Hãy viết một bài băn nghị luận về việc học sinh quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.
Suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận quay cóp trong giờ kiểm tra . Help me . Cô ra đề như vậy nên k ai hiểu bằng học sinh chúng
Ngữ văn 9
nếu em là giáo viên
em sẽ tát vở mồm đứa copy
hoặc
cho nó ăn 0
cái gì không biết phải tra google nha bạn
không biết làm mai lên hỏi cô thử đi
viết bài văn nghị luận vs nội dung xoay quanh các vấn đề:
- bàn về 1 số tệ nạn, vấn nạn trong xã hội hiện đại ngày nay đối vs học sinh: gian lận trong thi cử, sử dụng điện thoại tùy tiện, bạo lực học đường...
- bàn về vai trò của tham quan du lịch vs học sinh.
Mai t kiểm tra rr!!! Giúp vs!!!
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.
Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…
Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.
Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.Đề bài : Nghị luận xã hội về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay .
Trả lời xong gửi lời kết bạn với mình nhé ! LOVE YOU >3
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh... mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,... khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít ỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiên thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”.... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,... rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Đề bài: Nghị luận xã hội về “Gian lận trong thi cử”
Bài làm
Tuổi học trò là tuổi thần tiên với những trò nghịch ngợm “Nhất quỷ nhì ma” vừa phá phách, vừa thông mình, thể hiện cho những kỷ niệm của tuổi trẻ một thời có một không hai. Sự thông mình thể hiện qua việc tiếp thu kiến thức, những trò chơi sinh hoạt trong trường lớp.
Nhưng thời gian gần đây nhiều học sinh đã sử dụng sự thông minh của mình vào những cám dỗ, vào những hành vi gian lận trong thi cử để đạt thành tích cao.
Gian lận thi cử là gì? Là hành động quay cóp nhìn bài không trung thực trong thi cử, mang tài liệu cấm vào phòng thi để mong có được điểm số cao trong học tập của mình. Những hiện tượng này là những hành động sai trái cần phải loại bỏ trong đời sống học đường.
Một điều thật sự đáng buồn vì việc gian lận trong thi cử đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống học đường hiện đại. Ở bất mỗi kỳ thi sau khi thi xong người ta vẫn thấy những tài liệu, phao tài liệu, của học sinh vứt la liệt ngay cạnh phòng thi, ngoài cảnh trường, thùng rác… điều này cho thấy rằng việc gian lận trong thi cử vẫn xuất hiện và ngày càng nhiều hơn.
Điều này thực sự là hồi chuông cần phải cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà bởi nếu chúng ta sống gian dối, thường xuyên đạt những điểm số cao nhưng không thực chất, sống ảo thì rồi chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Bởi khi chúng ta lớn lên bảng điểm rất cao nhưng trong đầu rỗng tuếch không có chút kiến thức nào thì sẽ không thể nào làm việc tốt được.
Việc gian lận trong thi cử là một hành động thông minh của những học sinh cá biệt. Các bạn thông minh khi nghĩ ra cách để gian lận qua mắt thầy cô, vậy tại sao không sử dụng sự thông minh của mình vào mục đích đúng đắn, mà lại sử dụng vào những mục đích sai trái, những hành động thiếu trung thực như vậy.
Nếu các bạn sử dụng trí thông minh của mình vào việc học tập thì chắc chắn sẽ đạt được thành tích cao trong học tập, các bạn không cần phải gian lận mà vẫn đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra, việc gian lận trong thi cử là hành động vô cùng mạo hiểm bởi nếu bị phát hiện bị giám thị thầy cô biết thì bạn sẽ bị đuổi thi, hoặc đánh dấu vào học bạ. Việc gian lận trong thi cử sẽ trở thành một vết đen khó phai trong cuộc sống của bạn. Bạn sẽ phải trả giá đắt cho hành động gian dối của mình.
Khiến cha mẹ thầy cô buồn lòng, bạn bè xa lánh. Chính vì vậy khi muốn gian lận trong thi cử bạn hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng xem có dám đối mặt với những khó khăn khi bị phát hiện sự gian lận, nếu bạn đủ dũng cảm đối mặt với tình huống xấu nhất thì hãy thực hiện.
Việc gian lận lâu ngày cũng khiến bạn đánh mất dần sự trung thực của mình. Con người bạn ngày càng biến chất từ chỗ là người tử tế ngay thẳng chính trực bạn dần dần thành người gian dối, sống không ngay thẳng thích đi đường tắt. Gian dối sẽ thành bản chất con người bạn, lúc đó sẽ chẳng ai muốn chơi, gần gũi, yêu thương một con người suốt ngày gian dối.
Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu trung thực, gian dối trong thi cử có rất nhiều. Có thể do bạn học lười nhưng muốn đạt kết quả tốt không cha mẹ thầy cô trách phạt, do bệnh thành tích của nhà trường, thầy cô, do lòng tham của mỗi con người muốn mình tỏa sáng nổi bật trong tập thể lớp học nhưng lại không muốn nỗ lực bằng chính ý chí của mình.
Để giảm đi hiện tượng gian lận trong thi cử mỗi học sinh cần phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình là một học sinh thì việc học tập chính là điều quan trọng nhất.
Việc chúng ta học tập không phải là để cho cha mẹ, thầy cô mà cho chính tương lai của chúng ta. Nếu chúng ta có thể học tập tốt tích lũy với kinh nghiệm cho tương lai thì có thể xây dựng ước mơ của mình thành công.
Đúng như câu nói của Lê Nin rằng “Học, học nữa, học mãi” chính là câu nói đúng đắn, là lời khuyên chân thành của một người tiền bối khuyên nhủ cho lớp trẻ chúng ta phải cố gắng học tập để xây dựng một đất nước giàu mạnh, tốt đẹp hơn
Bài làm
Thế giới đã bước vào kỷ nguyên của công nghệ đòi hỏi ở con người rất nhiều năng lực để làm việc thành công và có cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết điều đó. Hiện nay nhắc đến chuyện học hành và nghiêm túc trong kì thi là nhà trường rất là nhức nhối, đau đầu về hiện trạng này. Mặc dù nhà trường đã ra hàng loạt những biện pháp răng đe nhưng vẫn chưa mấy là hiệu quả. Nên chúng ta đã không mấy xa lạ với việc tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử của các bạn học sinh hiện nay.
Vậy trước hết chúng ta cần phải hiểu “gian lận trong học tập và thi cử” là gì? Gian lận trong học tập thi cử là hành vi thiếu tính trung thực cho việc học, không ngay thẳng chỉ mải mê để có được một con điểm ảo mà không biết rằng mình đã bỏ quên đi kiến thức thực sự của mình
Gian lận trong học tập và thi cử sẽ tạo ra một kết quả ảo thành tích ảo thì chắc chắn một điều rằng ngành giáo dục sẽ đi xuống. Những ngươi còn đang ngồi ghế nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và sẽ gây ra nhiều hệ luỵ mà chúng ta chua lường tới
Gian lận trong học tập và thi cử làm cho ý chí vươn lên của mỗi người sẽ giảm mạnh. Nó làm nảy sinh ra bệnh lười thì tương lại của ngươi đó sẽ rất mù mịt. Người hay gian lận trong học tập và thi cửl đã tự hạ thấp bản thân nhân phẩm của mình họ đã đánh đi lòng tự trọng của mình mà khôgn hề hay biết.
Hiện tại có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gian lận trong học tập, thi cử nhưng một trong những nguyên nhân là hiện nay nếu mà muốn có được điểm cao một thành tích cao trong học tập để được những điều đó học sình đã phải “bày mưu tính kế” để làm sao có thể đạt được những điều đó.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận trong học tập và thi cử một phần do học sinh không chịu học bài hay là lười biếng học nên mới sảy ra hiện tượng gian lận trong học tập và thi cử. Nếu một phần là do học sinh một phần con lại bộ giáo dục cần phải có một chức trách nhiệm về vấn đề này chương trình giáo dục Việt Nam ta rất là nặng về lý thuyết . Ở nước ngoài học lúc nào cũng đi đôi với hạnh nên khi giảng xong thì được thực hành dể tiếp thu bài vở , còn giáo dúc Việt Nam đè nặng lý thuyết nên đâm ra các học sinh lại rất là lười lý thuyết nuốt khôgn trôi nên thành ra mới có chuyện gian lận trong học tập và thi cử
“Tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử” là một con dao hai lưỡi, là hiểm họa của đất nước. Không những nó tạo ra một kết quả giả dối, cạnh tranh thiếu công bằng, xuất hiện những điểm số “ảo”mà còn khiến người gian lận ảo tưởng về sức mạnh tri thức của bản thân, từ đó huênh hoang, kieu ngạo, làm ẩu làm liều gây nguy hiểm cho nhân dan và tổn hại cho đất nước.
