Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Cherry
15 tháng 3 2021 lúc 20:32

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất. Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ: Tôi muốn tắt nắng đi màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy. Là một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc đời bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cưa Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần! Từ những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khúc thơ bất ngờ chuyển sang những câu thơ tám chữ liền mạch với hàng loạt biện pháp nghệ thuật đặc sắc: điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, liệt kê, so sánh. Âm điệu thơ sôi nổi, háo hức cuồn cuộn như dòng thác dâng trào. Phép liệt kê và điệp ngữ “này đây” lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ vừa gợi cái từng bừng rạo rực của thiên nhiên vừa diễn tả niềm hân hoan, vui sướng tột độ của thi sĩ. Điệu thơ như tiếng rao vu, ngỡ ngàng sung sướng. Có cái gì như vội vàng quấn quýt, có cái gì như đắm đuối mê say. Nhà thơ như muốn nói trong cử chỉ vội vàng, trong nhịp điệu dồn dập rằng: Mọi vẻ đẹp tuyệt vời kì diệu của mùa xuân và sự sống là của chúng ta đang trong vòng tay ta, lại còn chần chừ gì nữa mà không mau tận hưởng. Với nhiều người, mùa xuân là mùa tuyệt diệu nhất trong năm. Bởi thế có cả một dòng xuân bất tận và quyến rũ trong thơ ca. Có thể kể ra đây “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nhưng hiếm có mùa nào lộng lẫy sắc hương và rạo rực xuân tình như mảnh vườn xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Và cũng hiếm có thi sĩ nào say mê, đắm đuối vẻ đẹp mùa xuân như Xuân Diệu. Mùa xuân hiện ra với những thảm cỏ biếc rời mơn mởn, lá non cành tơ phơ phất, hoa nõn nà khoe sắc dâng hương, trao mật ngọt ong bướm đắm say, ái ân tình tự giữa tuần tháng mật, yến anh quấn quýt bên nhau cùng cất lên khúc tình say đắm. Và mỗi sớm ban mai của mùa xuân mới thật lộng lẫy quyến rũ: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa Trong trí óc non nớt ngây thơ của trẻ con, bình minh là lúc ông mặt trời thức dậy vén màn mây bước ra nhoẻn miệng cười thật tươi. Con trong hình dung của Xuân Diệu - nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới, bình minh là lúc nữ thần mặt trời choàng tỉnh dậy sau giấc mộng êm đềm chớp chớp hàng mi. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo từ đôi mắt ấy buông tỏa xuống trần gian tưới nhựa sống dào dạt cho muôn loài, trao niềm vui, gõ cửa mỗi nhà. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng: “Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất” Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng: “Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời” Với Xuân Diệu, mỗi ngày sống là một ngày vui, mỗi mùa xuân là một mùa vui bất tận. Không phải đây là lần đầu tiên và duy nhất, vẻ đẹp của ánh sáng hiện ra lộng lẫy và kiêu sa như vậy. Trong “Trường ca” và “Rạo rực”, Xuân Diệu cũng lấy vẻ đẹp của người thiếu nữ để ví von, so sánh như thế: Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đẹp (Trường ca) Mặt trời vừa mới cưới trời xanh Duyên đẹp hôm nay đã tốt lành Son sẻ trời như mười sáu tuổi Má hồng phơn phớt mắt long lanh (Rạo rực) Cách cảm nhận vẻ đẹp của ánh mặt trời mùa xuân thật lạ, thật gợi cảm nhưng lại nhất phải kể đến hình ảnh ”Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận mới lạ như thế này. Thường thấy tháng Giêng đẹp, ngày xuân vui chứ chưa bao giờ thấy ai cảm nhận là ngon như Xuân Diệu. Vẻ đẹp của tháng Giêng được thi sĩ cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả vị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn yêu đời, khát sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Ta thấy ở đây có dấu vết của phép tương giao trong thơ tượng trưng Pháp. Đó là màu sắc rất Tây của thơ Xuân Diệu. Chưa hết, thi sĩ còn so sánh độc và lạ gợi nhiều thú vị liên tưởng cho người đọc. Tháng Giêng ngọt ngào mê đắm như nụ hôn tình ái. Như một thước phim sống động, khúc thơ làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân vô cùng độc đáo và lộng lẫy: rộn rã những âm thanh tình tứ, rực rỡ ánh sáng tinh khôi, nồng nàn hương thơm sắc thắm và ngọt ngào men say ái tình. Mùa xuân có khác nào một thiên đường trên mặt đất, rạo rực sức sống, một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc dâng hương, đắm đuối xuân tình. Như vậy, đọc những câu thơ mở đầu của “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái yêu đời đến cuồng nhiệt, cái khát sống đến bồng bột, mãnh liệt của Xuân Diệu. Quả không sai khi nói ông là nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới.

