Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế biển hiện nay là gì
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các ngành kinh tế khu vực bờ biển. Theo em cần phải lm gì để khắc phục những khó khăn trên?
nguồn lao động nước ta hiện nay có thuận lợi khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước? nêu những hướng giải quyết những khó khăn đó?
Thuận lợi:
- Dân số trẻ: Việt Nam có một dân số trẻ đông đảo, điều này có thể là một nguồn lao động tiềm năng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Những người trẻ này thường có khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.
- Lao động giá rẻ: Lao động ở Việt Nam thường có mức lương thấp so với nhiều quốc gia phát triển, điều này có thể làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty nước ngoài đầu tư và sản xuất.
- Đào tạo và học vấn: Nhiều người Việt Nam có trình độ học vấn tốt và đã được đào tạo trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kỹ thuật, khoa học, và quản lý.
Khó khăn:
- Sự thiếu hụt nhân công chất lượng cao: Mặc dù có nhiều lao động trẻ, nhưng một số người có thể thiếu kỹ năng cần thiết để làm việc trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực mới.
- Làm việc trong môi trường không an toàn: Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, như xây dựng và nông nghiệp, có môi trường làm việc không an toàn và có nguy cơ thương tích.
- Cạnh tranh trong việc làm: Sự cạnh tranh trong việc làm có thể là một thách thức đối với người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển công nghiệp và kỹ thuật số hóa.
Hướng giải quyết:
- Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân công: Chính phủ và các tổ chức có thể đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, giúp họ thích nghi với các ngành công nghiệp mới và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tạo môi trường làm việc an toàn: Tăng cường an toàn lao động và bảo vệ cho người lao động trong các ngành công nghiệp nguy hiểm là quan trọng.
- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo: Hỗ trợ và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với quốc tế trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng có thể giúp nâng cao trình độ của lao động và tạo ra cơ hội việc làm nước ngoài.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ứng dụng các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giúp tạo ra nhiều việc làm mới.
nguồn lao động nước ta hiện nay có thuận lợi khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước? nêu những hướng giải quyết những khó khăn đó?
Thuận lợi:
- Dân số trẻ: Nguồn lao động trẻ tuổi năng động, sẵn lòng học hỏi và thích nghi với công nghệ mới.
- Chi phí nhân công: Mức lương trung bình ở nước ta thấp so với một số nước phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình độ ngày càng được nâng cao, các vấn đề y tế và phúc lợi ngày một được chú trọng.
Khó khăn:
- Trình độ lao động: Nhiều lao động chưa qua đào tạo chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn.
- Cơ sở hạ tầng: Một số khu vực vẫn chưa có cơ sở hạ tầng tốt, ảnh hưởng đến việc di chuyển và làm việc của nguồn lao động.
- Y tế và phúc lợi: Hệ thống y tế và phúc lợi còn nhiều hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của nguồn lao động.
Hướng giải quyết:
- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Tập trung vào việc đào tạo nguồn lao động, cung cấp các khoá học và chương trình nâng cao kỹ năng.
- Thu hút đầu tư: Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp hỗ trợ.
- Phát triển hệ thống y tế: Tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và phúc lợi cho người lao động.
- Đổi mới chính sách: Cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo việc làm.
Những thuận lợi của vị trí địa lí tỉnh Khánh Hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội
Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) trong thời điểm hiện nay Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) trong thời điểm hiện nay
tham khảo:
Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh
tham khảo
Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh
refer
Có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có đường hàng không nối với các trung tâm kinh
1.chứng minh và giải thích nền kinh tế ở các nước đông nam á phát triển nhanh chóng nhưng chưa vững chắc
2.theo em biển mang lại cho ta thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế
1. - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
- Các nước Đônh Nam Á phát triển nhiều nghành Kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
- Năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
- Việc bảo vệ môi trường chưa quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
2. _Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển: phong phú , đa dạng.
-Thủy sản: tôm, cá, mực,...
-Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, cát, titan, muối\(\rightarrow\)Phát triển công nghiệp khai khoáng.
-Giao thông vận tải: Bờ biển xây dựng nhiều cảng biển, Mặt biển phát triển giao thông biển trong và ngoài nước
- Du lịch biển: bãi biển, vịnh biển đẹp, đảo, pong cảnh bờ biển, rừng ngập mặn
_ Khó khăn: có nhiều thiên tai như: gió mùa, bão, sóng thần, nước biển dâng, cát bay, cát chảy, sạt lở bờ biển.
1.chứng minh và giải thích nền kinh tế ở các nước đông nam á phát triển nhanh chóng nhưng chưa vững chắc
2.theo em biển mang lại cho ta thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế
1. # Chứng minh:
- Nguồn nhân công lao động rẻ do dân số đông
- Tài nguyên phong phú, đặc biệt về kim loại màu, dầu mỏ, gỗ cây, ...
- Sản xuất được nhiều nông phẩm nhiệt đới như lúa gạo, cao su, cà phê, ...
- Có vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ, phần lớn từ Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu, ...
# Giải thích: Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế còn lạc hậu, nghèo nàn
*Có thể tham khảo thêm, dựa vào số liệu của bảng "Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (Nguồn của bảng: Niên giám thống kê năm 2002 - NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003)*
2. # Thuận lợi:
- Biển nước ta rất giàu hải sản; có nhiều vũng, vịnh => tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng hải sản; phát triển giao thông vận tải trên biển.
- Cảnh quan xinh đẹp ven bờ biển thu hút nhiều du khách => tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Có nhiều khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng => cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
- Ngoài ra khí hậu của biển thích hợp => tạo điều kiện cho phát triển nghề làm muối.
# Khó khăn:
- Biển nước ta thường xuyên có bão => gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
- Có chế độ thuỷ triều phức tạp: có chỗ xảy ra nhật triều, chỗ khác lại xảy ra bán nhật triều, ... => gây khó khăn cho giao thông.
- Đôi khi gây sóng lớn hoặc nước dâng cao => ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
- Thường xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển, cát bay, cát lấn ở vùng Duyên hải miền Trung.
____________________________________________________
Có gì không đúng thì nhắn mình nha bạn :))
1.chứng minh và giải thích nền kinh tế ở các nước đông nam á phát triển nhanh chóng nhưng chưa vững chắc
2.theo em biển mang lại cho ta thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế
1. TK:
- Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.
- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.
- Sản xuất kinh tế cần quan tâm đến vấn đề môi trường do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến.
1.chứng minh và giải thích nền kinh tế ở các nước đông nam á phát triển nhanh chóng nhưng chưa vững chắc
2.theo em biển mang lại cho ta thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế
Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo
- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:
+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…
- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…
+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…
Dựa vào thông tin trong mục a và các kiến thức đã học, hãy:
- Nêu một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta.
- Cho biết việc phát triển kinh tế ở vùng biển đảo nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì.
Tham khảo
* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)
- Phát triển các hoạt động du lịch biển.
* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.
+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.