Hiệu điện thế kí hiệu là:
A. U
B. u
C. V
D. v
a) Hiệu điện thế tồn tại ở đâu? Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo hiệu điện thế?
b) Nêu mối liên hệ giữa hiệu điện thế và dòng điện đi qua dụng cụ điện?
c) Nêu đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp? Em hiểu thế nào khi trên một bóng đèn có ghi 6V?
a, Hiệu điện thế tồn tại trong mạch điện
Kí hiệu là U
Đơm vị là Vôn
Dụng cụ đo hiệu điện thế là Vôn kế
b, Hiệu điện thế đo nguồn điện đi qua các thiết bị điện nối với 2 đầu của bóng đèn
c, Cường độ của trong mạch mắc nối tiếp bằng nhau tại mọi điểm
\(I=I_1=I_2=I_3\)
Hiệu điện thế tổng trong mạch mắc nối tiếp bằng các hiệu điện thế thành phần hợp lại
\(U=U_1+U_2+U_3\)
Một bóng đèn nghi 6 V là 2 đầu của bóng đèn có hiệu điện thế là 6V
Cho mạch điện như hình vẽ. đặt vào A và B một hiệu điện thế UAB= 50V thì hiệu điện thế giữa 2 điểm C và D là UCD= 30V và cường độ dòng điện I2 qua R2 là 0,5A. Đặt hiệu điện thế 30V vào C,D thì UAB= 10V. Xác định R1, R2, R3.
Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4A. Quan sát bảng giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A, B, C, D là không phù hợp?
Hiệu điện thế U(V) | 8 | 9 | 16 | C | D |
Cường độ dòng điện I(A) | 0,4 | A | B | 0,95 | 1 |
A. 0,54A.
B. 0,8A.
C. 19V.
D. 20V.
Đáp án A
Điện trở mạch R = R = U/I = 8/0,4 = 20Ω.
Vậy U = 9V thì I = 9/20 = 0,45A ở đây là 0,54A nên không phù hợp.
câu 1: Vẽ 1 sơ đồ mạch điện gồm có: 2 nguồng điện, pin, 2 bóng đèn mắc song song, khóa k
a) Biểu diển chiều dòng điện
b) 1 ampe kế đo hiệu điện thế của 2 đèn (vẽ vào hình) biết hiệu điện thế có dòng điện là 5V . Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1
câu 2: Cho 1 nguồn điện gồm 1 mạch điện, 1 pin, 2 nguồn điện mắc nối tiếp, và 1 vôn kế đo hiệu điện thế đèn 1
a) Vẽ sơ đồ dòng điện, biểu diễn chiều dòng điện
b) Biết hiệu điện thế của nguồn là 6V chỉ số của vôn kế là 3,8V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 2
c) So sánh hiệu điện thế chạy qua 2 đèn
câu 3)
1350mA=.......A 3157mV=.....V=.....KV
880mA=.......A 8157mV=.....V=.....KV
11053mA=.......A 0,8KV=.......V=......mV
1a) chiều dòng điện sẽ đi từ cực dương của nguồn qua các thiết bị điện tới dây dẫn tới cực âm của nguồn điện
3)1350mA=1,35A
880mA=0,88A
11053mA=11,053
3157mV=3,157V=3157000KV
8157mV=8157000V=8157000000mV
0,8KV=800V=800000mV
Câu 1:Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U 1 thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I 1. Thay nguồn điện có hiệu điện thế U 2 thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I 2. Biết I 1 = 0,25I 2. Mối quan hệ giữa U 1 và U 2 là
A. U2 = 0,25U1 B. U2 = U1 C. U2 = 4U1 D. U1 = 4U
Câu 2: Một mạch điện có hiệu điện thế U 1 = 18V thì cường độ dòng điện trong mạch I 1 = 3A. Để cường độ dòng điện trong mạch là I 2 = 4A thì hiệu điện thế U 2 tương ứng
A. 13,5V B. 24V C. 1,5V D. 23 V
Câu 3: Mắc điện trở R 1 vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I 1. Thay điện trở R 1 bởi điện trở R 2 thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I 2. Biết I 1 = 2I 2. Mối liên hệ giữa R 1 và R 2:
A. R1=R2 B. R1= 2R2 C.R1 =R2/2 D.R2 =R1/2
Câu 4:Đặt hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu hai điện trở R 1 và R 2, biết R 1 = 2R 2. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
A. I1 = 2I B. I2 = 2I1 C. I2 = I1/2 D. I1=I2
Bạn Mai dùng một máy biến thế có số vòng ở 2 cuộn dây là 200 vòng và 1200 vòng để hạ hiệu điện thế 240 V xoay chiều xuống hiệu điện thế mình cần sử dụng
a. Cuộn dây thứ cấp là cuộn có bao nhiêu vòng dây ?
b. Hiệu điện thế giữa 2 cuộn dây hơn kém nhau bao nhiêu V ?
