Câu 1:Nêu đặc sắc tiêu biểu của Mỹ La tinh
Câu2:Nêu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ La tinh
Dựa vào danh mục II, hãy:
- Trình bày đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở khu vực Mỹ La-tinh.
- Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực.
Tham khảo~
Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế
- Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh
+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...
+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….
+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục c, hãy nêu những nét đặc sắc của văn hoá Mỹ La-tinh.
Những nét đặc sắc của văn hoá Mỹ La-tinh:
- Chủ nhân của nhiều nền văn hoá cổ nổi tiếng: văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.
- Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoá của các tộc người đã hình thành nền văn hoá Mỹ La-tinh độc đáo.
- Nhiều lễ hội đặc sắc: Ca-na-van, Ô-ru-rô, La-ti-nô, Pa-rin-tin,..
- Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.
Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu sau:
Tên nông sản | Sự phân bố |
? | ? |
? | ? |
Tham khảo:
Tên nông sản | Sự phân bố |
Ngô, lúa mì, cà phê, ca cao, thuốc lá, cao su, bông, đậu tương... | `-` Phân bố chủ yếu ở khu vực: đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt…; duyên hải Mê-hi-cô,… |
Bò, gia cầm | `-` Phân bố chủ yếu ở khu vực: sơn nguyên Mê-hi-cô, Guy-an; đồng bằng A-ma-dôn, Lap-la-ta, La nốt,…; duyên hải Mê-hi-cô,… |
Dựa vào bằng 7.2, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 - 2020. Nêu nhận xét.
- Nhận xét:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: trong các năm 1961 và 1980, tốc độ tăng GDP tương đối ổn định (ở mốc trên 6%); năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%; tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.
+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.
Nêu nguyên nhân gây nên sự độc đáo và đa dạng của văn hóa Mỹ La-tinh
Do sự pha trộn của các nền văn hóa châu Âu ( văn hóa Latinh từ Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha) , châu Phi và của người bản địa châu Mỹ tạo ra nền văn hóa độc đáo
Dựa vào thông tin mục 1, và các hình 6.4, 6.5, hãy:
- Trình bày đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Mỹ La-tinh.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Mỹ La-tinh.
Đặc điểm dân cư:
- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.
- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.
- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).
- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.
+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...
+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt.
Phân tích ảnh hưởng:
- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...
- Khó khăn:
+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;
+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Thế mạnh :
- Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới.
-Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số;
-Dân sư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số, hoặc hơn.
Nêu quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).
* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.
♦ Trung Quốc
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.
+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
♦ Mông Cổ
+ Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.
♦ Triều Tiên
+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.
+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
♦ Lào
+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).
+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
♦ Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.
+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.
+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:
- Xác định phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh.
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Mỹ La-tinh.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh.
Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...