Bình luận (0)
minh nguyet
15 tháng 3 2021 lúc 20:39

Bạn tham khảo nhé:

Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới thời bấy giờ, với hồn thơ đại diện cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu có sự tinh tế, gợi cảm, độc đáo từ chất liệu đến bút pháp thi ca. "Vội vàng" là một trong những bài thơ hay nhất mà nhà thơ dành tặng cho thế gian này. Bài thơ là một nguồn cảm xúc trào dâng, là tuyên ngôn sống của một con người khao khát yêu đời. Cùng phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng để thấy rõ hơn tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của tác giả với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Mở đầu bài thơ người đọc đã cảm nhận ngay được luồng khí vui tươi, sôi nổi. Ở đây, tác giả như muốn đoạt quyền tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Sử dụng điệp ngữ "tôi muốn" cùng với thể thơ ngũ ngôn có tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện cái ước muốn mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng để "màu đừng nhạt mất", buộc gió để "hương đừng bay đi". Nhà thơ muốn níu giữ thời gian để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời xuân của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi tỏa sắc lên hương. Có thể nói đây là ước muốn phi lý của một tâm hồn yêu đời với thái độ trân trọng, nâng niu và giữ gìn.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ. Đồng thời thể hiện khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Như lời mời gọi, điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần ở đoạn thơ trên, vừa nói lên sự giàu có, phong phú của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời trần thế ngay trong lúc này, gần gũi ngay trước mắt chứ không phải xa xôi, không phải ở tương lai hay quá khứ, lại càng không phải ở kiếp khác.

Điệp từ "của" mang tính chất kết nối khiến câu thơ trở lên mới lạ hơn. Sau từ "của" bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế được thể hiện thật rõ nét, khu vườn xuân cũng là khu vườn tình yêu ngập tràn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng trao gửi sắc hương, khiến lòng người ngất ngây.

Nhà thơ luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp, tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương cũng trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành khúc tình si, say đắm lòng người và ánh sáng xuân lướt qua hàng mi diễm lệ của người đẹp kiều diễm.

Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa

Với tâm hồn bay bổng và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi liên tưởng hết sức độc đáo. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi lên hình tượng mặt trời hoặc cũng có thể là một vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi sớm ban mai, đánh thức mọi người bằng những niềm vui để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được ngắm nhìn ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hạnh phúc ngập tràn.

Tiếp nối niềm hân hoan vui sướng đó, thi sĩ đã viết tiếp câu thơ đầy sự tinh tế:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Đây là câu thơ mới mẻ, hiện đại, thể hiện được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói Xuân Diệu là người đầu tiên "tỏ tình" với thiên nhiên. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi" căng tràn tươi trẻ và quyến rũ. Từ “ngon” được thốt lên đầy khát khao, nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc đời này. "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vô hình, được tác giả so sánh với cặp môi gần đầy táo bạo đã trở nên trẻ trung hữu hình. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thước đo vẻ đẹp của tạo hóa.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Câu thơ bị ngắt làm hai, thể hiện niềm vui không trọn vẹn. Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy thật ngắn ngủi biết bao. Đang thỏa thuê trong bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" sau đó ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa". Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân phải sống vội vàng tận hưởng.

Hai câu thơ như cánh cửa khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say trong vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu vừa có linh cảm bất an, lo lắng của nhà thơ. Lo lắng vì thời gian qua mau, tuổi trẻ đã đi thì sẽ không trở lại. Qua đây, phải nói rằng Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian, không gian.

Qua phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng, chúng ta nhận ra rằng Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp cuộc sống mang ý nghĩa nhân văn: Trong thế gian này, đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thiên đường không đâu xa mà chính là cuộc sống giữa thiên nhiên tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thật mãnh liệt, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến hết mình để mỗi ngày ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

Bình luận (0)
Minhh Minhh
Xem chi tiết
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 19:01

Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất, là đại biểu đầy đủ nhất cho phong trào thơ mới, bởi cái cá tính rất riêng khó có thể trùng lặp với ai, một phong cách thơ rất Xuân Diệu, mới cả về nội dung và hình thức. “Với những vần thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa, Xuân Diệu là một tay thợ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn”. Đặc biệt khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Vội vàng” là một trong những bài thơ của thi sĩ đã bộc lộ cái tôi trữ tình độc đáo, đầy sức sáng tạo của thi sĩ Xuân Diệu.