a)Cuộn dây thứ cấp là cuộn có 1200 vòng dây
b)Hiệu điện thế của cuộn dây thứ cấp là :
\(\frac{U_1}{U_2}=\frac{n_1}{n_2}\Rightarrow U_2=\frac{U_1.n_2}{n_1}=\frac{240.1200}{200}=1440V\)
Hiệu điện thế giữa cuộn thứ cấp và sơ cấp là :
\(1440-240=1200V\)
Câu 6: Một máy biến thế có số vòng dây ở các cuộn lần lượt là 1500 vòng và 4500 vòng. Nếu ta muốn làm giảm hiệu điện thế thì phải mắc cuộn sơ cấp có số vòng dây là bao nhiêu? Nếu đặt vào cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 480V thì hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
Muốn giảm hiệu điện thế thì số vòng cuộn sơ cấp là 4500 vòng, số vòng cuộn thứ cấp là 1500 vòng
Khi đó hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn thứ cấp là
\(U_2=\frac{U_1N_2}{N_1}=\frac{480.1500}{4500}=160\) V
Câu 1: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ
A. càng nhỏ. B. càng lớn.
C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 2: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm.
Câu 3: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
A. luân phiên tăng giảm. B. không thay đổi.
C. giảm bấy nhiêu lần. D. tăng bấy nhiêu lần.
Câu 4: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này.
Câu 5: (Chương 1/bài 1/mức 1)
Khi thay đổi HĐT giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Câu 6: (Chương 1/bài 1/ mức 1)
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng
A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .
C. một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ.
Câu 7: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là
nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì
A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
Câu 8: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A. Nếu
hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là
A. 4A. B. 3A. C. 2A. D. 0,25A.
Câu 9: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 6,0mA.
Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4,0mA thì hiệu điện thế
A. 2V. B. 8V. C. 18V. D. 24V.
Câu 10: (Chương 1/bài 1/ mức 2)
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,2A. Nếu sử
dụng một nguồn điện khác và đo cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A thì hiệu điện thế của nguồn điện
A. U = 15V. B. U = 12V. C. U = 18V. D. U = 9V.
câu 1 : cho đoạn mạch AB có hiệu điện thế U không đổi gồm có hai điện trở R1= 20Ω và R2 mắc nối tiếp . Người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =40V . bây giờ người ta thay điện trở R1 bởi 1 điện trở R1 =10 Ω và người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =25V . hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2
câu 2 : Có ba điện trở R1 R2 và R3 . khi mắc chúng nối tiếp với nhau , thì khi đtặ vào 2 đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế u=110V dòng điện trong mạch có cường độ là I1 = 2A . Nếu chỉ mắc nối tiếp R1 và R2 thì cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R2 là I2 = 5,5 A . còn nếu mắc nối tiếp R1 , R3 thì hiệu điện thế U cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R3 là I3 = 2,2 A . Tính R1 , R2, R3
câu 3: giữa hai điểm A,B của một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi và bằng 12V , người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1=10Ω và R2=14Ω
a, tính R tương đương của đoạn mạch
b, Tính CĐDĐ chính , Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở
c, mắc thêm điện trở R3 nối tiếp vơi hai điện trở trên , Dùng vôn kế đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu R3 là U3 =4V . Tính R3
Bài 3:
a) - Sơ đồ mạch điện: \(R_1ntR_2\)
Từ sơ đồ mạch điện: \(\Rightarrow R_{TĐ}=R_1+R_2=10+14=24\left(\Omega\right)\)
b) Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:
\(I=\dfrac{U}{R_{TĐ}}=\dfrac{12}{24}=0,5\left(A\right)\)
Vì \(R_1ntR_2\) nên \(I=I_1=I_2=0,5\left(A\right)\)
c) Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) nên: \(\Rightarrow I=I_1=I_2=I_3=\dfrac{U}{R_{TĐ}}=\dfrac{12}{24+R_3}\left(A\right)\)
Vì \(R_1ntR_2ntR_3\) nên: \(U=U_1+U_2+U_3=12V\)
\(\Rightarrow U=I_1R_1+I_2R_2+U_3=12V\)
\(\Rightarrow U=\dfrac{12}{24+R_3}\cdot10+\dfrac{12}{24+R_3}\cdot14+4=12V\)
\(\Rightarrow R_3=12\left(\Omega\right)\)
Vậy ............................................
