Đập đá ở Côn Lôn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chi Mary
Xem chi tiết
Lợi Nguyễn Công
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 12 2021 lúc 17:55

bạn tham khảo

 

Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước,…

Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến, hay từ những thần tượng xứ Hàn, xứ Đài nào đó.

Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả không hay chút nào, khi mà một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…

Các bạn trẻ đó nào biết rằng, để có được đất nước như ngày nay thì đã bao người phải ngã xuống và đã bao người lại tiếp tục nối bước những người đã nằm bên dưới. Họ nào biết rằng, độc lập tự do mà họ đang có, sự an nhàn sung sướng mà họ đang hưởng thụ đã được đổi lấy bằng xương, bằng máu của ông cha họ. Và họ cũng chẳng hề biết rằng, nếu họ cứ mãi chìm đắm trong những đam mê nhất thời đấy thì một ngày không xa, chính bản thân họ, gia đình họ, đất nước của họ sẽ phải bị đào thải khỏi thế giới này.

 

Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Thế nên, hãy tỉnh dậy và bắt đầu làm việc đi nào các bạn trẻ, đừng mãi ngủ vùi trong thú vui, đam mê, dục vọng.

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 12 2021 lúc 22:37

Tham khảo!

Bốn câu cuối bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của người anh hùng:
Tháng ngày bao quản thông sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chỉ kể việc con con!
"Thân sành sỏi", "dạ sắt son" sẽ bền bỉ trụ lại được cùng "tháng ngày", mưa nắng". Thế đối lập ở câu 5-6 thể hiện sự kiên tâm, vững trí của nhà cách mạng dù trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Tấm lòng thủy chung, son sắt "mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen" (Nguyễn Trãi) kia cũng là sự kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vững vàng đến “trơ gan cùng tuế nguyệt", đến ngạo nghễ đã là đạo sống, phẩm cách của người chiến sĩ chẳng tiếc thân mình cho sự nghiệp chung. Phan Chu Trinh xuất thân nho học, ở những vần thơ này ta thấy bản lĩnh của nhà nho đã hòa thấm thuần thục với tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng. Trong bối cảnh đầy những gian nan, thử thách hồi đầu thế kỷ XX người chiến sĩ dám dấn thân vì giang sơn xã tắc cũng phải là những con người bất chấp hy sinh, nguy khó, biết quên thân mình. Có khi còn phải biết gồng mình lên, chiến thắng hoàn cảnh bằng ý chí. Cảm hứng lãng mạn hào hùng tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm ở hai câu thơ kết với hình ảnh thơ mang đậm chất sử thi. Hai chữ "vá trời" lấy từ tích Nữ Oa vá trời. Tầm vóc, sức mạnh ở đây đã được thi vị hóa đến mức thần kỳ, giống như bà Nữ Oa trong truyền thuyết đội đá vá trời. Hình ảnh "những kẻ vá trời" vừa thực vừa bay bổng, khoa trương. Thực ở mức liên hệ với hình ảnh những người tù lao động khổ sai đập đá, làm lở núi non đã được miêu tả ở 4 câu thơ đầu. Bay bổng, khoa trương ở lối ví với nhân vật trong thần tích. Hai câu thơ cuối này gợi tả sự đối lập giữa cái lớn lao, kỳ vĩ (vá trời) với thực tế gian nan chỉ là "việc con con". Sự đối lập ấy là kết quả của một ý chí sắt đá, niềm tin lớn vào sự nghiệp chính nghĩa, kẻ vá trời bằng sức mạnh đội đá vá trời có thể đè bẹp mọi trở ngại gian nan. Thực tế thì những khó khăn tác giả đang phải đương đầu không "con con" chút nào nhưng chỉ có bằng cách ấy, bằng ý chí quật cường tích tụ từ nguồn mạch dân tộc người chiến sĩ mới có thể tiếp tục được con đường dằng dặc chông gai trước mắt. Đó cũng là một cuộc chiến thắng chính mình.

 

an hoàng
Xem chi tiết
Minh Anh
11 tháng 12 2021 lúc 8:37

câu 1 trong sách

Mai Hoa
15 tháng 12 2021 lúc 20:36

Câu 1 (bạn tự chép trong sách, tui không giúp được) 

Câu 2 : Côn Lôn là vùng Côn Đảo, địa danh này được nhắc dên trong bài thơ vì bài thơ này được sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh ( tác giả)  bị đẩy ra Con Đảo (Côn Lôn) và phải lao động khổ sai với các tù nhân khác (1908-1910)

Câu 3 :- Tháng ngày.... sành sỏi. -Mưa nắng... sắt son.         -đây là hai câu thơ đối sử dụng biệt pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ, giọng thơ như tự bạch.                                            =>tác dụng :thể hiện chí khí bền vững, lòng son sắc thuỷ chung với dan với nước của đấng nam nhi. 

Câu 4 tự lực gánh sinh =)

Nguyễn Công Lợi
Xem chi tiết
Đức Đỗ
13 tháng 12 2021 lúc 22:26

mình lười quá nên ko thích viết văn :D

Mỹ Phượng
Xem chi tiết
phạm hồng hạnh
Xem chi tiết
chuche
15 tháng 12 2021 lúc 20:13

Tham Khảo:

 

Khái quát về Tác giả Phan Châu Trinh

a. Tiểu sử tác giả Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, tự là Tử Cán quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

 

Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đối mới mọi mặt (duy tân), làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

Năm 1908 ông bị bắt đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh xin sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành.

Năm 1952, Phan Châu Trinh về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất. Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.

b. Sự nghiệp văn chương của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

 

Thể loại: Phan Châu Trinh sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

2. Khái quát về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

a. Bố cục

Bài văn được chia làm 2 phần

- Phần 1: Bốn câu thơ đầu: Công việc đập đá - tư thế, khí phách người tù.

- Phần 2: Bốn câu sau: Ý chí kiên cường của nhà cách mạng trong cảnh tù đày.

b. Thể thơThất ngôn bát cú Đường luật

Tomioka Yuko
15 tháng 12 2021 lúc 20:14

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo.

b. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày.

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

Mai Hoa
15 tháng 12 2021 lúc 20:16

Phần (🌟) sgk ngữ văn 8 tập 1 trang 149

lê thanh nga
Xem chi tiết