Bài thơ “Vội vàng” được thi sĩ Xuân Diệu lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mùa xuân, của tình yêu và của lòng người. Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên trong mùa xuân, nó khiến cho lòng người lâng lâng và không thể cưỡng lại nổi sức hút hút.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của ong bướm này đây khúc tình si.

Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: “Tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió”. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa tự nhiên. Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió ”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này.

Thật vậy mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Với Xuân Diệu không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “muốn” - “tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ, qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.

Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng ”này đây”. Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Vì vậy, “ong bướm, yến anh” được nhắc tới đây, bởi nó gợi ra vẻ lả lơi, tình tứ và “bướm lả ong lơi“ gợi ý niệm về mùa xuân và tình yêu. Khúc nhạc của tình yêu, của những đôi tình nhân và hơn thế “của tình si”, gợi nên sự mê đắm. Bên cạnh đó, chữ “của” trở đi trở lại được tác giả sử dụng cùng với “này đây” như một cặp không thể tách rời. Đây là cách Xuân Diệu biểu hiện cảm xúc trước thiên nhiên luôn có sự kết đôi, mọi vật quấn quýt lấy nhau, là của nhau không thể tách rời. Tất cả đều mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và sức sống tròn trịa có đôi có cặp.những mĩ từ được sử dụng mang tính gợi hình cao “Hoa“ nở trên nền “xanh rì“ của đồng nội bao la, “lá” của “cành tơ” đầy sức trẻ và nhựa sống. Mọi thứ đều có cảm giác non tơ, mơn mởn ấy lại được tôn lên trong sự hiệp vần “tơ phơ phất” ở sau. Cuộc sống hiện ra trong hình ảnh của một khu vườn thiên nhiên sống động đầy sắc màu, trong xúc cảm của một niềm vui trần thế.

Điệp từ “này đây” đứng đầu câu và được nhắc đi nhắc lại bốn lần vừa mang tính chất liệt kê, vừa mang tính chất khẳng định, nhấn mạnh vừa như muốn sở hữu những vẻ đẹp đang tràn đầy ở ngoài kia. Sau mỗi từ “này đây” là một loạt những hình ảnh tươi đẹp hiện ra “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ phơ phất”. Đó đều là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, của những gì thanh khiết và tươi đẹp nhất. Tất cả những hình ảnh ấy khiến cho thi sĩ động lòng và muốn sở hữu. Đây có thể nói là khát khao, là ước muốn mãnh liệt nhất mà Xuân Diệu đang muốn sở hữu.

Chính cái nhìn của ”cặp mắt xanh non biếc rờn” luôn lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp đã tạo nên vẻ riêng độc đáo trong bức tranh mùa xuân của thi sĩ. Chúng ta có thể nhận thấy nhà thơ miêu tả bướm ong đang sống trong tuần tháng mật, cành xuân thì thành cành tơ đầy sức sống, tiếng hát của yến anh cũng thành điệu tình si rộn ràng. Tất cả vạn vật đều đang trong trạng thái hạnh phúc. Và táo bạo nhất là cách so sánh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” thật gần gũi và gợi cảm. Dưới con mắt “xanh non” của thi sĩ, mùa xuân tựa như một cô gái kiều diễm, hồng hào, tình tứ đầy hấp dẫn.

Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui tươi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này.

Xuân Diệu đã vẽ lên trước mắt người đọc cả thế giới sống động, thể hiện “nguồn sống dạt dào”. Xuân Diệu là một hồn thơ yêu đời và tài hoa. Thi sĩ đã vẽ lên trong tâm tưởng người đọc một bức tranh thiên nhiên nơi trần thế tuyệt đẹp.

Bình luận (0)
Minh Nhân
3 tháng 3 2021 lúc 19:01

Em tham khảo nhé !!

 

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam nổi tiếng từ phong trào Thơ mới.

+ "Vội vàng" là một trong những bài thơ xuất sắc nhất thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu.

- Khái quát nội dung 13 câu đầu Vội vàng : Ước muốn táo bạo cùng tâm trạng hân hoan chào đón nhưng rồi lại vội vàng và cuống quýt trước sự trôi chảy của thời gian.

b) Thân bài:

Luận điểm 1: Khao khát lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên

- Trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo nhưng khi đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:

"Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi".

+ Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

+ Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân.

