Những câu hỏi liên quan
Leminhhieu
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
2 tháng 7 2021 lúc 16:32

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Bình luận (1)
Sad boy
2 tháng 7 2021 lúc 16:44

THAM KHẢO

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Bình luận (0)
Leminhhieu
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 6 2021 lúc 15:20

Tham khảo nha em:

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người. 

Câu nghi vấn: in đậm nghiêng

 

Bình luận (1)
Hắc Hoàng Thiên Sữa
29 tháng 6 2021 lúc 18:12

Tham khảo!!!

ừ xưa đến nay ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu của mình trong kho tàng tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng những người xung quanh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, lời chào hỏi luôn thể hiện nhân cách của một con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Dù có đói nghèo nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là việc ăn uống. Một lời chào hỏi sẽ thể hiện sự kính trọng với những người xung quanh:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

 

Đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Dàn ý!!!

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Bình luận (1)
Huỳnh Đoàn Uyên Nhi
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 12 2022 lúc 18:17

Bạn tham khảo nha: Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù.

Bình luận (0)
thuyg
Xem chi tiết
Hoàng Gia Như
Xem chi tiết
Thiệu Thiển Du
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
23 tháng 12 2020 lúc 19:24

Nhân vật Giôn-xi trong Chiếc lá cuối cùng là một họa sĩ nghèo, cuộc sống bấp bênh. Mùa đông năm ấy cô bị mắc bệnh viêm phổi và đã gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường ở bên ngoài cửa sổ. Cô nghĩ: Bao giờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc ta lìa đời. Nhưng Xiu - người bạn cùng phòng và cụ Bơ-men - họa sĩ già ở lầu trên, biết được ý định ấy của Giôn-xi nên đã tìm cách khiến cô muốn sống trở lại. Cụ Bơ-men đã thức suốt đêm mưa tuyết để vẽ chiếc lá trên tường, chiếc lá giống như thật khiến Giôn-xi cảm thấy: chiếc lá qua đêm mưa tuyết vẫn kiên cường bám trụ, hà cớ gì ta lại từ bỏ cuộc sống này? Và cô lại vui vẻ và có ý chí đấu tranh với bệnh tật. Như vậy, Giôn-xi quả thật đáng trách khi cô có ý định từ bỏ cuộc sống . Nhưng nhờ tình yêu thương giữa con người, tính nhân đạo trong mỗi con người mà những người xung quanh đã vực dậy tinh thần, ý chí trong cô. ...

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Hưng
Xem chi tiết
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 13:42

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói " Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn , đó là truyền thống quý báu của ta " Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng minh điều đó . Thật vậy, từ thời các Vua Hùng dựng nước bà giữ nước , tới thời bà Trưng bà triệu lòng yêu nước đã giúp dân ta đánh đuổi giặc Trung Quốc, bảo vệ độc lập dân tộc . Và hơn thế, trong thời kì kháng chiến chống pháp, chống mỹ , tinh thần yêu nước , sự đòan kết ấy lại sôi sục , hợp lại tạo thành sức mạnh Đại Đoàn Kết toàn dân, tòn bộ dân tộc Việt Nam là một, quyết đem tính mạng của cải để đánh đuổi giặc ngoại xâm , bảo vệ bờ cõi . Tinh thần ấy thật đáng khâm phục. Thật đáng tự hào ! 

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Khanh
Xem chi tiết
Trần Thị Quyên Quyên
30 tháng 11 2021 lúc 10:07

ok nãy giò đợi câu cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Giang Trung Quân
30 tháng 11 2021 lúc 8:50

thôi khỏi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quyên Quyên
30 tháng 11 2021 lúc 8:58

Nãy tui thấy ông quân cop mạng :))))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Lạc Băng
Xem chi tiết
Phương Hà
26 tháng 3 2021 lúc 17:29

 Tham khảo:

Bác Hồ cũng sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Lối sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được xếp rất tươm tất. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy Bác Hồ luôn bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (1)