h.uyeefb
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: .... Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
nguyễn minh khuê
Xem chi tiết
THCS Quảng Minh Việt Yên
Xem chi tiết
Minh Thư
9 tháng 12 2016 lúc 16:21

Có ai đó đã nói rằng cuộc sống này là một điều kì diệu, và mỗi chúng ta hãy sống thật hết mình cho điều kì diệu ấy. Và rất nhiều người đã hài lòng với những gì mà cuộc sống mang đến cho họ: Hạnh phúc, tình yêu, nụ cười, thậm chí là cả những giọt nước mắt. Nhưng cũng không ít người chán nản với cuộc sống, với xã hội bởi họ cho rằng mọi người thù ghét họ. Những con người ấy đều là những cậu bé ngây thơ giông như cậu bé trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu. Và biết đâu, chính cầu chuyện tưởng chừng như ngắn gọn và đơn giản này lại chính là lời giải đáp cho hiện tượng nêu trên.

Một câu chuyện ngắn gọn như Tiếng vọng rừng sâu không phải là ít trong thời đại hiện nay, nhưng quan trọng là chúng ta rút ra dược những gì cho bản thân khi đến với cáu chuyện. Ân sau lớp ngôn từ giản đơn, dễ hiểu kể về một cậu bé đã hai lần hét vào thung lũng cạnh khu rừng rậm rằng: “Tôi ghét người”, “tôi yêu người”, và những gì cậu bé nhận lại từ rừng sâu âm u cũng chính là những từ ấy, câu ấy, đó là bài học triết lý vô cùng sâu sắc về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống. Việc cậu bé nhận lại cũng chính những tiếng cậu đã phát ra: “tôi yêu người”, “tôi ghét người” thực chất cũng chỉ là một hiện tượng vật lí tự nhiên: Hiện tượng dội âm. Nhưng chúng ta hãy xem, khi lần thứ nhất cậu bé đã mang tâm trạng giận dỗi với mẹ mà bực dọc hét lên: “Tôi ghét người” – mà người ở đây ý chỉ mẹ cậu – thì từ rừng sâu, hẳn tiếng vọng lại cũng chẳng êm tai dễ nghe gì mà đầy bực tức: “Tôi ghét người”. Cậu bé hoảng sợ không hiểu tại sao, nhưng chẳng phải lí do đã được bày ra rõ ràng trước mắt rồi đó hay sao? Cậu bé đã gieo thù ghét, thì cũng nhận lại thù ghét, và sau đó khi cậu trao yêu thương thì cũng nhận lại được yêu thương. Câu nói của người mẹ: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống chúng ta: Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con, nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con’’, nhưng một lần nữa khẳng định lại tư tưởng đạo lí đặt ra ở đây: Chính thái độ của mỗi con người đối với cuộc sống sẽ quyết định thái độ của cuộc sống đối với con người ấy — cho đi thù oán sẽ nhận lại oán thù, cho đi yêu thương sẽ nhận lại được thương yêu.