+ "Nắng" mùa xuân là ánh sáng rực rỡ, ấm áp và tươi vui, "hương" mùa xuân là nơi tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết tinh, hội tụ.

+ Hành động "tắt nắng", "buộc gió" là những mong muốn dường như không tài nào thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược lại với những quy luật vốn có của tự nhiên.

- Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất.

+ Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để "màu đừng nhạt mất", giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương.

+ Điệp cấu trúc "Tôi muốn... để", động từ mạnh "tắt", "buộc" cùng với nhịp thơ nhanh, dồn dập, thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn nhanh chóng không để những vẻ đẹp tạo hóa vụt mất khỏi tầm tay.

+ Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật.

+ Cũng bởi thế, khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông: Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.

=> Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp

- Từ thể thơ 4 chữ, nhà thơ chuyển sang những câu thơ 8 chữ, nhịp thơ như trải tỏ ra, chậm rãi, nhẹ nhàng như nhịp tâm hồn thi sĩ đang tận hưởng những tinh hoa của đất trời mùa xuân

- Điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp với thủ pháp liệt kê, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả.

- "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong hiện tại lúc này.

- Điệp từ "của" lặp lại mang tính chất kết nối làm cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại thêm phần phong phú, giàu có.

- Nhà thơ sử dụng một loạt biện pháp tự từ nhân hoá, dùng những danh từ thuộc về con người ("tuần tháng mật", "khúc tình si") để miêu tả thiên nhiên, kết hợp với "ong bướm", "yến anh" được gọi tên như đôi như lứa khiến cho vườn xuân bỗng đầy mộng mơ, lãng mạn, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.

- Tính từ "xanh rì", "phơ phất" giàu sức gợi tả vẽ nên cảnh thiên nhiên mùa xuân non tơ, tràn đầy sức sống

=> Bức tranh xuân không chỉ có cảnh vật đẹp tươi mà còn tràn đầy ánh sáng và niềm vui, hình ảnh "ánh sáng chớp hàng mi" và "thần vui" vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng

- Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân:

"Tháng Giêng non như một cặp môi gần"

+ Câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn chuyển đổi cảm giác, hay chính là phép giao thoa mà thơ Mới tiếp thu được từ thơ ca tượng trưng Pháp

+ Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn.

- Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi gần" căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ.

+ Từ "ngon" được thốt lên đầy khát khao, và đam mê, là sự cảm nhận sâu nhất bằng mọi giác quan

+ Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa.

+ "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ.

=> Nhà thơ đã thể hiện quan niệm của mình một cách thật sâu sắc: Nếu trong thơ ca Trung đại, các thi nhân lấy thiên nhiên để làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người thì đến với Xuân Diệu, con người mới là chuẩn mực cho mọi cái đẹp tồn tại trên cuộc đời này, và thiên đường không phải là những chốn thiên thai xa xôi, huyễn hoặc nào đó, mà chính là nơi đây, chính mặt đất trần thế mới là thiên đường của tình yêu, của cái đẹp và của tuổi trẻ.

* Luận điểm 3: Tâm trạng của thi sĩ

- Ngay lúc chàng thi sĩ trẻ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa".

- Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

=> Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.

c) Kết bài

- Khái quát lại nội dung 13 câu thơ đầu Vội vàng.

- Nêu cảm nhận của em.

Bình luận (0)
Buddy
3 tháng 3 2021 lúc 19:01

Nhà thơ Thế Lữ đã từng có nhận xét khá tinh tế về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “bộ y phục tối tân”, táo bạo, một “cảm hứng dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Cứ mỗi độ xuân về, trái tim non của những thế hệ trẻ lại rung lên với cảm xúc yêu đời tha thiết, mãnh liệt trước lời ru yêu đời mà thấm thía của Xuân Diệu. Một trong những lời ru yêu đời thấm thía ấy được gửi gắm qua tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là niềm yêu đời mãnh liệt, lòng ham sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Đến với 13 câu đầu trong “Vội vàng”, chúng ta sẽ thấy rõ được ước muốn táo bạo, kì lạ của thi sĩ và bức tranh xuân – vẻ đẹp thiên đường trên mặt đất.

Rút ra từ tập “Thơ thơ”, Vội vàng là thi phẩm kết tinh vẻ đẹp hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Mở đầu bài thơ là khổ thơ ngũ ngôn thể hiện ước muốn cháy bỏng của thi sĩ:

Tôi muốn tắt nắng đimàu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi

Câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh liên tiếp các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, khổ thơ như khúc ca sôi nổi, say mê về những ước muốn khát khao cất lên từ trái tim của thi sĩ. Muốn tắt nắng, muốn buộc gió để màu đừng nhạt, hương đừng phai, nghĩa là Xuân Diệu muốn níu giữ mãi hương thơm sắc thắm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân nơi trần thế. Nghĩa là Xuân Diệu muốn mãi mãi một mùa xuân tuyệt vời. Ham muốn, khát vọng của thi sĩ thật vô cùng lãng mạn. Phải là một hồn thơ yêu đời ham sống mãnh liệt đến vô bờ mới có những ham muốn bồng bột, táo bạo ấy.

Là một nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, say mê cuộc đời bằng một niềm yêu đời mãnh liệt, bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, ngơ ngác và đầy vui sướng, Xuân Diệu đã phát hiện ra bao vẻ đẹp đáng yêu, đáng say đắm của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi trần thế mà đẹp nhất, vui nhất, lộng lẫy nhất chính là mùa xuân và tuổi trẻ:

Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cưaTháng Giêng ngon như một cặp môi gần!

Từ những câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn, khúc thơ bất ngờ chuyển sang những câu thơ tám chữ liền mạch với hàng loạt biện pháp nghệ thuật đặc sắc: điệp từ, điệp ngữ, lặp cấu trúc, liệt kê, so sánh. Âm điệu thơ sôi nổi, háo hức cuồn cuộn như dòng thác dâng trào. Phép liệt kê và điệp ngữ “này đây” lặp lại liên tiếp trong năm câu thơ vừa gợi cái từng bừng rạo rực của thiên nhiên vừa diễn tả niềm hân hoan, vui sướng tột độ của thi sĩ. Điệu thơ như tiếng rao vu, ngỡ ngàng sung sướng. Có cái gì như vội vàng quấn quýt, có cái gì như đắm đuối mê say. Nhà thơ như muốn nói trong cử chỉ vội vàng, trong nhịp điệu dồn dập rằng: Mọi vẻ đẹp tuyệt vời kì diệu của mùa xuân và sự sống là của chúng ta đang trong vòng tay ta, lại còn chần chừ gì nữa mà không mau tận hưởng.

Với nhiều người, mùa xuân là mùa tuyệt diệu nhất trong năm. Bởi thế có cả một dòng xuân bất tận và quyến rũ trong thơ ca. Có thể kể ra đây “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mưa xuân (Nguyễn Bính), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) nhưng hiếm có mùa nào lộng lẫy sắc hương và rạo rực xuân tình như mảnh vườn xuân trong “Vội vàng” của Xuân Diệu. Và cũng hiếm có thi sĩ nào say mê, đắm đuối vẻ đẹp mùa xuân như Xuân Diệu. Mùa xuân hiện ra với những thảm cỏ biếc rời mơn mởn, lá non cành tơ phơ phất, hoa nõn nà khoe sắc dâng hương, trao mật ngọt ong bướm đắm say, ái ân tình tự giữa tuần tháng mật, yến anh quấn quýt bên nhau cùng cất lên khúc tình say đắm. Và mỗi sớm ban mai của mùa xuân mới thật lộng lẫy quyến rũ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

Trong trí óc non nớt ngây thơ của trẻ con, bình minh là lúc ông mặt trời thức dậy vén màn mây bước ra nhoẻn miệng cười thật tươi. Con trong hình dung của Xuân Diệu - nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới, bình minh là lúc nữ thần mặt trời choàng tỉnh dậy sau giấc mộng êm đềm chớp chớp hàng mi. Muôn ngàn tia sáng lung linh huyền ảo từ đôi mắt ấy buông tỏa xuống trần gian tưới nhựa sống dào dạt cho muôn loài, trao niềm vui, gõ cửa mỗi nhà. Thế mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng:

“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trầnChân hóa rễ để hút mùa dưới đất”

Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:

“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trờiKẻ đựng trái tim trìu máu đấtHai tay chín móng bám vào đời”

Với Xuân Diệu, mỗi ngày sống là một ngày vui, mỗi mùa xuân là một mùa vui bất tận. Không phải đây là lần đầu tiên và duy nhất, vẻ đẹp của ánh sáng hiện ra lộng lẫy và kiêu sa như vậy. Trong “Trường ca” và “Rạo rực”, Xuân Diệu cũng lấy vẻ đẹp của người thiếu nữ để ví von, so sánh như thế:

Mi của ánh sáng thật dài, tia của ánh sáng thật đẹp

(Trường ca)

