Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm hoặc đồng?\
Vật lý lớp 7
Trả lời nghiêm túc nhé!
a. Vì nhựa là chất cách điện ko gây nguy hiểm tới tính mạng con người và nhựa cũng dễ sử dụng và an toàn nhất,tránh bị điện giật
b. Vì đầu của kìm (ko tính phần cán) bằng sắt và là vật dẫn điện nên phải dùng bọc bằng cao su để cách điện ko điện truyền đi,và khi có vỏ bọc bằng cao su sẽ tạo ma sát giữa tay cầm và cao su giúp lắm chắc
vì sao các lõi dây điện thường làm bằng đồng mà không làm bằng vàng hay kim loại khác ?
tham khảo:Về cơ bản thì dây điện lõi đồng có nhiều đặc tính ưu việt hơn dây điện lõi nhôm : độ dẫn điện, độ dãn dài, độ thắt,độ dẻo ... Tuy nhiên thì dây điện lõi nhôm lại có ưu điểm là nhẹ, cứng , rẻ tiền và đặc tính điện ổn định hơn dây điện lõi đồng(đối với nhiệt độ môi trường ...)
Tham khảo
Lõi dây điện được làm bằng đồng là vì:
- Nhiệm vụ của dẫy dẫn điện là truyền điện từ nguồn điện đến vật tiêu thụ điện để phục vụ đời sống con người nên lõi của nó phải là chất dẫn điện.
- Mặc dù vàng, bạc và đồng đều là chất dẫn điện tốt (tốt nhất là vàng, đến bạc rồi mới đền đồng) nhưng vàng và bạc là những kim loại quý hiếm nên đắt, còn đồng có nhiều, vừa dẻo lại vừa dai nên dễ kéo thành những sợi nhỏ nhưng vẫn bền và nó cũng rẻ hơn nhiều.
- Các kim loại khác thì dẫn điện không được tốt bằng đồng và về độ dẻo dao cũng không được như đồng
vì đồng thích hợp để dẫn điện còn vàng hay kim loại khác ko dẫn điện
cái này lớp 6 còn hc r
Trong các vật được làm bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt), bằng nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa, vật nào cách điện, vật nào dẫn điện.
Những vật làm bằng kim loại thì dẫn điện. Bằng nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa là những vật cách điện.
:Tại sao vỏ đây điện thường làm bằng nhựa hoặc cao su, còn lõi đây điện thường
làm bằng đồng?
Tham khảo:
Vỏ dây điện được làm bằng nhựa hoặc cao su do chúng là vật liệu an toàn, cách điện.
Lõi dây điện được làm bằng kim loại do khả năng dẫn điện tốt.
-vỏ đây điện thường làm bằng nhựa hoặc cao su để cách điện ở phía bên ngoài
-lõi đây điện thường làm bằng đồng là vì để truyền điện
Đem 1 vật nhiễm điện dương lại gần vật A thì thấy chúng hút nhau. Đưa A lại gần B thì thấy chúng đẩy nhau.
a) Hỏi vật A, vật B nhiễm điện gì? Vì sao?
b) Nếu đưa thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô lại gần vật A thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
Vật lý 7
Trả lời nghiêm túc nhé, cảm ơn nhiều ạ!
a, Vật A : nhiễm điện âm,vật B nhiễm điện dương
b, bị nhiễm điện
.......
a) Vật A bị nhiễm điện âm, vật B bị nhiễm điện âm
Vì 2 vật sẽ đẩy nhau nếu 2 vật mang cùng điện tích, 2 vật sẽ hút nhau nếu 2 vật mang khác điện tích
b) Thanh nhựa sẫm màu đã cọ xát với vải khô sẽ mang điện tích âm , nên thanh nhựa sẽ đẩy vật A
a) Vật A đã hút 1 vật nhiễm điện dương => Vật A khác cực với vật đó => Vật A nhiễm điện âm
Vật A đẩy Vật B => A và B cùng cực => Vật B nhiễm điện âm
b) chúng hút nhau.Vì mảnh vải khô và thanh nhựa là 2 loại điện tích khác nhau nên chúng hút nhau
điền các cụm từ (loại dây đồng hoặc nhôm,vỏ cách điện, hai phần)vào ô trống dây dẫn điện có bọc cách điện thường có ..... đó là ....và ..... lớp.... lõi dây thường làm bằng kim loại như....
Câu 4: Vì sao chảo dùng trong nấu ăn được làm bằng kim loại còn cán thường được làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ?
vì kim loại dẫn nhiệt tốt do đó làm thức ăn nóng nhanh hơn, nhựa và gỗ dẫn nhiệt kém do đó tránh khi ta cầm vào dễ bị bỏng
Câu 4: Vì sao chảo dùng trong nấu ăn được làm bằng kim loại còn cán thường được làm bằng nhựa hoặc bằng gỗ
Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên chảo được làm bằng kim loại
Còn gỗ và nhựa dẫn nhiệt kém nên cán thường là bằng nhựa và gỗ
vì kim loại dẫn nhiệt tốt do đó làm thức ăn nóng nhanh hơn, nhựa và gỗ dẫn nhiệt kém do đó tránh khi ta cầm vào dễ bị bỏng
Bài 16: a,Vì sao khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
b, Vì sao trên bề mặt hố vôi thường xuất hiện lớp màng mỏng màu trắng?
c, Vì sao các đồ vật làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí thường bị rỉ? làm cách nào để hạn chế sự gỉ của các đồ vật làm bằng sắt đó?
Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố
K = 39, Na =23, Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Al = 27, Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Ag =108,
C = 12, H =1, O = 16, S = 32, P = 31, F = 19, Cl = 35,5
a)
Khi đun nóng miếng đồng sẽ xảy ra phản ứng:
2Cu + O2 --to--> 2CuO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mCu + mO2 = mCuO => mCuO > mCu
=> Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.
b) Vì Ca(OH)2 sẽ tác dụng với CO2 có trong không khí, tạo ra kết tủa trắng CaCO3
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3\(\downarrow\)
c) Vì sắt tắc dụng với O2 trong không khí
3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
- Biện pháp:
+ Bôi dầu, mỡ chống gỉ sét lên đồ vật nhằm không cho kim loại tiếp xúc với không khí.
+ Tránh để đồ dùng nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời