Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hiền Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
8 tháng 4 2021 lúc 21:21

Tham khảo!

Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :

 

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ :

“Ai bảo chăn trâu là khổ ! “

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được

Chưa đánh roi nào đã khóc !

 

Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.

Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.

Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?

“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.

Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.

Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.

Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :

“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.

Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.

Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?

Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.

Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.

Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.

Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.

Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.

Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.

Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.

Aurora
8 tháng 4 2021 lúc 21:26

Tôi có đọc một bài thơ của nhà thơ Giang Nam, trong đó có đoạn tôi rất thích :

 

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ :

“Ai bảo chăn trâu là khổ ! “

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được

Chưa đánh roi nào đã khóc !

 

Đọc đoạn thơ tôi cảm nhận được tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non : Cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra “… chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.

Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong những cảm giác nhẹ nhàng, những cảm nhận tinh tế, trân trọng về mùa cốm. Một thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ đến cốm và cảm nhận bước chân mùa cốm đang trở về.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.

Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không ?

“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

Thạch Lam đã giới thiệu làng làm cốm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh… cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”.

Nhà văn – với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”.

Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sống người Việt, thể hiện một nét văn hoá đẹp khi “cốm để làm quà sêu tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.

Nét văn hoá của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam miêu tả ở cách thưởng thức cốm :

“… ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”. Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,… cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc…”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.

Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê, được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.

Đầu tiên, nhà văn nghĩ về tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo… bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con ; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình ?

Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu… tiếng trống chèo… câu hát huê tình của cô gái…” làm sao không rung động nỗi lòng.

Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… thấy cái thú giang hổ… không cẩn uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống !”.

Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sống nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.

Xúc động nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến… bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.

Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang mùa hè. Con ngươi Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhớ quê hương da diết.

Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.

Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi gắm cả tấm tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.

# Tham khảo

AI HAIBARA
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
20 tháng 3 2018 lúc 14:55

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho "giá gương" khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: Đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết "cho" và biết "chia sẻ". Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: Từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi... Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công

Kiên-Messi-8A-Boy2k6
20 tháng 3 2018 lúc 14:56

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Những cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, băng rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

nguyenthuyrang
20 tháng 3 2018 lúc 15:05

bai 6 va bai bon nhu the nao phai viet ra chu con dien do ngu

Lê thị lan hiền
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
22 tháng 10 2021 lúc 21:47

1 was searching

2 came

3 was trying

4 slipped 

5 fell

6 saw

7 plucked

8 dropped

9 climbed

Nguyễn Nguyên Minh Khánh
Xem chi tiết
Cát Tường Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
17 tháng 10 2021 lúc 23:01

Câu 18: A

Câu 19: B

Loan Tran
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
2 tháng 10 2023 lúc 17:16

Bài 5:

a) \(x^2-xy+x-y\)

\(=\left(x^2-xy\right)+\left(x-y\right)\)

\(=x\left(x-y\right)+\left(x-y\right)\)

\(=\left(x+1\right)\left(x-y\right)\)

b) \(xz+yz+4x+4y\)

\(=\left(xz+yz\right)+\left(4x+4y\right)\)

\(=z\left(x+y\right)+4\left(x+y\right)\)

\(=\left(z+4\right)\left(x+y\right)\)

c) \(x^2-x-y^2+y\)

\(=\left(x^2-y^2\right)-\left(x-y\right)\)

\(=\left(x+y\right)\left(x-y\right)-\left(x-y\right)\)

\(=\left(x-y\right)\left(x+y-1\right)\)

d) \(x^2+2x+2z-z^2\)

\(=\left(x^2-z^2\right)+\left(2x+2z\right)\)

\(=\left(x+z\right)\left(x-z\right)+2\left(x+z\right)\)

\(=\left(x+z\right)\left(x-z+2\right)\)

김하늘
Xem chi tiết
HT2k02
11 tháng 4 2021 lúc 10:56

undefined

nguyễn minh quân
Xem chi tiết
Thư Phan
28 tháng 4 2022 lúc 21:57

will do

need

won't be

will buy

won't write

will go

plant - will be

is - will die

calls - will stay

rain

recycles - will save

haven't cleaned

Trần Thị Mai
Xem chi tiết
Phong Thần
29 tháng 5 2021 lúc 19:57

a. Xét tam giác ABD và tam giác HBD có:

góc BAD = góc BHD = 90 độ

BD là cạnh chung

góc ABD = góc HBD ( BD là tia phân giác của góc B)

Vậy tam giác ABD = tam giác HBD ( cạnh huyền - góc nhọn)