Cho parabol (P) có đỉnh O và đi qua điểm A (2; 4) và đường thẳng (d): y = 2(m – 1)x + 2m + 2 (với m là tham số). Giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt là:
A. m > 2 + 5
B. m < 2 − 5
C. m > 2 + 5 h o ă c m < 2 - 5
D. Với mọi m
Tìm Parabol y = ax2 - 4x + c, biết rằng Parabol :
Đi qua hai điểm A(1; -2) và B(2; 3).
Có đỉnh I(-2; -2).
Có hoành độ đỉnh là -3 và đi qua điểm P(-2; 1).
Có trục đối xứng là đường thẳng x = 2 và cắt trục hoành tại điểm (3; 0).
a) Thay x=1 và y=-2 vào (P), ta được:
\(a\cdot1^2-4\cdot1+c=-2\)
\(\Leftrightarrow a-4+c=-2\)
hay a+c=-2+4=2
Thay x=2 và y=3 vào (P), ta được:
\(a\cdot2^2-4\cdot2+c=3\)
\(\Leftrightarrow4a-8+c=3\)
hay 4a+c=11
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}a+c=2\\4a+c=11\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-3a=-9\\a+c=2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=3\\c=2-a=2-3=-1\end{matrix}\right.\)
Vậy: (P): \(y=3x^2-4x-1\)
a) viết PT Parabol (P) đi qua điểm \(M\left(\sqrt{3};3\right)\) và có đỉnh O
b) cho Parabol (P) : \(y=ax^2\). Tìm a biết Parabol (P) đi qua điểm \(K\left(\sqrt{2};4\right)\)
Vẽ ĐTHS (P) với a tìm được
a) Do parabol qua điểm O nên ta có thể giả sử phương trình của Parabol có dạng : y = ax2 \(\left(a\ne0\right)\)
Parabol qua điểm \(M\left(\sqrt{3};3\right)\) nên ta thấy ngay \(3=a\left(\sqrt{3}\right)^3\Rightarrow a=1\)
Vậy phương trình parabol là \(y=x^2\)
Ta có bảng giá trị:
x | 2 | 1 | 0 | -1 | -2 |
y | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 |
b) Vì \(K\left(\sqrt{2};4\right)\) thuộc parabol (P) nên \(4=a\left(\sqrt{2}\right)^2\Leftrightarrow a=2\)
Vậy phương trình parabol cần tìm là: \(y=2x^2\)
Bảng giá trị:
x | -2 | -1 | 0 | 1 | 2 |
y | 8 | 2 | 0 | 2 | 8 |
Cho (P) : y= x^2 + bx+ c. Tìm các số b,c để đồ thị là một parabol thỏa:
a) Đỉnh A(1;2)
b) Đỉnh I(-3;1)
c) Đi qua điểm M(1;-1) và có hoành độ đỉnh bằng 4.
d) Đi qua M(1;2) và có hoành độ đỉnh là 2.
e) Đi qua A(3;3) và có trục đối xứng là đường thẳng x = 1.
cho (P): y =2x +bx +c. Tìm các số b,c để đồ thị là một parabol thỏa:
a) Đỉnh A(-1;-2)
b) Đi qua hai điểm M(0;-1) và N(4;0).
c) Đi qua M(1;-2) và có hoành độ đỉnh là 2.
đ) Đi qua A(0;4) và có trục đối xứng là đường thẳng x = 1.
