Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 7 2017 lúc 6:47

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

VÕ Ê VO
Xem chi tiết
Keria
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 8 2023 lúc 11:50

Đề miêu tả là đề 1.

Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.

datcoder
Xem chi tiết
Người Già
22 tháng 12 2023 lúc 23:13

Những đề tài  phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là: 

c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.

e. Vai trò của tình bạn.

Các đề tài này đều là những vấn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.

Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
31 tháng 12 2019 lúc 19:46

1-A

2-C

3-B

4-A

5-C

6-C

7-B

8-A

9-B

10-D

11-C

12-A

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
Xem chi tiết

Trong các đề tài sau, theo em, những đề tài phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là: 

a) Trải nghiệm một chuyến đi biển cùng bố mẹ.

c) Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.

e) Vai trò của tình bạn.

Các đề tài này đều là những vẫn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 10:42

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Huỳnh Mạnh Nguyên
15 tháng 3 lúc 20:21

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

Nhím Tatoo
Xem chi tiết
Kyubi hồ ly chín đuôi
5 tháng 9 2016 lúc 13:51

mình chỉ bạn nè. Bạn vào trang này nè: http://www.van.edu.vn/cam-nhan-cua-em-ve-tuy-but-mua-xuan-cua-toi-cua-vu-bang.html.

Mình không biết đúng yêu cầu của bạn không nhưng có thể nó sẽ giúp được bạn

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ

nhớ k mình nha

Akabane Karma
5 tháng 9 2016 lúc 12:20

bn vào học 24 có đủ các môn

Linh Linh
23 tháng 2 2019 lúc 18:52

Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Băng.

Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt.

Trong dòng cảm xúc của Vũ Bằng, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cầu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính:

Bữa ấy mưa xuân lất phất bay

Hoa xoan lớp lớp rụng

Vơi đầy hội chèo làng Đặng đi qua ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay

(Mưa xuân)

Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta "sống" lại và "thèm khát yêu thương.

Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.

Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

Không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan quen thuộc, nhà văn còn cảm nhận mùa xuân bằng tất cả những giác quan, những cảm xúc đặc biệt nhất của tâm hồn. Sự cảm nhận ấy được diễn tả bằng những câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm với một loạt các hình ảnh so sánh liên tưởng đầy ấn tượng: "Thú giang hồ" được cảm nhận êm ái nhớ nhung; nhựa sống trong lòng người căng lên được ví như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nầm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; tình cảm gia đình đầm ấm khiến lòng người vui sướng được nhà văn liên tưởng với cảnh không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Con mắt tinh tường của ông đã phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mát; bầu trời không còn đừng đục như màu pha lê mờ, sáng dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang trong trong có những làn sóng hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Cảnh sắc mùa xuân vốn đã đẹp vì mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, đến đây càng đẹp hơn. Đến mức chính tác giả cũng phải thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Mùa xuân ấy lắng động mãi, ngân nga mãi trong lòng người, để hôm nay, xa quê hương, một nỗi niềm như thương quê hương đến cồn cào, da diết cứ dâng lên hoá thành dòng cảm xúc ngọt ngào tươi mát, đằm thấm, dệt nên thiên tuỳ bút kiệt tác này.

nguyen trung kien
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
9 tháng 8 2016 lúc 18:52

MB : Chắc hẳn đối với mỗi miền quê thì cánh đồng lúa chính là nơi chúng ta có thể nô đùa vui chơi. Nó còn mang rất nhiều kỉ niệm đối với chúng ta về những buổi theo mẹ đi cấy đi gặt. Những mùa ấy khiến trong lòng chúng ta đều trào lên những cảm xúc về hình ảnh tươi mới trong trẻo nhưng cũng vô cùng gần gũi thân thương.

Vũ Khánh Ly
9 tháng 8 2016 lúc 18:52

Chắc hẳn đối với mỗi miền quê thì cánh đồng lúa chính là nơi chúng ta có thể nô đùa vui chơi. Nó còn mang rất nhiều kỉ niệm đối với chúng ta về những buổi theo mẹ đi cấy đi gặt. Những mùa ấy khiến trong lòng chúng ta đều trào lên những cảm xúc về hình ảnh tươi mới trong trẻo nhưng cũng vô cùng gần gũi thân thương.

Cánh đồng khi đang vào mùa thu gặp chắc chắn đều gợi cho tất cả chúng ta những cảm xúc vô cùng đặc biệt. Khi ấy bạn hãy đứng trước cánh đồng lúa, nhìn cánh đồng một màu vang tươi khiến ta cảm nhận được sự vất vả của những người nông dân một nắng hai sương mới làm nên những cánh đồng xanh tốt như thế. Cánh đồng lúa nơi tôi đang đứng trải dài về phía xa kia một màu vàng óng ải một màu của sự thu hoạch. Những bông lúa ríu rít vào nhau như đang nói những câu chuyện của từng bông một. Đôi khi những cơn gió mạnh thổi khiến chúng lại xô  vào nhau tạo nên những âm thanh xào xạc nghe rất vui tai. Những bông lúa trĩu nặng vàng ươm như đang muốn nói với những bác nông dân rằng hãy gặp tôi mang tôi về nhà đi tôi đã đủ đọ chín rồi.

