là phải dựa vào nhân dân, đại đoàn kết dân tộc, phát triển thành cuộc chiến giải phóng dân tộc quy mô cả nước, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
Tham khảo: Cách kết thúc chiến tranh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại bài học lịch sử gì với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm - Tech12h
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đấu thế kỉ XV. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, đặt chế độ thống trị tàn bạo đối với nhân dân ta. Sau kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, tháng 2 năm 1418 Lê Lợi, Nguyến Trãi cùng nhiều tướng lĩnh dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Từ một lượng mỏng manh trong những ngày đầu, nghĩa quân đã phải trải qua những năm tháng cực kì gian khổ. Rồi với lòng yêu nước thiết tha, được sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã đứng vững, đánh tan các cuộc tấn công của địch và từng bước giành thắng lợi, tháng 11 năm 1426 nghĩa quân đã giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động. Sau thất bại này tướng giặc là Vương Thông đã “ sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước”. Với mục tiêu cao cả là đuổi giặc cứu nước giành lại độc lập cho dân tộc. mỗi khi quân địch đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược, xin rút quân về nước thì ta sẵn sàng mở đường cho chúng rút lui, vì vậy sau khi nhận được thư của Vương Thông, Lê Lợi đã mở ra cuộc đấu tranh hòa nghị với địch. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi đảm đương cuộc hòa nghị này. Sau một thời gian thương lượng, hai bên đã đi đến kết quả: Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, quân ta đảm bảo các điều kiện an toàn cho địch rút lui. Tuy nhiên sau đó Vương Thông đã có những hành động gian trá, phản bội lại những điều đã cam kết. Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng với nghĩa quân tiếp tục tìm nhiều mưu kế để chiến đấu chống giặc Minh. Đươc sự ủng hộ của nhân dân cùng với mưu trí tài ba của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân đã làm nên chiến thắng vang dội Chi Lăng – Xương Giang( 11/1427), tướng của giặc Minh là Vương Thông lần này bị thất bại nặng nề, lâm vào cảnh” kế cùng, lực kiệt”, một lần nữa Vương Thông đã cầu xin giảng hòa để rút quân về nước, đó là lí do của Hội thề lịch sử ở phía nam thành Đông Quan. Trong hội thề, Vương Thông cam kết rút quân về nước, trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Lê Lợi tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước, lại còn cấp cho 500 chiến thuyền, mấy nghìn con ngựa cùng với đầy đủ lương thực và sai sửa sang cầu cống, đường sá để cho chúng rút quân về nước. Quân Minh hết sức cảm động, lạy tạ những người lãnh đạo đầy khoan dung, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây là bài học giảng hòa trong thế thắng, thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta.