Những câu hỏi liên quan
Trần Bình Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nghĩa
2 tháng 3 2016 lúc 16:28

Các văn kiện:

-Nam quốc sơn hà, tương truyền của Lí Thường Kiệt xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2 (1075-1077).

- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 (1285).

- Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xuất hiện vào giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

- Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện trong cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh (1789).

Trích đoạn nội dung của văn kiện Hiểu dụ tướng sĩ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

*Ý nghĩa của văn kiện:

- Hai câu đầu nói lên mục đích quyết tâm đánh giặc là để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ những bản sắc văn hóa và phong tục lâu đời của dân tộc (hai yếu tố “dài tóc”, “đen răng”).

- Hai câu tiếp theo là sự khẳng định quyết tâm tiêu diệt địch: làm cho quân giặc không kịp trở tay, không cón một manh giáp, một chiếc xe nào để trở về.

- Câu cuối cùng là sự khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước, dân tộc ta, đánh địch để cho nó biết rằng nước nam là một nước anh hùng đã có chủ.

Bình luận (0)
Lan Bùi Thị
Xem chi tiết

Tức là vào giai đoạn mà Tây Sơn mới làm chủ được vùng lãnh thổ phía nam Tổ quốc, sự câu kết giữa quân xâm lược Xiêm với quân bán nước Nguyễn Ánh làm cho so sánh lực lượng có lợi cho địch và bất lợi cho nghĩa quân. Trước sức tiến công mãnh liệt của 5 vạn quân Xiêm, quân ta đã thực hiện phương thức vừa đánh chặn, vừa rút lui, vừa tiêu hao và làm chậm bước tiến của địch, vừa bảo toàn lực lượng của mình. Cuộc lui quân chiến lược này đã tạo ra thời gian cần thiết khiến kẻ thù lộ rõ bản chất, bộc lộ rõ mạnh yếu, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa thế trận theo chiều hướng có lợi để di quân phản công chiến lược.

Nghĩa quân Tây Sơn thực hành phản công, tiến công khi quân Xiêm đang trong thế tiến công, tuy về chính trị, thế của chúng đang mất dần. Chính vì vậy mà quân Xiêm không ngờ được Nguyễn Huệ sẽ quyết chiến với chúng ở ngay trên sông Tiền Giang, khi ông vừa hành quân từ Quy Nhơn vào. Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm địa bàn tác chiến chiến lược. Đó là nơi rất thuận lợi cho việc ém quân, giấu pháo, đồng thời tiện cho việc cơ động lực lượng tiêu diệt địch khi chúng dấn thân vào trận địa phục kích. Không chỉ sáng suốt trong lựa chọn địa bàn tác chiến, Nguyễn Huệ và nghĩa quân còn giỏi trong nghi binh, tạo thời cơ và chọn thời điểm tiến công thích hợp. Thoạt đầu, Nguyễn Huệ mở một vài trận tập kích nhỏ, vừa để thăm dò, vừa khiến cho quân giặc tưởng lầm rằng lực lượng của Tây Sơn nhỏ yếu mà thêm chủ quan. Nguyễn Huệ lại giả vờ sai sứ sang điều đình ngừng chiến với Chiêu Tăng và Chiêu Sương và giả vờ xin hàng phục chúng, vừa để kích động thêm sự chủ quan vừa gây thêm mâu thuẫn giữa tướng Xiêm với bọn Nguyễn Ánh. Vào đêm 18 rạng ngày 19/01, khi địch tấn công, một số thuyền quân Tây Sơn ra đánh chặn rồi giả thua, rút dần về phía Rạch Gầm - Xoài Mút nhằm dụ địch vào trận địa mai phục. Quân Xiêm tưởng ta yếu, thúc quân đuổi theo và trúng kế của Nguyễn Huệ. Thời điểm tác chiến lúc đó cũng đúng vào giai đoạn nước triều bắt đầu lên, càng tạo thêm thế mạnh cho sự tiến công của quân Tây Sơn. Do đó hiệu quả chiến đấu càng cao hơn.

Bình luận (0)
🍀thiên lam🍀
9 tháng 5 2021 lúc 21:43

Tk:

- Triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch. 

- Thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt.

- Phục kích, vận động tiêu diệt địch.

Bình luận (0)
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Người Dưng(︶^︶)
2 tháng 5 2022 lúc 16:37

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

 

Bình luận (0)
anime khắc nguyệt
2 tháng 5 2022 lúc 16:38

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 11:40

- Một số nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh:

+ Triệt để tận dụng các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

+ Tạm thời lui binh, chọn điểm tập kết quân thủy - bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
3 tháng 4 2017 lúc 21:42

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Bình luận (0)
Đặng Quốc Khánh ( dặt dẹ...
3 tháng 4 2017 lúc 21:45

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì : 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9 năm 1792

1)Tước hiệu

2)Niên hiệu

3)Thụy hiệu

4)Miếu hiệu

5)Triều đại

6)Thân phụ

7)Sinh

8)Mất

( bảng dưới)

Long Nhương Tướng Quân, Bắc Bình Vương, Quang Trung Hoàng Đế
Quang Trung: 1788 - 1792
Vũ Hoàng Đế
Tây Sơn Thái Tổ
Nhà Tây Sơn
Nguyễn Phi Phúc
1753
Bình Định, Việt Nam
16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
nhi nguyễn
Xem chi tiết
Đậu Hũ Kho
21 tháng 4 2021 lúc 18:52

Phân tích nguyên nhân dẫn đến  thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược thế kỉ 18

* Nguyên nhân thắng lợi:

   + Truyền thống yêu nước, kiên cường, dũng cảm đánh giặc của nhân dân ta.

   + Người lãnh đạo tài ba. Sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ - Quang Trung 

   + Đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm 1785, Nguyễn huệ đã chọn vị trí để tiêu diệt giặc đúng đắn là khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Sự đoàn kết giữa nhân dân, triều đình và người lãnh đạo.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

 

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. 

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm

 

- Cuối năm 1784, chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.

- Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 1 2017 lúc 7:39

- Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 – 1788)

+ Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm . Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ

+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

Bình luận (0)
Yến Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:40

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.



Bình luận (1)
HUYNH NHAT TUONG VY
14 tháng 5 2017 lúc 18:50

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Bình luận (0)