Đề cương ôn tập văn 11 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Mậu Duyên
Xem chi tiết
nguyen thi thao
9 tháng 8 2017 lúc 20:08

ý bạn hỏi là ở nơi nào đúng không

Nguyên Vương
9 tháng 8 2017 lúc 20:49

là khuôn mặt.

Đỗ Thị Nhi TF Boys
10 tháng 8 2017 lúc 15:34

Là khuôn mặt ( của con người)

Lê NgọC Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 15:16

VHTĐVN tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. Được chia thành các giai đoạn:

+ Giai đoạn văn học Lý- Trần (Từ TK XI đến TK XIV)
+ Giai đoạn văn học đời Lê (TK XV)
+ Giai đoạn văn học từ TK XVI đến nửa đầu TK XVIII
+ Giai đoạn văn học từ nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX
+ Giai đoạn văn học nửa cuối TK XIX (Văn học yêu nước chống Pháp)

Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 15:19

Đặc điểm thi pháp

Nội dung biểu hiện

Tư duy nghệ thuật

Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng,

Quan niệm thẩm mĩ

Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.

Bút pháp

Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.

Thể loại

Ký sự, thơ thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, hát nói, ca trù, văn tế, ca hành, chiếu, điều trần.

Eren Jeager
23 tháng 8 2017 lúc 16:20

Đặc điểm cơ bản :

a. Chủ nghĩa yêu nước:

Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống. Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.

Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.

Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.

Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:

- Tình yêu quê hương

- Lòng căm thù giặc

- Yï thức trách nhiệm

- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc

- Ý chí quyết chiến, quyết thắng

- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.

b. Chủ nghĩa nhân đạo

Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:

- Khát vọng hòa bình

- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp

- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.

- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động

- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
3 tháng 9 2017 lúc 7:50

2. Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng, đó là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Hãy thử nghĩ xem trên đời này nếu không có một thứ tình cảm thiêng liêng như tình anh em thì cuộc sống này sẽ thật tẻ nhạt biết bao. Những khi có chuyện buồn còn gì tốt hơn khi chúng ta tâm sự với một người chị gái hay một người anh trai, những điều mà chúng ta không thể tâm sự với cha mẹ do vấn đề về tuổi tác, khi đó một lời động viên hay một cánh tay của anh chị để chúng ta có thể dựa vào thì tôi nghĩ khi đó tôi sẽ chẳng còn phải lo lắng về bất cứ chuyện gì trên đời. Tình cảm anh em cao đẹp như thế đấy , nó vượt lên trên tất cả những tình cảm thường ngày nó lấn áp cả những vật chất thường ngày để nhường nhịn cho nhau sẻ chia nhau từng miếng cơm manh áo khiến chúng ta trân trọng nó nhường nào. Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương. . . ! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi như những bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…Tình cảm anh em là một tình cảm cao quý nên chúng ta cần rèn giũa tình cảm ấy, phải luôn chăm sóc yêu thương tình cảm ấy bởi bạn có đi bao xa cũng không thể nào tìm được một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng tự hào như nó.

Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
31 tháng 8 2017 lúc 16:43

1.

Quyền được khai sinh Quyền được khai sinh là một trong những quyền quan trọng đầu tiên của mỗi người. Khoản 1 điều 11 luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Quyền được khai sinh là điềukiện tiên quyết để khẳng định mỗi trẻ em sinh ra một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng, có những quyền và nghĩa vụ như những công dân khác. Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em cũng khẳng định: “Trẻ em phải được đăng ký ngày lập tức khi sinh ra…” Điều đó cho thấy pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đều đặc biệt quan tâm đến quyền được khai sinh của trẻ em. Quyền có quốc tịch Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị - pháp lý xác định mối quan hệ giữa một con người với một nhà nước. Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi và là tiền đề để họ được hưởng các quyền và làm nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Hệ thống pháp luật Việt Nam nhiều lần quy định về vấn đề quốc tịch của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. Hiến pháp năm 1992 ghi nhận tại điều 49: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 45: “Cá nhân có quyền có quốc tịch…” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Vì vậy, mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được xác định rõ quốc tịch và có quyền có quốc tịch. Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng Được chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể là quyền của trẻ em và là mục tiêu phấn đấu của gia đình, Nhà nước và xã hội. Hiến pháp 1992 khẳng định chế độ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt”(điều 64) “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”(điều 65). Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những quy định trên: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. ” Chính sách của Đáng, Nhà nước ta về trẻ em nhằm mục tiêu đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn với 5 nguyên tắc cơ bản là: không phân biệt đối xử với trẻ em; các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội; dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em; trẻ em thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt được trpự giúp để hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Quyền sống chung với cha mẹ “Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em”(Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Pháp luật quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền sống chung với con. Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền chăm nom, chăm sóc, giáo dục đối với con chưa thành niên hoặc trường hợp cha mẹ đang thi hành án phạt tù tại trai giam thì người có thẩm quyền thực hiện pháp luật sẽ quyết định cách ly trẻ em với bố mẹ để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền và lợi ích mọi mặt của trẻ. Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi. Thì việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự Đây là quyền cơ bản của công dân nói chung và trẻ em nói riêng được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại điều 17: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Bộ luật Dân sự 2005 quy định cụ thể hoá quyền này như sau: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1999 có một chương (Chương X) quy định về người chưa thành niên phạm tội, và một chương (chương XII) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, dânh dự của con người trong đó đặc biệt quan tâm tới trẻ em.
Mai Hà Chi
31 tháng 8 2017 lúc 16:46

Tham khảo !

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.

Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.

+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.

Nguyễn Hạnh
Xem chi tiết
Đức Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Toàn
Xem chi tiết
Trang Kookie
Xem chi tiết
Oanh Lê
Xem chi tiết
minh vuong
Xem chi tiết