Mặt trời vừa mới cưới trời xanhDuyên đẹp hôm nay đã tốt lànhSon sẻ trời như mười sáu tuổiMá hồng phơn phớt mắt long lanh

(Rạo rực)

Cách cảm nhận vẻ đẹp của ánh mặt trời mùa xuân thật lạ, thật gợi cảm nhưng lại nhất phải kể đến hình ảnh ”Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Có thể nói thơ Việt chưa bao giờ có cách cảm nhận mới lạ như thế này. Thường thấy tháng Giêng đẹp, ngày xuân vui chứ chưa bao giờ thấy ai cảm nhận là ngon như Xuân Diệu. Vẻ đẹp của tháng Giêng được thi sĩ cảm nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả vị giác, xúc giác và bằng cả tâm hồn yêu đời, khát sống đến bồng bột, cuồng nhiệt. Ta thấy ở đây có dấu vết của phép tương giao trong thơ tượng trưng Pháp. Đó là màu sắc rất Tây của thơ Xuân Diệu. Chưa hết, thi sĩ còn so sánh độc và lạ gợi nhiều thú vị liên tưởng cho người đọc. Tháng Giêng ngọt ngào mê đắm như nụ hôn tình ái.

Như một thước phim sống động, khúc thơ làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh xuân vô cùng độc đáo và lộng lẫy: rộn rã những âm thanh tình tứ, rực rỡ ánh sáng tinh khôi, nồng nàn hương thơm sắc thắm và ngọt ngào men say ái tình. Mùa xuân có khác nào một thiên đường trên mặt đất, rạo rực sức sống, một mảnh vườn tình ái mà vạn vật đang đua nhau khoe sắc dâng hương, đắm đuối xuân tình. Như vậy, đọc những câu thơ mở đầu của “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái yêu đời đến cuồng nhiệt, cái khát sống đến bồng bột, mãnh liệt của Xuân Diệu. Quả không sai khi nói ông là nhà thơ lãng mạn mới nhất trong các nhà thơ mới.

Bình luận (0)
Dapda Duc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
9 tháng 3 2021 lúc 20:37

Đến với Xuân Diệu, nhà thơ có cội nguồn hòa hợp giữa vùng gió Lào cát trắng cùng với sự cần cù của xứ Nghệ.

“Cha đằng ngoài, mẹ đằng trong

Ông đồ nghề lấy cô hàng nước mắm”.

Cả đời Xuân Diệu là cả đời lao động nghệ thuật không lúc nào ngừng bút. Đối với ông sự sống không bao giờ chán nản. Là con người xứ Nghệ cần cù, kiên nhẫn, lao động và sáng tạo nghệ thuật. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong nền văn học hiện tại. “Vội vàng” là một trong những tác phẩm thơ xuất xắc của ông. Bài thơ cũng là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình. Hãy quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình, thể hiện khát vọng sống của tác giả. Tiêu biểu là 10 câu cuối của đoạn thơ. Chính là lời giục giã mọi người và cũng chính là lời giục giã cho chính mình. Vì vậy mà tác giả đã nói:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Vội vàng” được in trong tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hóa có sinh ra con người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Vì vậy thi nhân “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng lên” để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà xuân đang non, xuân chưa già:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”

Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế: Trước đó nhà thơ xưng “tôi” với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ cuối này cái tôi ấy đã hòa thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non của “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức sống “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, Và đằng sau khao khát “ôm cả sự sống mơn mởn” ấy là những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã tràn đầy nỗi yêu:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

.........

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”

Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ “ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ “Ta muốn” như ý nghĩa của nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”Để rồi, chàng như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng” hút cho đã cho đầy ánh sáng, “Cho no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”

Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.

Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm - sự sống” - “riết - mây đưa, gió lượn” - “say - cánh bướm, tình yêu” - “thâu - cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.

Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc “Xuân hồng”. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nỗi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu:

“Ta muốn cắn vào ngươi!”

Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Xuân Diệu đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn giang rộng cả đôi tay, cả lồng ngực của mình để đón nhận mùa xuân của tình yêu, của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy là xuất phát từ một quan niệm nhân sinh tiến bộ, tích cực của Xuân Diệu trước cuộc đời: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi, tình non đã già rồi” . Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bình luận (0)
Minh Nhân
9 tháng 3 2021 lúc 20:38

Em tham khảo nhé !!

 

 

Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm ngôn sống vội của ông.

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.

Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.

Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu.

Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người“, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ, đặt câu. Nhà thơ bộc lộ quan điểm sống của mình cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.