Hẳn rằng người mẹ trong câu chuyện đã mượn một hiện tượng vật lí tự nhiên để dạy cho con mình một bài học sâu sắc hơn. Và chắc rằng bài học ấy là vô cùng đúng đắn, bởi lẽ người mẹ là một người từng trải, sâu sắc, và chính cuộc sống kì diệu này sẽ cho ta những minh chứng rõ nhất cho bài học trên. Bạn và tôi – chúng ta đều phải thừa nhận rằng cuộc sống không hề giản đơn, cuộc sống là một khái niệm nào đó thật phức tạp, thậm chí rối rắm, nhiều thách thức. Và chính con người chúng ta đã tạo nên điều đó. Đứng trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho riêng minh một cách nhìn, cách nghĩ, cách hành xử riêng. Có người thì chọn cách phó mặc cho số phận, muốn tới đâu thì tới, có người ủ rũ, buồn bã đố rồi cuối cùng chìm sâu vào bể thương thân, oán trách mà chẳng còn thời gian để chia sẻ với mọi người và tận hương những niềm vui, bao điều thú vị mà cuộc sông mang lại, có những người thì lại chọn thái độ sống tiêu cực, dặt cái nhìn thiếu thiện cảm lên người khác, khép chặt lòng mình và tự biện hộ là không có thời gian để yêu bất cứ ai, cho nên quanh họ luôn là một bầu không khí u ám, thù ghét. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người chọn cho mình một món trang sức đẹp nhất để bước vào vũ hội cuộc đời, đó chính là nụ cười và tình yêu. Cuối cùng thì sao? Vâng, ai cho đi cái gì thì nhận lại đúng cái đó như cậu bé trong câu chuyện. Khi bước tới cuối con đường đời, những người buông xuôi trước số phận thường cắn môi nuối tiếc rằng mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, mình đã không thể làm được những gì mà mình mong muốn. Những người luôn chán nản cuộc sống hẳn không thể có được niềm vui, và luôn cảm thấy cô độc. Tệ hơn nữa là những người chọn thái độ thù ghét, họ cô độc, lạc lõng, trong lòng họ chất đầy những thù oán, tị nạnh, ghen ghét…, bởi vì chính họ cũng thù oán, tị nạnh, ghen ghét… người khác. Chỉ có những ai trao tặng yêu thương thì mới có thể mỉm cười hạnh phúc bởi quanh họ cũng là những con người yêu thương họ: bạn bè, gia đình, hay đơn giản chỉ là những người mà họ đã dùng tình yêu thương để đối xử. Đó gần như là một chân lí bất di bất dịch trong cuộc sống mà chính bản thân tôi đã từng trải nghiệm. Tôi cũng như cậu bé khờ dại trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu, ở lần đầu tiên tôi hét lên câu “tôi ghét người” bởi những đố kị, ganh ghét, ích kỉ với bạn bè. Tôi ít khi mỉm cười, ít khi trải lòng mình với cuộc sống mặc dù cha mẹ, bạn bè xung quanh tôi luôn chờ đón tôi bằng vòng tay yêu thương. Và cuối cùng, thời gian như người mẹ đầy kinh nghiệm và yêu thương trong câu chuyện, dắt tôi quay trở lại để tôi có được cơ hội nói câu yêu thương với mọi người. Bạn ơi, bạn hãy tin rằng nếu chúng ta thân thiện, mỉm cười, bao dung với mọi người thì tất yếu mọi người cũng sẽ trao lại cho bạn tấm lòng yêu thương. Ngược lại, nếu bạn cố tình ghét bỏ, thù oán, ganh tị với bất kì một ai thì rồi có một ngày bạn sẽ trở thành kẻ bị ghét bỏ, thù oán, ganh tị mà thôi! Ông bà ta đã có câu: “Nhân nào quả nấy”. Dẫu biết rằng cuộc sống phức tạp rối rắm, nó là một ranh giới mong manh giữa tốt và xấu, yêu và ghét, thực chất và giả tạo…, bạn không thể tốt hết với tất cả mọi người, mà bạn cũng không thể xấu tính với tất cả những người xung quanh bạn. Nhưng bạn ơi, càng yêu thương, càng bao dung nhân ái, thân thiện chan hòa, và cởi mở, chân thành bao nhiêu thì bạn sẽ càng dễ thương hơn trong mắt mọi người đấy. Vậy có khi nào bạn hoài nghi, thậm chí thất vọng vì bạn đã trao tặng tình yêu rất nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu? Tôi chỉ có thể khẳng định một điều rằng, hãy cứ tin ở chính bản thân bạn, và thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng, những người luôn nói: “Tôi yêu người” sẽ được người khác tôn trọng, yêu quý.

Có lẽ các bạn đều biết một câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân: “Ôi, sống đẹp là sống thế nào hỡi bạn”. Khái niệm “sống đẹp” mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra chắc hẳn bao hàm nhiều ý nghĩa mà chúng ta không bàn đến ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh của sống đẹp: đó là yêu thương, chan hòa với mọi người. Bạn thấy không, khi bạn yêu thương, chan hòa thì trong mắt mọi người, bạn sẽ trở thành một người sống đẹp, và có ai lại không yêu quý một người sống đẹp, cái đẹp vẫn luôn được trân trọng và tôn vinh trong cuộc sống. Ngược lại, thái độ sống không đẹp của bạn đối với cuộc đời, rồi sẽ bị tẩy chay, xa lánh, xấu – đẹp, thật — giả trong cuộc sống này luôn lẫn lộn, đôi khi thật khó mà phân biệt. Nhưng cho dù thê nào, bạn hãy đưa cho cuộc đời những gì thật nhất của con người bạn: một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt ấm áp, hay thậm chí là những giọt nước mắt chân thành… Và bạn cũng sẽ nhận lại được những tình cảm chân thật của mọi người. Cho và nhận luôn có một quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, tác động qua lại nhau là như vậy. Cho thế nào thì cũng nhận lại đúng như vậy, không thể khác được, như quy luật phản xạ âm thanh trong câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu mà ta đã đọc. Chính vì thế, bản thân chúng ta muốn được mọi người đối xử như thế nào, thì trước hết ta hãy đối xử với mọi người như thế. Giống như câu nói “Muốn thay đổi cả thế giới, trước hết hãy thử thay đổi chính mình”.

