“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”;
hãy tìm các từ ghép, từ láy có trong hai câu thơ trên.
Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng? Những tiếng nào không có âm đầu?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tiếng "ơi" không có âm đầu =) 10 tiếng ( Không chắc )
"Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"
Em hãy xác định và phân tích biện pháp tu từ ở hai câu trên
Tham khảo
Việt nam đất nước ta ơi
=> Nhân hóa: Làm tăng vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thể hiện sự tôn trọng đất nước của mình.
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
=> So sánh: Làm tăng mức độ của đất trời, ý nói nơi mình sống là đẹp, đẹp nhất (không nơi nào đẹp hơn). Từ đó toát lên vẻ đẹp thiêng liêng, vốn có của đát nước cũng như thể hiện tấm lòng yêu nước của mình.
tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong hai câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong hai câu thơ:
→ Việt Nam đất nước ta ơi
⇒ Tác dụng: khiến Hình ảnh đất nước Việt Nam trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”;
hãy xác định và cho biết tác dụng của phép ẩn dụ có trong hai câu thơ trên.
Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong trường hợp dưới đây:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
THAM KHẢO
→ Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Biện pháp ẩn dụ : Gọi các sự vật , phong cảnh của đất nước Việt Nam gọi chung là biển lúa vì chúng là biểu tượng của Việt Nam
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tác dụng của cách lựa chọn trật tự từ của tác giả trong câu thơ trên như thế nào?
Việt Nam quê hương ta
- Nguyễn Đình Thi –
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Trong bốn câu thơ đầu:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Theo em, những phẩm chất nào của người dân Việt Nam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ?
Câu 4: Xét theo cấu tạo, từ “rập rờn” trong câu “Cánh cò bay lả rập rờn” là loại từ gì? Hãy tìm thêm 3 từ cùng loại được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 5: Xác định nhịp thơ trong câu: “Việt Nam đất nắng chan hoà/Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh”?
Câu 6: Bài thơ trên đã gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương Việt Nam?
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Qua hai câu thơ trên, em có suy nghĩ gì về cảnh sắc của quê hương Việt Nam? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng 3 - 4 câu văn
Hai câu thơ trên đã cho thấy bức tranh Việt Nam giàu đẹp và bình dị một cách vô cùng sinh động, tỉ mỉ. Biển lúa mênh mong, hứa hẹn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hình ảnh đó đã góp phần tô đậm sự nên thơ bình dị của dất nước thân yêu này. Qua đó, ta có thể nhìn thấy một làng quê tươi đẹp, yên bình và vô vàn cảnh sắc tươi mới, hữu tình
Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.
Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.
Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung. Từ 6-8 câu sao cho vẫn có một cụm danh từ , tính từ