Bình luận (0)
Cherry
9 tháng 3 2021 lúc 20:38

Bài thơ "Vội vàng", in trong tập "Thơ thơ" (1938), đã thể hiện nhân sinh quan mới và tiến bộ ấy. Đây là phần kết thúc của bài thơ vội vàng nói lên khát vọng tận hưởng: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Thời gian cứ lạnh lùng, tàn nhẫn mang theo mọi vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá lẫn với tiếng chim trời cùng tuổi trẻ ra đi để cho lòng tiếc nuối. Xuân Diệu như muốn dang tay ra ôm lấy tất cả: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Đang từ những câu thơ 8 chữ, bỗng rút ngắn lại với câu thơ 3 chữ - câu ngắn nhất trong toàn bài thơ, làm cho giọng thơ đanh lại, rắn chắc như một mệnh lệnh đòi hỏi hiện thực hoá những khát vọng. "Ta" ở đây là "cái tôi" đầy kiêu hãnh của thi nhân, đồng thời cũng là cái tôi của mỗi con người chúng ta. Bởi ai mà chẳng có nỗi niềm khát khao như khao khát của nhi nhân. Mỗi người đọc hãy cảm nhận lấy khát vọng của mình trong cái "ta" ấy. Ai mà chẳng muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra quanh mình: từ cái mơn mởn của một nụ hoa xuân hoặc một nụ đời và tất cả những sự sống đang bắt đầu hé nhú, để nó khỏi trôi đi, song dù có ôm chặt được tất cả, nhưng chắc gì đã giữ được cho chọn vẹn. Vì vậy cần phải "riết" cho chặt hơn nữa: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Nghĩa là "riết" cho chặt cả những thứ không thể ôm. Mây đưa và gió lượn là những vẻ đẹp lớn lao của tạo vật nhưng đồng thời cũng là hình ảnh biểu trưng đó thôi. "Ôm" rồi "riết", dù có chặt đến mấy đi nữa thì vẫn chỉ ở bên ngoài nên còn đòi hỏi phải "say" cho đến tận hồn" Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Cho dù say đến mấy đi nữa thì vẫn còn là mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể. Nên cần phải "thâu tóm" mọi vẻ đẹp kia về phía mình" Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, "Cái hôn nhiều" ở đây, muốn nói về độ dài của thời gian. "Cái hôn" không phải là mục đích mà chỉ là một phương tiện để thu hút lấy tất cả mọi hương sắc. Mọi thần khí, thần hồn về phía mình cho thỏa mãn. Những điệp ý "ta muốn" kết hợp với hành động ngày càng tăng: "ôm, riết, say thâu" đã thể hiện được lòng ham muốn đến cuồng nhiệt của thi nhân. Con người như muốn trải lòng ra với tất cả muôn cảnh, muôn lòng. khi là sự sống non tươi, khi là mây đưa gió lượn, khi là cánh bướm tình yêu, khi là non nước, cỏ cây, hoa lá rực lên trong ánh sáng. Cho dù có đầy vòng tay, đầy hồn khát mà vẫn chẳng ngừng: Bởi đã tận hưởng thì phải tới tột đỉnh: Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; "Chếnh choáng", "đã đầy", "no nê" là những từ biểu thị sự hưởng thụ đến mức tối đa. Ấy thế mà xem chừng vẫn còn chưa hả. Cuối cùng còn đòi hỏi cao hơn nữa: - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! "Xuân hồng" là mùa xuân đương độ với hoa lá măng tơ đầy hương sắc. "Xuân hồng" cũng có thể là hình ảnh biểu trưng cho tuổi trẻ và cũng có thể là một dáng Xuân đời. "Cắn vào ngươi", tưởng như thô thiển mà lại đầy chất thơ. Đó chỉ là cách nói về sự hưởng thụ cả tinh thần lẫn vật chất đến mức cuồng nhiệt. Đến với hoa xuân đừng đứng ở bên ngoài, xin hãy vào giữa vườn xuân cho hương sắc tràn đầy mọi giác quan của ta. Với tuổi trẻ cũng vậy, xin đừng chỉ nhìn ngắm gương mặt tuổi trẻ của chính mình ở trong gương mà hãy biến nó thành sức mạnh, thành giá trị vật chất để làm cho đời thêm ý nghĩa. Đây cũng không chỉ là ham muốn hưởng thụ mà còn là nỗi buồn, là sự hoảng hốt trước sự ra đi của mọi vẻ "xuân hồng". Vì vậy mà cuống quít, phải "cắn" để giữ lấy, không để cho nó rơi đi và trôi đi. Phải "cắn" để giữ lấy thời gian, tuổi trẻ, đừng để cho nhanh về cái bến già nua tuổi tác. Đặc biệt trong tình yêu lứa đôi, con người luôn luôn có khát vọng đi tìm sự hòa đồng đến vô biên, tuyệt đích giữa hai cá thể, cả về tâm hồn lẫn thể chất. "cắn vào ngươi" là đòi hỏi được hóa thân trong tình yêu, Nhìn chung lại, đây là nhân sinh quan mới, có nét tích cực. Trong khi những cái tôi lãng mạng khác lại xa lánh cuộc sống trần gian, đi tìm cõi bồng lai ở chốn hư vô, thì Xuân Diệu không đi đâu cả mà coi trần gian chính là thiên đường và sống hết mình trong cõi trần gian ấy. Hãy biết hướng đời mình về phía ánh sáng, đừng để cho tuổi xanh trôi đi một cách uổng phí. Bởi "tuổi xanh ... trở về". Song nếu chỉ biết tận hưởng một cách vội vàng, cuống quít mà không biết làm gì để cho sự tận hưởng ấy thì lại là tiêu cực. Về nghệ thuật, nét nổi bật ở khổ thơ này là cách dùng một loạt động từ và tính từ ngày cành mạnh, càng tăng, tạo nên một giọng điệu liên hoàn, sôi nổi như khát vọng mãi không thôi.