Để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, nhất định chúng ta cần phải đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Mỗi học sinh phải có năng lực thực sự, thực sự là tinh hoa của đất nước. Thế nhưng, để tạo ra những tinh hoa ấy, mỗi giáo viên trước hết phải là một tinh hoa. Chỉ có tinh hoa mới tạo ra những tinh hoa còn kẻ kém cỏi chỉ tạo ra nhiều thêm những kẻ kém cỏi mà thôi.
Bên cạnh những bạn học sinh thường hay gian lận trong học tập và thi cử thì chúng ta có thể thấy biết bao tấm gương sáng ngời khác về lòng trung thực, ý chí vươn lên trong học tập để trở thành nhân tài đích thực đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số như ngày nay, đòi hỏi chúng ra phải có thái độ nghiêm túc trong việc học tập. Không tự giác học tập nghĩa là đánh mất đi mọi cơ hội để thành công.
Biện pháp để ngăn chặn những sự việc này không gì khác ngoài việc không tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử. Bản thân mỗi học sinh hãy chăm chỉ, siêng năng nghe thầy cô giảng bài, không được ngủ gật trong lớp. Hãy học tập một cách tự giác và cách nghiêm túc. Hãy tích cực tham gia các kì thi một cách trật tự, nghiêm túc, kiên quyết chống lại hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử.
Tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử là một hành vi xấu, cần lên án và xử phạt nghiêm khắc. Cả xã hội phải cùng chung tay góp sức đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi cuộc sống để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, trung thực, chát lượng và hiệu quả. Có làm được như vậy thì tri thức mới được nâng cao, con người mới được hoàn thiện và thành công trong cuộc sống, xã hội mới phát triển ổn định, đất nước phồn vinh.
Là một học sinh vẫn đang ngồi dưới ghế nhà trường phải phấn đấu mỗi ngày cho việc hòh tập và cũng không nên quên rèn cho mình thêm một nhân cách, một nhân phẩm tốt. Cần phải xác định mình đang học cái gì và mang những kiến thức mình học đi cống hiến cho đất nước.
Không có gì quý hơn tấm lòng trung thực. Và cũng không có gì chia rẽ chúng ta mạnh mẽ hơn là sự giả dối. Khi sống trung thực với chính mình và với người khác bạn mới nhận được sự tin tưởng, yêu thương và giúp đỡ của mọi người xung quanh. Hãy học tập một cách nghiêm túc, tích lũy tri thức một cách trung thực, thi cử công bằng thì bạn mới có được thành tựu chân thực và có giá trị. Cuộc vốn rất công bằng. Những gì bạn xây dựng nên bằng sự giả dối thì sớm muộn gì nó cũng sụp đổ và trả lại cho bạn sự đau khổ mà thôi.
# Chúc bạn học tốt #
Viết 1 đoạn văn nghị luận về vấn đề gian lận trong thi cử (5-8 câu)
Tham Khảo
Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ý thức chủ quan các em học sinh, nhiều bạn còn lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi mà các thầy cô giao dài và khó, gia đình tạo áp lực về thành tích học tập khiến các em tìm mọi cách để đạt được điểm cao để mọi người hài lòng. Việc gian lận thi cử tưởng nhỏ nhưng thực ra nó có tác động và hệ quả vô cùng to lớn đối với các em học sinh. Đầu tiên, nó tạo cho các bạn thói quen xấu, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để được điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Cũng từ hiện tượng này mà nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số đã không còn đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Muốn môi trường học đường tốt hơn, các em học sinh có điều kiện phát triển hơn thì trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, đẩy ra những tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để sau này trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.
Tham khảo
Vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục. Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn. Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ. Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!
Viết văn về gian lận trong thi cử (yếu tố biểu cảm,tự sự và miêu tả trong văn nghị luận)
viết đoạn văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của e về gian lận trong thi cử
Tham khảo nha em:
Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp
Tham khảo: Nghị luận về gian lận trong thi cử (7 mẫu) - Văn mẫu lớp 9
viết bài văn nghị luận về cho bạn chép bài khi làm bài kiểm tra ,thi cử (ý kiến phản đối)
Giáo dục là một trong những vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý, quan tâm hàng đầu. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng những khúc mắc, tiêu cực trong lĩnh vực này vẫn cứ tồn tại và lan rộng. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra hay nói cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
Gian lận trong thi cử là hành vi sử dụng tài liệu giấy, "phao" hay các thiết bị điện tử tinh vi như tai nghe, máy tính bỏ túi,... để quay cóp bài trong quá trình thi. Hành động vi phạm quy chế thi này xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là những bài thi học thuộc hoặc những kì thi quan trọng như thi cuối kì, thi Đại học,...
