Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bạch Giang
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Chipu khánh phương
26 tháng 4 2016 lúc 22:09

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

con chim chích

 

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

 

Duong Thi Nhuong
27 tháng 4 2016 lúc 22:21

Bạn Chipu khánh phương ơi bạn có thể nêu ý nghĩa của từng khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác ko ngủ dc ko bạneoeo???

 Mai mk thi Văn rùi giúp mk vsgianroi

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
4 tháng 3 2018 lúc 19:12

Bác Hồ là người gần gũi với nhân dân và bộ đội và đặc biệt Bác có tình yêu thương bao la và rộng lớn

Thiên thần chính nghĩa
2 tháng 5 2016 lúc 20:41

 Bn có phải fan của truyện Conan ko? Mk thấy bn có hình ShinichiRan nên mới hỏi vậy, nếu đúng thì nhớ nhắn tin cho mk nhé!!! eoeo

đỗ thị kiều trinh
2 tháng 5 2016 lúc 20:43

BẠN TRẢ LỜI GIÙM MÌNH ĐI!khocroi

trương lê bảo kha
Xem chi tiết
Lê Dung
23 tháng 6 2017 lúc 20:58

- Về hình dáng con trỏ soạn thảo giống như vạch thẳng đứng và luôn nhấp nháy, con trỏ chuột giống chữ I
- Về phạm vi con trỏ văn bản chỉ di chuyển trong vùng soạn thảo còn con trỏ chuột di chuyển trên toàn bộ màn hình soạn thảo bao gồm cả vùng soạn thảo cả ngoài vùng soạn thảo (khi ra khỏi vùng soạn thào con trỏ chuột biến hình thành mũi tên chỉ)

Các thành phần của văn bản hình như là:

Kí tự

trang

dòng

đoạn

Lê Dung
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 19:41

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

  

 

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2. 

- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6   thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Câu 3. 

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4.

- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

Câu 5.

- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.

- Tác dụng :

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II. Luyện tập

Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau :

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

Phương Thảo
20 tháng 10 2016 lúc 15:07

1 . Cảnh Côn Sơn

suối : rì rầm

đá : rêu phơi

rừng thông : mọc như nêm

trúc : bóng râm

=> tg đã gợi lại những âm thanh , sự vật , cây cối để ns lên thiên nhiên lâu đời , nguyên thủy

Gợi ko gian thoáng mát tạo nên sự thanh tịnh , thanh cao trong lành.Cảnh đẹp nên thơ , tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ.

<=> Cảnh đẹp của Côn Sơn là vẻ đẹp ngàn xưa , thanh cao và yên tĩnh.

Qua đây chứng tỏ tg là ng yêu thiên nhiên

2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên

Ta: _ nghe như tiếng đàn cầm bên tai

_ ngồi chiếu êm tìm bống mát -> nằm

_ ta ngâm thơ

=> Điệp từ : "ta" đc điệp lại 5 từ .

=> Khẳng định thế lm chủ của con ng trước thiên nhiên

<=> Nhấn mạnh sự có mặt của tg ở mọi nơi đẹp ở Côn Sơn

Đây là sở thích tinh thần và tìm kiếm những cảm giác thư thái cho tâm hồn .

Vì vậy tg mong muốn đc hòa hợp vs thiên nhiên . Muốn tìm kiếm sự tươi mát cho tâm hồn.

<=> Tổng kết : Vs hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh vật Côn Soqn nên thơ hấp dẫn , đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn.

 

 

PhamKhanhNam
Xem chi tiết
Laville Venom
8 tháng 5 2021 lúc 19:20

tk 

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

Mun Tân Yên
8 tháng 5 2021 lúc 19:27

TK#

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dán kính của dân tộc Việt Nam.

Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.

“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.

Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

Letters
8 tháng 5 2021 lúc 19:43
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác
Nguyễn Quỳnh Chi Mê-nu
Xem chi tiết
Hà Ngân Hà
28 tháng 2 2017 lúc 8:58

C1: Bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + A để bôi đen (chọn) toàn bộ văn bản.

C2: Bạn đặt con trỏ chuột ở đầu văn bản, giữ shift sau đó kéo đến cuối văn bản và click chuột

C3: Bạn đặt con trỏ chuột ở đầu văn bản, giữ chuột và kéo xuống phía cuối văn bản.

Chúc bạn học tốt.

Hương Giang
27 tháng 2 2017 lúc 6:12

sgk bài soạn thảo văn bản

Totoro 1096
Xem chi tiết
Phạm Đôn Lễ
17 tháng 9 2018 lúc 19:50

viết rõ đề bài ra ko hiểu

khong can thiet phai bie...
17 tháng 9 2018 lúc 19:52

đúng rồi đấy

Trần Thanh Phương
17 tháng 9 2018 lúc 20:03

\(\left|x-5\right|+\left|x+4\right|\ge\left|x-5+x+4\right|=\left|-1\right|=1\)

Vậy \(\left|x-5\right|+\left|x+4\right|\ge1\)

P.s : đây là rút gọn dưới dạng bất đẳng thức, nếu muốn rút gọn nữa thì đợi chút

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết