Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Quang Nhân
26 tháng 1 2021 lúc 20:11

Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm chính là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

  
Bình luận (0)
Lê minh quang
Xem chi tiết
{__Shinobu Kocho__}
11 tháng 4 2020 lúc 7:57

-Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

~~~Learn Well Lê minh quang~~~

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 4 2020 lúc 9:52

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đấu thế kỉ XV. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, đặt chế độ thống trị tàn bạo đối với nhân dân ta. Sau kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, tháng 2 năm 1418 Lê Lợi, Nguyến Trãi cùng nhiều tướng lĩnh dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Từ một lượng mỏng manh trong những ngày đầu, nghĩa quân đã phải trải qua những năm tháng cực kì gian khổ. Rồi với lòng yêu nước thiết tha, được sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã đứng vững, đánh tan các cuộc tấn công của địch và từng bước giành thắng lợi, tháng 11 năm 1426 nghĩa quân đã giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động. Sau thất bại này tướng giặc là Vương Thông đã “ sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước”. Với mục tiêu cao cả là đuổi giặc cứu nước giành lại độc lập cho dân tộc. mỗi khi quân địch đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước thì ta sẵn sàng mở đường cho chúng rút lui, vì vậy sau khi nhận được thư của Vương Thông, Lê Lợi đã mở ra cuộc đấu tranh hòa nghị với địch. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi đảm đương cuộc hòa nghị này. Sau một thời gian thương lượng, hai bên đã đi đến kết quả: Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, quân ta đảm bảo các điều kiện an toàn cho địch rút lui. Tuy nhiên sau đó Vương Thông đã có những hành động gian trá, phản bội lại những điều đã cam kết. Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân tiếp tục tìm nhiều mưu kế để chiến đấu chống giặc Minh. Đươc sự ủng hộ của nhân dân cùng với mưu trí tài ba của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân đã làm nên chiến thắng vang dội Chi Lăng – Xương Giang( 11/1427), tướng của giặc Minh là Vương Thông lần này bị thất bại nặng nề, lâm vào cảnh” kế cùng, lực kiệt”, một lần nữa Vương Thông đã cầu xin giảng hòa để rút quân về nước, đó là lí do của Hội thề lịch sử ở phía nam thành Đông Quan. Trong hội thề, Vương Thông cam kết rút quân về nước, trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Lê Lợi tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước, lại còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút quân về nước. Quân Minh hết sức cảm động, lạy tạ những người lãnh đạo đầy khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây là bài học giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Lê Hùng Cường
Xem chi tiết
Trần Thu Hằng
24 tháng 3 2016 lúc 23:59

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Hiền Trần
25 tháng 3 2016 lúc 0:01
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

Bình luận (0)
Anh Tuấn Phan
Xem chi tiết
Pham Anhv
4 tháng 5 2023 lúc 6:54

tập hợp tinh thần đoàn kết của nhân dân 

đề ra những kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo 

trọng dụng nhân tài 

Bình luận (0)
Trần Phương Anh
Xem chi tiết
Dũng Trần Văn
Xem chi tiết
PRKEU
15 tháng 12 2017 lúc 7:47

Cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên ba lần có thể chọn một

Lần 1 (1258)

Tháng 1 - 1258,3 vạn quân Mông do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.Theo hướng Sông Thao tiến xuống Bạch Hạc rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên quân giặc bị chặn ở phòng tuyến .Quân giặc mạnh nhằm bảo toàn lực lượng vua cho rút quân khỏi thành Thăng Long, thực hiện chủ trương 'vườn không nhà trống',giặc vào kinh thành không thấy ai đánh phá điên cuồng rồi bị đân ta đánh trả bất ngờ.

Lúc đó, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu,ngày 29-1-1258,quân Mông Cổ thua rút chạy về nước.Quân ta thắng lợi.

Lần 2 (1285)Nguyên

Cuối tháng 1-1285,Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tấn công Đại Việt.Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy,sau 1 một số trận chiến ở vùng biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp,giặc đến ta rút lui thực hiện chủ trương 'vườn không nhà trống' rồi rút về Thiên Trường.Quân Nguyên đóng quân ở phía Bắc sông Nhị.

Toa đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa.Thoát Hoan chỉ huy tấn công xuống Phía Nam tạo thế 'gọng kìm'.Quân ta đánh trả,Thoát Hoan và quân Nguyên thất thế

Tháng 5-1285 quân ta bắt đầu phản công đánh bại ở nhiều nơi:Tây Kết, Hàm Tử(Khoái Châu-Hưng Yên),Chương Dương(Thường Tín-Hà Tây và tiến vào Thăng Long.Quân giặc và Thoát Hoan tháo chạy.Quân Toa Đô ở Tây Kết bị đánh tan ,giết chết Tao Đô

Cuộc khởi nghĩa lần nữa thắng lợi

Lần 3 (1288)Nguyên

Cuối tháng 12-1287,quân Nguyên kéo vào nước ta.Thoát Hoan chỉ huy cánh quân bộ tiến đánh Lạng Sơn , Bắc giang ,quân Trần chặn giặc vào thành.Thoát Hoan chiếm đóng Vạn Kiếp.Thuyền chiến của Ô Mã Nhi chỉ huy hội quân với Thoát Hoan.Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy mai phục, khi quân của Trương Văn Hổ đến quân ta xông ra đánh trả dữ dội.

Cuối tháng 1-1288, sau trận Vân Đồn quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn, lương thực cạn kiệt.Tinh thần quân lính hoang mang,Thoát Hoan rút quân trở về.

Nhà Trần phản công bằng cách bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng,tháng 4-1288 quân ta chặn đánh đoàn thuyền của Ô Mã Nhi.Cánh quân bộ cũng bị tập kích.

Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.

Nghệ thuật quân sự:Thực hiện chủ trương'vườn không nhà trống' rút lui vì thế mạnh, và đánh trả vào chỗ yếu của giặc

Bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng như trong trận chiến của Ngô quyền Năm 938.

Phục kích và phản công bất ngờ.

Những điều đó cần phải có cần nhất là mưu trí của dân ta và sự chỉ huy giỏi của các vị tướng và vua.Củng cố khối đại đoàn kết của dân tộc

Áp dụng cho các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là Lê Lợi(có sự đoàn kết của dân ta đồng lòng tìm về Lam Sơn

Trận Tốt Động -Chúc Động(cuối năm 1426) phản công và đánh vào điểm yếu của nghĩa quân ở Cao Bộ

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
Ngân Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 6 2019 lúc 10:14

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X)

Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 – 1288 của thế kỉ XIII)

Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI)

Khởi nghĩa Lam Sơn (cuối thế kỉ XIV)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 5 2018 lúc 14:35

Đáp án C

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X)

Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 – 1288 của thế kỉ XIII)

Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI)

Khởi nghĩa Lam Sơn (cuối thế kỉ XIV)

Bình luận (0)