Câu 1: Giải:
Vì \(R_1 nt R_2\) nên:
\(R_{tđ}=R_1+R_2=20+R_2\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I=I_1=I_2=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{U}{20+R_2}\left(A\right)\)
Hiệu điện thế trong điện trở R1 là:
\(U_1=R_1.I_1\Leftrightarrow40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\) (1)
Khi thay điện trở R1 bằng điện trở R'1=10Ω và vì: \(R_1' nt R_2\) nên
\(R_{tđ}'=R_1'+R_2=10+R_2\left(\Omega\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I'=I_1'=\dfrac{U}{R_{tđ}'}=\dfrac{U}{10+R_2}\left(A\right)\)
Hiệu điện thế trên R1' là:
\(U_1'=R_1'.I_1'\Leftrightarrow25=10.\dfrac{U}{10+R_2}\)(2)
Chia vế theo vế của (1) cho (2) ta được:
\(\dfrac{40}{25}=\dfrac{\dfrac{20U}{20+R_2}}{\dfrac{10U}{10+R_2}}\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20U\left(10+R_2\right)}{10U\left(20+R_2\right)}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{2\left(10+R_2\right)}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20+R_2+R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=1+\dfrac{R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{3}{5}=\dfrac{R_2}{20+R_2}\)
\(\Leftrightarrow5R_2=3\left(20+R_2\right)\\ \Leftrightarrow5R_2=60+3R_2\\ \Leftrightarrow2R_2=60\\ \Leftrightarrow R_2=30\)
Thay R2=30 vào (1) ta có:
\(40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\Leftrightarrow40=\dfrac{20U}{20+30}\\ \Leftrightarrow20U=2000\\ \Leftrightarrow U=100\)
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 100V và R2=30Ω.
Câu 2: Giải:
Khi mắc nối tiếp cả ba điện trở thì điện trở tương đương của mạch điện là:
\(R_{tđ1}=R_1+R_2+R_3\)
Khi đó cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I_1=\dfrac{U}{R_{tđ1}}\Leftrightarrow2=\dfrac{110}{R_1+R_2+R_3}\)
Suy ra: \(R_1+R_2+R_3=\dfrac{110}{2}=55\left(\Omega\right)\) (1)
Khi chỉ mắc hai điện trở R1 và R2 nối tiếp nhau thì điện trở tương đương của mạch điện lúc này là:
\(R_{tđ2}=R_1+R_2\)
Và cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:
\(I_2=\dfrac{U}{R_{tđ2}}\Leftrightarrow5,5=\dfrac{110}{R_1+R_2}\)
Suy ra: \(R_1+R_2=\dfrac{110}{5,5}=20\left(\Omega\right)\) (2)
Tương tự: Khi chỉ mắc hai điện trở R1 và R2 thì điện trở tương đương của mạch điện là:
\(R_{tđ3}=R_1+R_3=\dfrac{U}{I_3}=\dfrac{110}{2,2}=50\left(\Omega\right)\)(3)
Từ (2) và (3) ta có:
\(R_{tđ2}+R_{tđ3}=R_1+R_2+R_1+R_3=20+50\\ \Leftrightarrow R_1+R_1+R_2+R_3=70\left(\Omega\right)\) (4)
Thay (1) vào (4) ta được:
\(R_1+R_1+R_2+R_3=70\Leftrightarrow R_1+R_{tđ1}=70\\ \Leftrightarrow R_1+55=70\\ \Leftrightarrow R_1=15\left(\Omega\right)\)
Thay R1=15 vào (2) ta được:
\(R_1+R_2=20\Leftrightarrow15+R_2=20\\ \Leftrightarrow R_2=5\left(\Omega\right)\)
Thay R1 = 15 vào (3) ta được:
\(R_1+R_3=50\Leftrightarrow15+R_3=50\\ \Leftrightarrow R_3=35\left(\Omega\right)\)
Vậy: \(R_1=15\Omega\\ R_2=5\Omega\\ R_3=35\Omega\)
Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có L=0,4/pi(H) mắc nối tiếp với tụ điện C.Đặt vào 2 đầu mạch hiệu điện thế u=Ucan2.coswt(V).Khi C=C1=2.10^-4/pi(pi)(F) thì Uc=Ucmax=100can5(V),khi C=2,5C1 thì cường độ dòng điện trễ pha pi/4 so với hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch.Giá trị của U là.
A.50 (V)
B.100(V)
C.100can2(V)
D.50can5(V)
Khi C = C1 để Uc max thì:
\(Z_{C1}=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}\) (1)
và \(U_{Cmax}=U\frac{\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}\)(2)
Khi C2 = 2,5C1 thì \(Z_{C2}=\frac{Z_{C1}}{2,5}=0,4Z_{C1}\)
Do i trễ pha hơn u nên: \(Z_L>\frac{Z_C}{2,5}\)
Theo đề bài: \(\tan\frac{\pi}{4}=\frac{Z_L-0,4Z_{C1}}{R}=1\Rightarrow R=Z_L-0,4Z_{C1}\)(3)
Thay vào (1): \(Z_{C1}.Z_L=R^2+Z_L^2=\left(Z_L-0,4Z_{C1}\right)+Z_L^2\Rightarrow2Z_L^2-1,8Z_{C1}Z_L+0,16Z_{C1}^2=0\)
\(\Rightarrow Z_L=0,8Z_{C1}\) hoặc \(Z_L=0,1Z_{C1}\)(loại)
Thay vào (3) \(\Rightarrow R=0,5Z_L\)
Thay vào (2) \(\Rightarrow U_{Cmax}=\frac{U\sqrt{Z_L^2+0,25Z_L^2}}{0,5Z_L}=100\sqrt{5}\Rightarrow U=100V\)
Đáp án B.