Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 6:25

- Bài thơ là một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ gợi tả. Gợi lên một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ: Xóm thôn mờ trong sương khói, tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng, từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng.

- Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Dung
6 tháng 10 2016 lúc 12:59
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
OvO Sơŋ
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn Xuân An
2 tháng 12 2021 lúc 14:27

D

D

Khánh Quỳnh Lê
2 tháng 12 2021 lúc 14:28

D

Trần Qủy
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
27 tháng 7 2018 lúc 16:01

Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông:

Thôn hậu thôn điền đạm tự yên

Bán hô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà huyện Thanh Quan:

Vàng nhạt đồi Tây bóng xế tà,
Đầm đìa cỏ lá tuyết đơm hoa.
Rừng mai thấp thoáng chim về tổ,
Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà.
Trâu cưỡi thổi tiêu miền nguyệt dã,
Cá chài theo gió bến bình sa.
Đường quê mỗi bước lòng thêm chán,
Hỡi kẻ tình chung có hiểu là?…

=> Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mang sắc thái ảm đạm hơn vì:

Bài thơ Thiên trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông bằng cảm hứng thiền đã khắc họa hình ảnh làng quê thanh bình, yên ả. Cảnh làng quê trong buổi chiều hôm trong làn khói bếp lam chiều, trong làn sương tỏa mờ mờ giăng mắc nhưng không hề gợi buồn. Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi lại cho con, ông đã đi tu. Vì vậy bài thơ được viết bằng cảm hứng nhẹ nhõm, thanh thản.

Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan được viết trong hoàn cảnh của người lữ khách xa quê nhớ về quê hương. Trong bài thơ có những từ ngữ bộc lộ trữ tiếp nỗi lòng khắc khoải của người khác lữ thứ "Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà" kết hợp với không gian thời điểm xế chiều đã khiến ta có cảm nhận rằng sắc thái của bài thơ này ảm đạm hơn. Cùng viết về thời điểm xế chiều, cùng một không gian giăng mắc mờ tỏa, sự ấm cúng của những nếp nhà, những cánh chim về tổ sau một ngày dài, nhưng bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan bộc lộ sắc thái ảm đạm hơn. Sở dĩ ta nhận ra được điều đó là nhớ vào tâm trạng của nhân vật trữ tình và những từ ngữ được bộc lộ trực tiếp trong bài thơ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 3 2019 lúc 13:29

Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống. Những hình ảnh và âm thanh gợi lên khung cảnh ấy:

- Hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia,

- Sắc màu thôn quê buổi chiều tà: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh.

Cathy Trang
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
28 tháng 10 2016 lúc 19:41

thi hay kiểm tra 1 tiết?

Dạ Nguyệt
28 tháng 10 2016 lúc 19:41

Mình lộn^^

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 12 2017 lúc 3:50

Trong bài thơ cảnh vật buổi chiều hiện lên nửa thực, nửa ảo. Cả hai bức tranh ấy lúc ẩn lúc hiện tạo nên một quang cảnh rất nên thơ. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”. Phải chăng đó cũng chính là tâm trạng của con người, một tâm trạng man mác mơ hồ gợi lên một khung cảnh huyền ảo “nửa như có, nửa như không”.

Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
qlamm
15 tháng 12 2021 lúc 10:23

A

lê mai
15 tháng 12 2021 lúc 10:23

B nha

minh nguyet
15 tháng 12 2021 lúc 10:23

A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2019 lúc 14:27

Nội dung:

- Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

Nghệ thuật:

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo

- Nhịp thơ êm ái hài hòa

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt