Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, các triều đại phong kiến phương bắc nào xâm lược nước ta
Từ thế kỉ thứ X đến thế kỷ thứ XIV các triều đại phong kiến phương bắc nào xâm lược nước ta
Tham khảo
Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV trải qua 3 triều đại là triều đại nhà Lý, Trần, Hồ và thời kỳ Bắc thuộc, có thể coi đây là lần Bắc thuộc thứ hai.
Câu 1: Triệu Đà xâm lược Âu Lạc năm bao nhiêu? Thời điểm tính đến năm 2000 là bao nhiêu năm?
Câu 2: Kể tên lần lượt các triều đại phong kiến Phương Bắc đã từng xâm lược nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X?
Mọi người giúp mk nhé, cảm ơn mọi người!
1/-năm 207 TCN
-được 1842 năm
2/- Nhà Hán, Nhà Ngô, Nhà Tùy, Nhà Đường, Nhà Lương, Nhà Triệu.
nếu bạn thấy đúng thì tick cho mình
- Thời Triệu Đà: Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Nhà Hán: chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhà Ngô: tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).
- Nhà Lương: chia Âu Lạc thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
- Nhà Đường: đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
bn tham khảo https://loigiaihay.com/trong-thoi-gian-bac-thuoc-nuoc-ta-da-bi-mat-ten-bi-chia-ra-nhap-vao-voi-cac-quan-huyen-cua-trung-quoc-voi-nhung-ten-goi-khac-nhau-nhu-the-nao-c81a14281.html
Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 2 (Chác thế bn ạ)
-Phản ánh những biến động về địa giới hành chính của Việt Nam từ năm 43 đến năm 541, qua tay 7 triều đại phong kiến phương Bắc: Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương.
-Thời Đông Hán, lãnh thổ Việt Nam hiện nay thuộc bộ Giao Chỉ - gồm 9 quận, tức là lãnh thổ nước Nam Việt cũ cộng thêm đất 3 quận Đạm Nhĩ, Chu Nhai và Nhật Nam. Cuối thời Hán đổi gọi bộ Giao Chỉ thành Giao Châu như các châu của Trung Quốc. Từ cuối thời Tam Quốc, Đông Ngô cắt đất phía bắc ra khỏi Giao Châu để lập ra Quảng Châu. Sang thời Lương có đặt thêm nhiều châu nhỏ do chính sách điều chỉnh địa giới hành chính của Lương Vũ Đế trong cả nước Lương.
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc từ thế kỉ I - XVIII
Nhà nước Đại Việt từ thế kỉ X - XV, XVI - XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX
Kinh tế và văn hóa từ thế kỉ X - XV, XVI - XVIII
giúp em với ạ 😖😖
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
chính sách cai trị của các triều đậi phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta(từ năm 179 TCN đến thế kỉ X)được thể hiện như thế nào?Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?
chính sách cai trị của các triều đậi phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta(từ năm 179 TCN đến thế kỉ X)được thể hiện như thế nào?
=> chúng đàn áp nhân dân ta ; bắt phải nộp của cải , vật chất quý . Chính sách tô thuế nặng nề và hà khắc lên nhân dân ....
Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?
=> luôn luôn có ý chí đoàn kết ; 1 chung 1 lòng vì nước quyết thắng để đuổi giặc ngoại xâm
Vì sao các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15 lại đánh thắng các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là gì ?
Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
nội dung chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 5
Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.
Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 các triều đại phong kiến phương Bắc đã đặt ách cai trị lên đất nước ta như thế nao? Theo em chính scahs nào thâm hiểm nhất? Vì sao?
chính sách đồng bộ dân ta để dễ bề thống trị bắc đã đưa dân TQ qua sống học phong tục tập quán của họ dạy chữ Hán
Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...