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Ngôi kể: thứ nhất (lúc thì xưng “tôi”, lúc thì xưng “chúng tôi”)

- “Tôi” là thời điểm hiện tại và quá khứ còn “chúng tôi” là thời điểm quá khứ

- Thể loại: truyện vừa

- Phương thức: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu ... chiếc gương thần xanh.

=>Hình ảnh hai cây phong và làng quê Ku-ku-rêu trong con mắt của “tôi”

+ Phần 2: Tiếp ... biêng biếc kia

=>Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “chúng tôi”

+ Phần 3: Còn lại

=>Hình ảnh hai cây phong và thầy Đuy Sen

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Hình ảnh hai cây phong:

a. Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “tôi”:

- Hai cây phong như hai ngọn hải đăng

->Như tín hiệu dẫn đường cho người làn đi xa trở về làng

- Chúng có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng

- Dù ta tới đây vào lúc nào ... cung bậc khác nhau

- Có khi tưởng chừng ... thương tiếc người nào

- Và khi mây đen ... bốc cháy rừng rực

=>Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. So sánh và nhân hóa sinh động

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

=>Tác giả muốn khẳng định vị trí của hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ nói riêng và cảm nhận của người dân làng Ku-ku-rêu nói chung – hai cây phong chính là biểu tượng của quê hương, đó chính là lý do tác giả nói ở đây

b. Hai cây phong trong con mắt của “chúng tôi”:

- Sự kiên leo cây, phá tổ chim

- Quên mất chuyện phá tổ chim vì thế giới vô cùng kì diệu đã hiện ra dưới con mắt của bọn trẻ

*Hai cây phong:

- Hai cây phong khổng lồ nghiêng ngả

- Bóng râm mát rượi với tiếng lá xào xạc dịu hiền

- Cành cao ngất, mắt mấu

*Bọn trẻ khám phá:

- Thảo nguyên

- Chuồng ngựa

- Những vùng đất và những con sông

- Cảm xúc: sửng sốt, nín thở và thấy được sự bí ẩn, quyến rũ của quê hương

- Suy nghĩ: Nơi đó đã là nơi tận cùng chưa ?

- Lắng nghe: tiếng gió và những sự bí ẩn với những vùng dất kì diệu

- Biện pháp nghệ thuật: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm + Đánh giá + So sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy hai cây phong là tín hiệu làng quê, gắn bó với con người và có sự sống riêng. Nó cũng chính là nơi hội tụ những niềm vui của tuổi thơ. Là nơi mở rộng chân trời hiểu biết, cũng là nơi ghi dấu những biến cố của làng đó là trường Đuy Sen

2.Hai cây phong và thầy Đuy Sen:

- Nó là hai cây phong do thầy Đuy Sen trồng và cũng chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy Sen – ngôi trường đầu tiên

=>Qua đó, ta thấy nhân vật “tôi” yêu hai cây phong, yêu quê hương đất nước và gắn liền với lòng biết ơn về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những học trò nhỏ của mình. Và qua đây, chúng ta cũng càng thêm tôn trọng nhân vật “tôi” – người có tấm lòng cao quý

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Kết hợp tả, kể và biểu cảm

2.Nội dung:

- (Sgk/101)

Nguyễn Văn Sang
15 tháng 12 2017 lúc 18:12

Soạn bài: Hai cây phong

Tóm tắt:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

 

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

- “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

- “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

* Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

 

Câu 2 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

- Ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

+ Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 

- Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

- Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

- Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

- Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

- Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.

Nguyen Thi Tra My
28 tháng 10 2018 lúc 20:26
II. Hướng dẫn soạn bài Hai cây phong (Ai-ma-tốp) chi tiết

Giải câu 1 (Trang 100 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào (nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn?

Trả lời:

– Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

+ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng “tôi”

+ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng “chúng tôi”

+ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng “tôi”

– “Tôi” là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của “tôi”.

– Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng “chúng tôi” là lúc “tôi” nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.

– Mạch kể của nhân vật “tôi” là chủ yếu,còn mạch kể nhân xưng “chúng tôi” là mạch kể trữ tình.

Giải câu 2 (Trang 100 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện (một họa sĩ) đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

Trả lời:

Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của “chúng tôi”.

– Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của “chúng tôi”:

+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối.

+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.

– Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.

– Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…

+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…

=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.

Giải câu 3 (Trang 101 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ?

Trả lời:

– Trong mạch kể chuyện xưng “tôi” hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”

+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

Soạn bài - Tập đọc: Công việc đầu tiên

– Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.

+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

– Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Giải câu 4 (Trang 101 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.

Trả lời:

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.