Một buổi sáng đi ra cánh đồng ngắm nhìn vẻ mênh mông rộng lớn vẻ tươi mát của cánh đồng mang lại cho chúng ta thật nhiều những cảm xúc lạ. Ta dường như quên tất cả mọi bộn bề của cuộc sống để đắm chìm trong cánh đẹp nơi đây để ngắm nhìn những thành quả lao động của các bác nông dân như khiến chúng ta càng cảm thấy mình phải cố găng phải nỗ lực hơn nữa. Nhìn cảnh cánh đồng tươi tốt bông nào bông ấy mẩy căng tròn trịa như những hạt ngọc sáng lấp lánh có thể đoán được đây chắc chắn là một vụ mùa bội thu. Buổi sáng những hạt sương đêm vẫn đọng trên những kẽ lá những bông lúa khiến cho cảnh vật nơi đây càng thêm phần huyền ảo hấp dẫn. Mọi cảnh vật lúc này vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ một không khí tĩnh lặng im lìm đến lạ thường. Rồi những tia nắng dần dần phớt nhẹ trên những giọt sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lúc ấy cũng là lúc những bác nông dân đã ra đồng. Có bác chỉ ra xem vì lúa chưa chín chưa đến độ gặt. Nhìn bác nâng từng bông lúa xem từng gốc cây tôi mới thấm được cái sự vất vả của những người dân lao động những người nông dân phải vất vả như thế nào để có thể làm ra hạt gạo.

 

Phía xa xa đằng kia tôi đã thấy những gia đình có đến năm sáu người đã đi xuống ruộng gặt. Trời mùa hè nắng rất to nên mọi người phải tranh thủ khi trời còn chưa nắng  để xuống đồng gặt không đến khoảng vài tiếng nữa thôi khi ánh nắng trải khắp cánh đồng thì gặt lúa sẽ rất vất vả. Tôi thấy thấp thoáng có những cô bé cậu bé với những cái nón trắng đang nhấp nha nhấp nhô dưới đồng ruộng để theo chân bố mẹ đi gặt. Tiếng líu ríu chim sẻ, tiếng tinh tang lục lặc trâu, tiếng cười nói hòa vào nhau rộn ràng. Vài cô bé đội nón trắng, tranh thủ lúc thả trâu, đi mót những nhánh lúa sót lại, lúa vẫn vàng, hạt vẫn căng đầy như thiếu nữ mười tám. Các chú bé lại có thú vui khác, tay mỗi người đều có một chiếc lọ nhỏ, tay kia huơ huơ trên những gốc rạ, mỗi lần huơ huơ là một con cào cào hay châu chấu nằm gọn trong lòng bàn tay. Tiếng cười hồn nhiên vang dội cánh đồng miền núi.

Một lúc sau tôi đã nghe thấy tiếng của những tiếng máy tuốt lúa trên những mảnh ruộng gần đó. Tiếng máy chạy như thúc giục mọi người làm nhanh thêm lao động cật lực hơn. Một thoáng sau khi ánh nắng mặt trời đã lên cao ai nấy đều đã thấm mệt trên cánh đồng không còn  những tiếng nói cười của mọi người nữa thay vào đó là tiếng máy tuốt lúa ùn ùn đưa những bông lúa lớn vào máy và mang ra những hạt thóc vàng ươm óng ánh trông thật thích. Lúc lúc trên cánh đồng lại có những bác nông dân chở những xe lúa về những người không lấy rơm thì tuốt ở ngoài đồng để rơm đó cho  những nhà nuôi bò lấy về cho bò ăn. Ánh nắng đã lên ngày càng cao mọi người đã rủ nhau về chuẩn bị ăn cơm nghỉ ngơi để buổi chiều tiếp tục đi gặt tiếp.

Được ngắm nhìn cánh đồng lúa quê hương vào những ngày gặt thật khiến cho tâm hồn chúng ta thư thái và nhẹ nhõm rất nhiều. Dù đi xa đến đâu tôi cũng không thể quên được cảnh cánh đồng lúa đang vào mùa gặt ,cái mùa thơm của lúa cái mùi rơm rạ khiến cho tôi không thể nào quên được

Linh Phương
9 tháng 8 2016 lúc 19:12

Mở bài: Kết thúc một năm học căng thẳng và mệt mỏi, nhưng bù vào đó là một chuyến du ngoại về quê chơi. Em thích những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Buổi sáng thức dậy, ngoài đồng những tia nắng chiếu rọi xuống làm cho cánh đồng một màu vàng óng và những tia nắng ấy bắt đầu cho một ngày hè oi ả, nóng bức mà những đứa trẻ ở sài thành như chúng em sẽ chẳng bao giờ hiểu được.

Kết bài: Một kì nghỉ hè đầy thú vị, nếu các bạn ở thành phố mà cũng được cảm nhận mùa gặt lúa của các cô nông dân. Cảm nhận được mùi hương thơ của lúa ngoài đồng và mùa hạ. “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống của người nông dân.