Với hình đã cho thì ta cần một lực bao nhiêu để có thể nâng vật có trọng lượng 1 000N?
1. 1 cần cẩu nâng đều 1 vật có trọng lượng là 10 000N lên độ cao 5m. công của cần cẩu thực hiện là bao nhiêu J
Công của cần cẩu:
\(A=F.s=10000.5=50000\left(J\right)\)
Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động nâng được một vật có trọng lượng 2000N lên
đều đến độ cao 15m trong 20 giây.
a. Lực nâng nhỏ nhất mà cần cẩu tác dụng để nâng vật là bao nhiêu?
b. Tính công mà cần cẩu đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
c. Tính công suất của cần cẩu.
Công thực hiện
\(A=P.h=2000.15=30kJ\)
Công suất
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{30000}{20}=1500W\)
Vận tốc nâng
\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{15}{20}=0,75m/s\)
Lực nâng nhỏ nhất
\(F_{min}=\dfrac{P}{V}=\dfrac{1500}{0,75}=2000N\)
phải dùng 1 pa lăng có số ròng rocj bằng bao nhiêu để có thể nâng được 1 vật có khối lượng 40kg bằng lực kéo 100N . Bỏ qua lực ma sát và trọng lượng của ròng rọc động
Giải dùm mình với , ngày mai thì rồi
Trọng lượng vật: \(P=10m=10\cdot40=400N\)
Lực kéo: \(F=100N\)
\(\Rightarrow\dfrac{P}{F}=\dfrac{400}{100}=4\Rightarrow F=\dfrac{1}{4}P\)
Mà mỗi ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow\)Pa lăng sử dụng 2 ròng rọc động.
Nguời ta dùng một cái kích thuỷ lực để nâng một vật có trọng lượng P = 30000N. Khi đặt vật này lên pít tông lớn thì lực cần thiết tác dụng lên pittông nhỏ là f = 100N. Mỗi lần nén xuống pít tông nhỏ di chuyển được một đoạn h = 30 cm. Sau 50 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu? Bỏ qua các loại ma sát.
A. 1500cm
B. 30cm
C. 10cm
D. 5cm
Đáp án: D
Để nâng được vật thì lực cần thiết tác dụng lên pít tông lớn bằng với trọng lượng P của vật.
- Ta có :
- Mà :
- Mỗi lần nén pit tông nhỏ pit tông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,1cm.
- Vậy sau 50 lần nén pit tông nhỏ thì vật được nâng lên một đoạn là :
50.0,1 = 5 (cm)
Câu 1. Đặt một vật có trọng lượng 50 000N lên pittong lớn, biết pittong lớn có diện tích là 500 cm2, diện tích pittong nhỏ là 200 cm2. Tính lực tác dụng lên pittong nhỏ để nâng vật lên.
Theo ĐL của bình thông nhau, ta có:
\(\dfrac{F}{f}=\dfrac{S}{s}\Rightarrow f=\dfrac{F\cdot s}{S}=\dfrac{50000\cdot200}{500}=20000\left(N\right)\)
\(F,f\) là lực tác dụng lên pittong lớn và nhỏ.
\(S,s\) là tiết diện của pittong lớn và nhỏ.
Ta có:
\(\dfrac{S}{s}=\dfrac{F}{f}\Rightarrow f=F:\dfrac{S}{s}=50000:\dfrac{500}{200}=20000N\)
Khi muốn nâng một vật, người ta cần tác dụng lực có hướng thẳng đứng lên trên (hình bên). Có cách nào tận dụng được trọng lượng của người để nâng được vật lên cao hay không?
Một vật có trọng lượng là500N, người ta đã kéo vật này lên cao bằng ròng rọc động thì phải cần một lực là bao nhiêu
-Theo định luật về công, khi dùng ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực:
\(\Rightarrow F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{500}{2}=250\left(N\right)\)
Người ta muốn kéo vật này lên cao bằng ròng rọc động cần một lực ít nhất 250N
Hình vẽ sau là một palăng dùng để nâng vật nặng trọng lượng P lên cao. Với palăng này, có thể kéo vật trọng lượng P lên với lực F có cường độ nhỏ nhất là
A. F=P
B. F=P/2
C. F=P/4
D. F=P/8
Chọn C.
Vì có đến hai ròng rọc động nên lực kéo giảm đi 4 lần, tức là F=P/4
Một cái kích dùng dầu có tiết diện pit-tông nhỏ là 150cm2, tiết diện pit-tông lớn là 150 000cm2. Kích phải nâng một vật có trọng lượng là 540 000N. Hỏi phải tác dụng lên pit – tông nhỏ một lực là bao nhiêu? 540N 54N 5400N 450N
Ta có: \(\dfrac{F}{f}=\dfrac{S}{s}=>f=\dfrac{F\cdot s}{S}=\dfrac{540000\cdot150}{150000}=540\left(N\right)\)
Chọn A