“Người hạnh phúc nhất là người mang đến hạnh phúc cho người khác nhiều nhất”, chắc các bạn đều hiểu ý nghĩa của câu nói trên. Nó cũng giống như bài học mà chúng ta vừa mới đề cập đến: Cho đi hạnh phúc cũng sẽ nhận lại hạnh phúc, gieo rắc khổ đau cũng phải nhận về khổ đau. Thấu hiểu điều đó, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình hạt nhân của lòng yêu thương, nhân ái, thân thiện… để gieo xuống mảnh đất cuộc đời, và chắc chắn quả mà ta thu được cũng sẽ là hoa quả của lòng yêu thương, trân trọng của mọi người. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng mình không thể gặp ai cũng yêu, gặp ai cũng thương, nhưng với tất cả mọi người, tôi sẽ luôn cố gắng đi tìm hạt ngọc ẩn trong họ để trân trọng họ hơn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (4)
Quách Hà My
Xem chi tiết
Việt Bách Dương
11 tháng 11 2022 lúc 19:27

1. PTBD chính của văn bản là tự sự                                                                          2.cho đi là còn mãi                                                                                                      3.cho đi là nhận lại cái mình cho đi

 

Bình luận (0)
me
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn
24 tháng 5 2021 lúc 9:27
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Minh Thăng
18 tháng 2 2022 lúc 19:41

Câu 1: Tự sự

Câu 2: "Con ơi": thành phần gọi đáp

Câu 3: Trong đoạn trích, cậu bé lại hoảng hốt, sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại “Tôi ghét người” .

Câu 4: Để cậu bé được nói một điều tích cực vào khu rừng, từ đó giải thích cho cậu hiểu về một quy luật cho và nhận tất yếu trong cuộc sống.

Câu 5: Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực, giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận được những điều ấy từ người bạn đã cho.

Khi bạn dùng những điều xấu xa, tiêu cực đối xử với người khác bạn sẽ nhận lại những điều đó. Vì cuộc sống luôn luôn có bài học của sự cho đi và nhận lại.

Câu 6: Gợi ý

- Tình thương yêu lan tỏa những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội, cộng đồng, gắn kết con người với con người

- Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt ở chính mình

Bình luận (0)
Nguyễn Yến Nhi
21 tháng 2 2022 lúc 9:39

câu 1: Tự sự

câu 2:Thành phần gọi đáp :'con ơi'

câu 3:Trong đoạn trich , cậu bé lại hoảng hốt , sà vào lòng mẹ khóc nức nở vì từ khu rừng có tiếng vọng lại ' tôi ghét người'

câu 4:Để cậu bé nói đc 1 điều tích cực vào khu rừng,từ đó giải cho cậu hiểu về 1 quy luật cho và nhận tất yếu trg cuộc sống.

câu 5:Khi bạn cho những người xung quanh những điều tích cực,giá trị tốt đẹp bạn sẽ nhận điều ấy từ những người bạn đã cho.

câu 6:Thông qua đoạn trích , em thấy tình yêu thương vs cuộc con người là những giá trị tích cực, lan tỏa lòng nhân ái đến xã hội,cộng đồng gắn kết giữa con người vs con người.Tình thương yêu giúp con người hoàn thiện những phẩm chất đạo đức tốt của chính mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Như Nguyệt
23 tháng 1 2022 lúc 21:20

Tham Khảo:

Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Bằng nghệ thuật kể chuyện mang phong cách Nam Bộ với những tình huống bất ngờ. Tác giả đã để cho một nhân vật kể về nhân vật chính nhằm làm cho câu chuyện thêm khách quan và tin cậy. Đó là cách kể chuyện lồng trong chuyện, từ đó ta thấy rõ được những diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu.

Bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. Tình thương nỗi đau và sự uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm.

Cha đi chiến đấu biền biệt xa nhà. Đến khi Thu lên tám tuổi hai cha con mới được gặp lại nhau. Cô bé tóc ngang vai, mặc quần đen, áo hoa đỏ, hồn nhiên, xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ra ngay con gái mình. Nhưng niềm vui sau bao năm xa cách là được gặp lại con thì thật trớ trêu đáp lại sự vồ vập ấy của người cha bé Thu tỏ ra ngờ vực lảng tránh. Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên, nói trống. Trong suốt ba ngày ở bên cha bé Thu đã không nhận ra cha của mình, bé ương ngạnh, cư xử vùng vằng. Bé nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm, nó hất cái trứng cá mà ông gắp cho. Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại khua loảng xoảng dưới xuồng. Đó là thái độ rất ương ngạnh của một đứa bé mới tám tuổi. Nhưng thái độ đó không hề chê trách được bởi tất cả vì chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra những mất mát và đau thương. Mà một đứa trẻ như Thu còn quá bé bỏng để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le mà ngay cả người lớn cũng không kịp chuẩn bị cho nó. Chỉ vì một vết sẹo trên mặt người cha cộng với bức ảnh mà nó biết về cha, nó đã không nhận cha. Vết thương do chiến tranh đã trở thành vết thương lòng sâu nặng của tình cảm cha con.

 

Những bài Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất

Ngày cuối cùng, trước phút giây ông Sáu lên đường, thì tình cảm thiêng liêng của bé Thu dành cho cha đã bùng cháy. Mọi thái độ và hành động của bé Thu bỗng đột ngột thay đổi. Khi nhìn thẳng, đối diện với người cha "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xao động biết bao ý nghĩ, tình cảm. Lần đầu tiên bé cất tiếng gọi "Ba...ba" và tiếng kêu như tiếng xé "chạy nhanh như sóc ôm lấy cổ ba nó" cùng với cử chỉ hôn khắp mọi nơi: nó hôn tóc hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba. Tâm lý ngờ vực chỉ vì vết sẹo đã được giải tỏa.Vì thế trong phút chia tay với cha tình yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nay trở nên mạnh mẽ và có cả sự hối hận. Cảnh tượng ấy diễn ra xúc động trong lòng mọi người.Và khi ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu đã hét lên là "không", rồi hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp lấy ba, đôi vai nhỏ run run. Chắc cô bé đã khóc, khóc vì sự ân hận của mình đã không nhận ra cha, khóc vì xót thương người cha vì chiến tranh mà phải xa gia đình.Chỉ vì bom đạn quân thù, mà ba đã mang sẹo trên mặt. Đó là điều đau khổ.Vậy mà, bé Thu đã không hiểu, lại còn xa lánh cha khiến cha đau khổ. Được bà ngoại giảng cho, bé đã hiểu. Nhưng có lẽ khi bé hiểu ra thì ...muộn rồi. Cha bé đã phải xa gia đình trở về chiến trường, phải chịu bao gian khổ của mưa bom bão đạn. Vì vậy, mà bé Thu mới siết cổ cha, níu chặt lấy người cha, như muốn đền bù những hành động sai lầm của bé. Từ giây phút bé thu thức tỉnh, tình cảm tính cách của bé đã thay đổi sự ương ngạnh của cô bé tám tuổi đã không còn, mà thay vào đó là tình yêu cha, thương cha, tự hào về cha. Cuộc chia tay của bé Thu trong những giây phút cuối cùng này có ai biết được rằng đó là cuộc chia tay lần cuối là lúc cha xa em vĩnh viễn, không thực hiện lời hứa "ba đi rồi ba về với con". Nhưng lòng yêu cha thành kính đã tạo nên một sức mạnh thôi thúc, rèn giũa để Thu trưởng thành sau này, khi cô trở thành một chiến sĩ giao liên gan dạ, dũng cảm.

 

Tóm lại, qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm.Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tình cảm mạnh mẽ ấy.