Việc gian lận trong thi cử có quy mô rải rác từ nhỏ đến lớn. Học sinh đi học ít nhất cũng có một lần không thuộc bài, đến gì kiểm tra thì tìm cách mở sách vở, lên mạng tra bài nhắm chép lại vào bài thi của mình, tránh bị điểm kém. Tại trường học, sự gian lận có thể bắt gặp từ những mảnh phao ruột mèo chữ nhỏ li ti vứt trong thùng rác, trong ngăn bàn mỗi lần thi học kì xong, xuất hiện nhiều sau những môn thi đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn như Văn, Lịch Sử, Địa lý,... Các bạn học sinh không ngại ngần kết hợp với nhau để được cùng mở sách, cùng dùng tài liệu, trao đổi bài cho nhau, nhắc bài, thậm chí lợi dụng sơ hở của giáo viên để đổi đề làm bài hộ nhau. Sự "thông minh" và lanh lợi này của học trò dường như đã trở thành thói quen, một phòng thi vài chục thí sinh, giáo viên coi thi cũng khó có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình để đưa ra hình thức xử phạt hợp lý.
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh. Đối với học sinh, xét cho cùng việc gian lận cũng chỉ để có điểm cao, không bị cha mẹ quở mắng. Như vậy, phụ huynh vô hình dung đặt lên vai con cái gánh nặng điểm số, điểm kém đồng nghĩa với việc ngu dốt, lười biếng mà không xét theo cả một quá trình cố gắng rèn luyện. Chính từ đó, các bậc phụ huynh có xu hướng mua điểm cho con để con được vào trường chuyên lớp chọn, làm rạng danh gia đình. Giáo viên vì áp lực dạy, nhà trường vì áp lực đầu vào,... tạo nên một hệ thống gian lận nhằm đảm bảo cho cái danh, cái vỏ ngoài lộng lẫy với những điểm giả cao chót vót.
Có ý kiến cho rằng, sự gian lận là do chính bản thân học sinh, vì lười biếng, ham chơi, dành thời gian học để chơi điện tử, trò chuyện với bạn bè, nước đến chân mới nhảy, không có ý chí vươn lên trong học tập mà chỉ muốn có điểm số để duy trì. Ý kiến này đúng nhưng dường như chưa đủ, vì một đứa trẻ sẽ không thể tự sinh ra những tính xấu, tìm cách lách luật nếu sống trong môi trường trong sạch, không bị đe dọa bởi đòn roi khi bị điểm kém mà thay vào đó là những lời động viên, giúp đỡ để cải thiện điểm số.
Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch. Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào tạo những cử nhân Đại học tương lai.
Gian lận là một hành vi xấu, gian lận trong thi cử là hành vi thể hiện sự mục ruỗng và thiếu vững chắc trong nền tảng giáo dục. Để có được một thế hệ có thể tự lực gồng gánh vận mệnh quốc gia, bản thân mỗi học sinh thay đổi thôi chưa đủ, cần có sự tác động từ cả gia đình trong việc quán xuyến, hình thành tính cách thật thà, trong sạch cho trẻ và nhà trường trong việc khuyến khích các em không đặt nặng điểm số mà hãy chú tâm vào chất lượng kiến thức. Học sinh cần hiểu rằng, điểm số không quan trọng, quan trọng là các em có gì trong tay để ra đời, có thể vận dụng những kiến thức bổ ích ấy vào xã hội.
Thế kỉ của hội nhập và phát triển sẽ không dung túng cho những trường hợp gian lận để đạt lấy thành công. Nếu chế tài xử phạt không quản lý được, ắt hẳn cuộc sống sẽ tự cô lập và đào thải các cá nhân, tổ chức có hành vi dối trá trong học tập và làm việc. Là mầm non tương lai của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi đạo đức và nói không với gian lận thi cử, chung tay xây dựng và kiến thiết môi trường học đường sạch sẽ, văn minh.
Đây nhé chúc bạn thi tốt!
Bài trên mk nhầm mk xin phép gửi lại ạ.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể.… Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.cho bạn bè chép cùng. thấy bạn chép nhưng không mách thầy cô
Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp,cho bạn chép bài, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.
Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?
Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh.
Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kỹ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao,`chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân.
Tuy nhiên tất cả những lý do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò.
Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục.
Hiểu được tâm lý học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi củng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lý học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.
Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”,… Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.
Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.
Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của mọi người. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của mọi người tươi đẹp và mãi mãi vững bền!
Viết 1 đoạn văn nghị luận về vấn đề gian lận trong thi cử (5-8 câu)
Nghị luận xã hội:
Viết 1 bài văn khoảng 300 từ bàn về hiện tượng gian lận trong thi cử