Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nghi Nguyễn
-Quan sát lược đồ Châu Mỹ ở trang 17 sách “Tập bản đồ Địa lý 7”: a-Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương nào? b-Kể tên các biển của châu Mỹ? Các biển này thuộc về đại dương nào? c-Kể tên các vịnh của châu Mỹ? Theo em, vịnh nào có diện tích lớn nhất? 2-Đọc thông tin trong SGK Địa lý 7 (trang 109-112) và trả lời các câu hỏi: a-Chủ nhân đầu tiên của châu Mỹ là ai? Họ thuộc chủng tộc nào? Nguồn gốc thực sự của họ có phải ở châu Mỹ không? Tại sao? b-Người Anh-điêng đã đạt tới trình độ phát triển...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Lê Thanh Bình
Xem chi tiết
Kim Minha
28 tháng 12 2021 lúc 19:07

1, Có 10 hoang mạc ở Châu Phi:

- Hoang mạc Sahara – hoang  mạc lớn nhất châu Phi và là sa mạc nóng lớn nhất thế giới, tại nhiều quốc gia Bắc Phi

- Hoang mạc Kalahari – sa mạc bao trùm lên phần lớn diện tích của Botswana và các bộ phận của Namibia và Nam Phi

- Hoang mạc Karoo - sa mạc bao gồm các bộ phận phía nam Nam Phi.

- Sa mạc Namib – sa mạc ven biển Namibia

- Sa mạc Danakil – sa mạc nằm trong Tam giác Afar và bao gồm đông bắc Ethiopia, phía nam Eritrea, Djibouti và tây bắc Somalia

- Sa mạc ven biển Eritrea - sa mạc nằm dọc theo phần phía nam của bờ biển Eritrea và Djibouti, là một phần của Danakil.

- Sa mạc Bara Lớn - sa mạc bao gồm các phần phía nam Djibouti

- Sa mạc Ogaden - sa mạc ở đông nam Ethiopia và khu vực phía bắc và giữa Somalia

- Sa mạc Chalbi – sa mạc ở miền bắc Kenya, dọc theo biên giới với Ethiopia.

- Sa mạc Lompoul - sa mạc nằm ở phía tây bắc Sénégal, giữa Dakar và Saint-Louis

2, 

Châu Phi tiếp giáp với các biển, đại dương:

+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải;

+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ;

+ Phía đông và đông nam giáp Ấn Độ Dương;

+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.

3, Tên của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi là:

- Môi trường xích đạo ẩm.

- Hai môi trường nhiệt đới.

- Hai môi trường hoang mạc.

- Hai môi trường địa trung hải.

 

 



 

Lili
Xem chi tiết
Hằng Phạm
Xem chi tiết
FL ABC
Xem chi tiết
Chuu
18 tháng 2 2022 lúc 20:53

Châu Mĩ giáp với những đại dương sau:

- Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.

- Phía Tây giáp Thái Bình Dương.

- Phía Đông giáp Đại Tây Dương.

Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 20:53

Thái Bình Dương

Đại Tây Dương

Bắc Băng Dương

phong Vũ
18 tháng 2 2022 lúc 21:08

Đại Tây Dương 

Bắc Băng Dương

Thái Bình Dương

HT

lê ngọc trân
Xem chi tiết
Trường Phan
28 tháng 12 2021 lúc 18:55

– Châu Phi giáp các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

– Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi: Bồn địa Sát, Bồn địa Nin Thượng, bồn địa Công gô, bồn địa Ca-na-ha-ri; sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi; dãy núi At-lat, dãy Đrê-ken-bec; hồ Vic-to-ri-a….

Chúc bạn học tốt!!

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Từng châu lục tiếp giáp với đại dương:

+ Châu Mĩ tiếp giáp với Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương

+ Châu Á tiếp giáp Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương

+ Châu Phi tiếp giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương

+ Châu Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

+ Châu Đại Dương tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

- Nước Việt Nam nằm ở Châu Á. Tiếp giáp với biển Đông thuộc Thái Bình Dương.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Châu Mỹ nằm trên những bán cầu: Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây. Lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến gần châu Nam Cực (từ 720B đến 540N, khoảng 126 vĩ độ).

- Các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ: Bắc Băng Dương; Thái Bình Dương; Đại Tây Dương.

ĐỨC TRỌNG
Xem chi tiết
Lê Như Ý
15 tháng 12 2023 lúc 19:03

1.

- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).

- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.

 

2.a)

Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :

- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.

- Địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...

+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).

Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:

- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.

- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với

kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông

– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.

- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ

Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là

-Sông Von-ga (3 690 km)

-Sông Đa-nuýp (2 850 km)

-Sông Rai-nơ (1 320 km).

My Lai
Xem chi tiết
Hồng Hài Nhi
Xem chi tiết
santa
27 tháng 12 2020 lúc 22:40

a)Vị trí của châu phi là:

-Đại bộ phận lãnh thổ châu phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng 2 bên đường xích đạo

-Tiếp giáp:

+Phía Bắc giáp với địa trung hải

+Phía đông bắc giáp biển đỏ

+Phía đông nam giáp ấn độ dương

+Phía tây giáp đại tây dương

b)-Hinh dạng: châu phi có dạng hình khối

-Đặc điểm: đường bờ biển ít bị cắt xẻ, ít vịnh, ít bán đảo

-Địa hình: địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Hướng nghiêng chính của định hình châu Phi : Đông Nam - Tây Bắc