 

 
Bình luận (0)
ʚLittle Wolfɞ‏
23 tháng 1 2022 lúc 21:09

hỏi lắm vậy , thôi bạn lên gg tra đi mình lười :)

Bình luận (1)
aoi kiriya
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
14 tháng 3 2018 lúc 20:53

Cuộc sống trao trả cho chúng ta những gì chúng ta ban phát. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu những hành động của chúng ta. Nếu muốn được yêu thương, thì phải biết thương yêu, nếu muốn được đối xử tử tế thì phải sống tử tế, nếu muốn được cảm thông và kính trọng thì phải biết thông cảm và tôn trọng, nếu muốn được người khác khoan dung và độ lượng với mình thì chính bản thân phải sống khoan dung và hào hiệp. Quy luật này áp dụng cho mọi khía cạnh đời sống.

Bình luận (0)
Thời Sênh
24 tháng 12 2018 lúc 22:30

Đây chỉ là một câu chuyện ngắn nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về cách đối nhân xử thế giữa con người và đạo lý sống đẹp của con người trong cuộc sống. Câu chuyện mang đậm ý nghĩa nhân văn qua định luật sống trong tự nhiên, khi cho đi điều gì thì chúng ta sẽ được nhận lấy điều đó. Đây không những là một thông điệp sâu xa mà còn là triết lý sống của con người với nhau trong xã hội hiện đại.
Qua câu chuyện, có thể hình dung được cậu bé nghịch ngợm ấy khi hét lên “Tôi ghét người” thì trong rừng vọng ra tiếng “Tôi ghét người” nhưng khi cậu hét là “Tôi yêu người” thì tiếng vọng trong rừng ra lại là “Tôi yêu người”. câu chuyện này đã cảm hoá một cách rất hiện thực về cuộc sống hiện đại và cách đối xử với nhau trong một thế giới rộng lớn, cụ thể hơn trong câu chuyện chính là khu rừng. Tiếng rừng vọng ra đáp lại lời cậu bé trong cả hai hoàn cảnh nhưng cảm xúc của cả hai lại khác nhau hoàn toàn. Thử hình dung một ví dụ như lời của mẹ cậu bé, nếu cậu yêu thương người thì người cũng yêu thương cậu, ngay từ đầu nếu như cậu yêu thương mẹ, không ngỗ nghịch làm mẹ khiển trách thì chắc rằng cậu cũng sẽ được mẹ yêu thương. Vì vậy, trong xã hội loài người cũng thế, chúng ta đối xử hoà đồng với nhau, yêu thương lẫn nhau thì chúng ta cũng nhận được tình yêu thương, giúp đỡ của bao người khác. Hay nói khác hơn biến thù thành bạn.
Liệu rằng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một xã hội loài người bằng những tranh thù, chiếm đoạt vì lợi ích của chính mình. Ai gieo gió thì gặt bão, ai vì lợi ích của mình là những chuyện trái với lương tâm thì toà án lương tâm sẽ tự kết tội chúng ta, nhận lấy những hậu quả cho việc làm đó theo quy luật nhân-quả.
Chốt lại,qua câu chuyện trên đã gửi lại cho chúng ta một thông điệp sống về cách cư xử giữa con người với nhau trong định luật cuộc sống, chúng ta cho người khác cái gì thì chúng ta sẽ nhận lại cái đó. Cuộc sống của chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cuộc đời của chúng ta không còn người nào để ghét cả.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Ngọc Mi
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
25 tháng 2 2022 lúc 14:16

1, A

2, Người mẹ sẽ nói với người con :"Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người.” 

3, Bài học : Câu chuyện trên là một câu chuyện ý nghĩa vè lối sống gieo gió gặt bão trong đời sống này. Và từ đó em cũng rút ra được rằng trong cuộc sống khi trao những điều tiêu cực,  những sự ghen ghét thù hận thì đương nhiên điều nhận lại cũng sẽ là những thứ tương tự và khi trao yêu thương, những điều tích cực trong cuộc sống thì sẽ được nhận lại tương tự.

Bình luận (0)
Nhâm
Xem chi tiết
Thư Phan
17 tháng 1 2022 lúc 15:09

Chủ ngữ: Người mẹ 

Vị ngữ: nắm tay con,đưa cậu trở lại khu rừng

Bình luận (0)
Sunn
17 tháng 1 2022 lúc 15:09

Người mẹ ( CN )// nắm tay con,đưa cậu trở lại khu rừng ( VN )

Bình luận (0)
Nhâm
17 tháng 1 2022 lúc 15:10

Cho em câu trả lời nhanh nhất ạ

Bình luận (0)