Bình luận (0)
Yukki
Xem chi tiết
Nam Trần
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
25 tháng 11 2019 lúc 11:29

Hai khổ thơ đầu khắc hoạ hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Tác giả kể theo trình tự thời gian
- Hồi nhỏ -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm khi sống

+ với đồng.
+ với sông.
+ với bể.
- Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
- Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
- Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-> Đó là không gian của kỉ niệm ->ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn.
Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”
 -> Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ
 -> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa
rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn,
khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CHANNANGAMI
Xem chi tiết
Minhh Minhh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 3 2021 lúc 21:28

Bạn tham khảo dàn ý nhé:

A, MB

- giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu: nhà thơ mới và sự nghiệp văn chương cùng phong cách sáng tác

+ Trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới

+ Sau Cách mạng, nhà thơ Xuân Diệu là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng nổi bật nhất trong thơ ca Xuân Diệu là thái độ sống cuồng nhiệt, nhiệt huyết, khát khao được tận hưởng tình yêu và vẻ đẹp cuộc sống.

- giới thiệu bài thơ Vội vàng và giá trị nội dung

+ Bài thơ  Vội vàng được in trong tập "Thơ thơ" (1933-1938), xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tình yêu đời, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cũng như một quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca truyền thống

- giới thiệu khổ thơ cuối từ đó làm rõ nội dung: thái độ tích cực trước cuộc đời

B, TB: Phân tích khổ cuối để làm rõ nội dung

1, 7 câu đầu đoạn thơ cuối:

- Lời giục giã của thi nhân trước khi đời người ngắn ngủi kết thúc:"Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm"

- Khao khát được sống trọn với tình yêu, được tận hưởng cuộc sống:

+ Điệp ngữ  "Ta muốn" thể hiện được khát khao mãnh liệt

+ Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn (cuộc sống tươi đẹp), mây đưa và gió lượn (cảnh sắc cuộc sống), cánh bướm và tình yêu (tình yêu đôi lứa), một cái hôn nhiều (tận hưởng cuộc sống)

+ Một loạt các động từ mạnh như: ôm, riết, thâu, hôn--> thái độ sống tích cực, vồ vập với cuộc sống của nhà thơ

2, Những câu cuối: Khát vọng tràn ngập mãnh liệt đến bùng nổ với tình yêu cuộc sống

- Cho no nê, cho đã đầy, cho chếnh choáng --> thái độ sống tích cực của nhà thơ với những sự tươi đẹp của cuộc sống nhưng ngắn ngủi nên phải muốn tận hưởng hết

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! là câu thể hiện khát vọng mãnh liệt trào dâng nhất. Xuân hồng là những tươi đẹp, đẹp đẽ của cuộc sống. Và tác giả xưng "ta" thể hiện được cái tôi cá nhân mạnh mẽ muốn được tận hưởng cái đẹp của sự sống bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết

C, KB: Tổng kết lại những gì đã trình bày

- Tổng kết những đóng góp của Xuân Diệu

- Tổng kết lại nội dung về tình yêu cuộc sống, tình yêu đời trong khổ thơ cuối

Bình luận (1)