Xác định parabol \(y = {\rm{a}}{{\rm{x}}^2} + bx + 1\) , trong mỗi trường hợp sau:
a) Đi qua 2 điểm A(1; 0) và B(2; 4)
b) Đi qua điểm A(1; 0) và có trục đối xứng \(x = 1\)
c) Có đỉnh I(1; 2)
d) Đi qua điểm C(-1; 1) và có tung độ đỉnh -0,25
a) Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) đi qua điểm A(1; 0) nên:
\(a{.1^2} + b.1 + 1 = 0 \Leftrightarrow a + b = - 1\)
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) đi qua điểm B(2; 4) nên:
\(a{.2^2} + 2b + 1 = 4 \Leftrightarrow 4a + 2b = 3\)
Từ 2 phương trình trên, ta có \(a = \frac{5}{2};b = \frac{{ - 7}}{2}\)
=> Hàm số cần tìm là \(y = \frac{5}{2}{x^2} - \frac{7}{2}x + 1\)
b) Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) đi qua điểm A(1; 0) nên:
\(a{.1^2} + b.1 + 1 = 0 \Leftrightarrow a + b = - 1\)
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) có trục đối xứng x=1
\(\frac{{ - b}}{{2a}} = 1 \Leftrightarrow - b = 2a \Leftrightarrow 2a + b = 0\)
Từ 2 phương trình trên, ta có \(a = 1;b = - 2\)
=> Hàm số cần tìm là \(y = {x^2} - 2x + 1\)
c) Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) có đỉnh \(I(1;2)\) nên:
\(\frac{{ - b}}{{2a}} = 1 \Leftrightarrow - b = 2a \Leftrightarrow 2a + b = 0\)
\(a{.1^2} + b.1 + 1 = 2 \Leftrightarrow a + b = 1\)
Từ 2 phương trình trên, ta có \(a = - 1;b = 2\)
=> Hàm số cần tìm là \(y = - {x^2} + 2x + 1\)
d) Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) đi qua điểm C(-1; 1) nên:
\(a.{( - 1)^2} + b.( - 1) + 1 = 1 \Leftrightarrow a - b = 0 \Leftrightarrow a = b\)
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + 1\) có tung độ đỉnh là -0,25 nên:
\(\frac{{ - \Delta }}{{4a}} = - 0,25 \Leftrightarrow - \frac{{{b^2} - 4.a.1}}{{4a}} = - 0,25 \Leftrightarrow {b^2} - 4a = a \Leftrightarrow {b^2} = 5a\)
Thay a=b ta có:
\({b^2} = 5b \Leftrightarrow b=0\) hoặc \(b=5\)
Vì \(a \ne 0\) nên \(a=b=5\)
=> Hàm số cần tìm là \(y = 5{x^2} + 5x + 1\)
Xác định parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) , biết rằng parabol đó đi qua điểm A(8; 0) và có đỉnh là I(6; -12)
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) đi qua điểm A(8; 0) nên:
\(a{.8^2} + b.8 + c = 0 \Leftrightarrow 64a + 8b + c = 0\)
Đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đỉnh là I(6;-12):
\(\frac{{ - b}}{{2a}} = 6 \Leftrightarrow - b = 12a \Leftrightarrow 12a + b = 0\)
\(a{.6^2} + 6b + c = - 12 \Leftrightarrow 36a + 6b + c = - 12\)
Từ 3 phương trình trên ta có: \(a = 3;b = - 36,c = 96\)
=> Hàm số cần tìm là \(y = 3{x^2} - 36x + 96\)
tìm parabol y=ax^2-bx+c có đỉnh I(1,5) và đi qua điểm A(4,-3)
Parabol qua A(4;-3) và đỉnh I(1;5) ta có :
-3 = 16a - 4b + c
5 = a - b + c
\(-\dfrac{\left(-b\right)}{2a}=1\Leftrightarrow b-2a=0\)
Giải hệ trên ta có : \(a=-\dfrac{8}{9};b=-\dfrac{16}{9};c=\dfrac{37}{9}\)
Xác định parabol (P) : x2+bx+c biết đỉnh của (P) có hoành độ bằng 2 và (P) đi qua điểm A(-2;-3)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\dfrac{b}{2}=2\\4-2b+c=-3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-4\\c=-15\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left(P\right):y=x^2-4x-15\)
Áp dụng tính chất quang học của parabol để giải quyết vẫn đề sau đây:
Một đèn pin có chóa đèn có mặt cắt hình parabol với kích thước như trong hình 21.
a) Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O là đỉnh của parabol và trục Ox đi qua tiêu điểm. Viết phương trình của parabol trong hệ tọa độ vừa chọn.
b) Để đèn chiếu được xa phải đặt bóng đèn cách đỉnh của chóa đèn bao nhiêu xentimét.
a) Vẽ lại hình vẽ như dưới đây
Ta có \(AB = 18,x = 3 \Rightarrow A(3;9)\)
Gọi phương trình parabol tổng quát \({y^2} = 2px\)
Thay tọa độ điểm A vào phương trình ta có: \({9^2} = 2p.3 \Rightarrow p = \frac{{27}}{2}\)
Vậy phương trình parabol trên hệ trục tọa độ vừa chọn là \({y^2} = 27x\)
b) Từ câu a) ta có: \(p = \frac{{27}}{2}\)
Suy ra tiêu điểm của parabol là \(F\left( {\frac{{27}}{4};0} \right)\)
Vậy để đèn chiếu được xa phải đặt bóng đèn cách đỉnh của chóa đèn \(\frac{{27}}{4}\) xentimét