Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên ?
Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII phát triển theo đường đi lên, mà đỉnh cao là
A. nền chuyên chính dân chủ Gi-rông-đanh
B. nền cộng hòa lập hiến
C. nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh
D. nền cộng hoà Gi-rông đanh
tình hình kinh tế - chính trị của nước pháp trước cách mạng ? vì sao nông nghiệp pháp kém phát triển
*Tham khảo :
Tình hình kinh tế, xã hội
a) Kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
-Công thương nghiệp phát triển: tâp trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+ Công nhân đông, sống tập trung
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước châu Âu và phương Đông.
b) Chính trị
- Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.
- Xã hội: có 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế
+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuếm giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và giáo hội => không muốn thay đổi chế độ chính trị.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm: tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
=> Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc => Khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Nông nghiệp Pháp kém phát triển vì
Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?
Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phản tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bất Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).
Thực tiễn đau khổ của những năm chịu sự thống trị của giai cấp tư sản nước ngoài cho thấy giai cấp tư sản Pháp chỉ muốn kìm hãm Việt Nam trong vòng nô lệ, không cho Việt Nam phát triển (chỉ phát triển trong ngành công nghiệp chế biến, thuốc phiện, rượu; xây dựng rất ít trường học). Chính vì vậy, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ta không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà lại đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội là
A. phù hợp với xu thế của thời đại.
B. tất yếu khách quan.
C. phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
D. phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta.
Câu 5. Vì sao Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A.Nguyện vọng thiết tha của nhân dân là đánh đuổi Pháp Nhật giành độc lập.
B.Tình hình thế giới thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng của ta.
C.Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và Nhật- Pháp ngày càng gay gắt.
D.Lúc này Nguyễn Ái Quốc đã về nước và trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Vô sản
B. Phong kiến
C. Tự do dân chủ
D. Dân chủ tư sản
Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Dựa vào các cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội. Nhờ có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, phong trào cách mạng ở Trung Quốc dần dần phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).
Đáp án cần chọn là: D
Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?
A. Vô sản
B. Phong kiến
C. Tự do dân chủ
D. Dân chủ tư sản
Đáp án: D
Giải thích: Mục…3….Trang…15…..SGK Lịch sử 11 cơ bản
Qua những sự kiện của cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, hãy:
a. Chứng minh sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng hơn.
b. Giải thích vì sao Lê ninh gọi Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng"?
a. Chứng minh: Sau mỗi giai đoạn đi lên, quyền lợi của nông dân được giả quyết thỏa đáng hơn.
* Thời kì quân chủ lập hiến (14-7-1789, 10-8-1792)
- Quyền lợi: xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, tịch thu ruộng đất của giáo hội bán cho nông dân với giá cao.
- Nhật xét: Nông dân còn phải làm nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề; ruộng đất phần lớn nằm trong tay lãnh chúa chưa bị tịch thu, phần tịch thu của giáo hội đã ít lại bán với giá cao, nông dân không thể mua được; nông dân chưa được quyền bầu cử (chỉ dành cho người đóng thuế cao).
* Thời kì tư sản công thương (10-8-1792, 2-6-1793)
- Quyền lợi: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nông dân được tham gia bầu cử; quyền lợi kinh tế của nông dân không được giải quyết gì thêm.
- Nhận xét: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Pháp tiếp tục khủng hoảng.
* Thời kì chuyên chính Gia - cô - banh (2-6-1793, 27-7-1794)
- Quyền lơi: chia đất thành lô nhỏ bán trả góp trong 10 năm; trả lại nông dân những đất công bị lãnh chúa chiếm; xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân.
- Nhận xét: quyền lợi của nông dân được giải quyết thỏa đáng nhất là vấn đề ruộng đất, nông dân hăng hái tham gia cách mạng. Đây là nguyên nhân quan trọng để nước Pháp thắng thù trong giặc ngoài.
b. Lê nin gọi cách mạng tư sản Pháp là một cuộc "Đại cách mạng", vì:
- Cuộc cách mạng được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, được trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ, góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
- Sự tham gia đông đảo, tích cực, sáng tạo của quần chúng là động lực quan trọng thúc đẩy cách mạng phát triển, thiết lập nền chuyên chính dân chủ.
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản:
+ Lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết,
+ Mọi trở ngại phong kiến trong công thương nghiệp bị thủ tiêu.
+ Những nhiệm vụ dân chủ tư sản được hoàn thành: xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản; ban hành Hiến pháp 1791, đặc biệt là Hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại, chế độ cộng hòa được xác lập thông qua bầu cử.
+ Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
- Cuộc cách mạng này đã chứng minh: Giai cấp tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một giai cấp tiến bộ, cách mạng; quần chúng tham gia đông đảo và tích cực là lực lượng cách mạng nòng cốt và triệt để.
- Cuộc cách mạng còn có ý nghĩa: để lại dấu ấn và ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử tiến bộ của thế giới; thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến và thực dân.
Cách mạng tư sản Pháp là 1 cuộc Cách mạng điển hình, triệt để, dân chủ nhất, tiến bộ nhất:
- Điển hình:
+ Đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến
+ Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền nhiều tiến bộ
+ Tập hợp được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân nhân đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - nên chuyên chính Gia-cô-banh.
+ Mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và cũng cố của CNTB ở các nước tiên tiến bấy giờ.
- Triệt để:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ.
+ Thị trường dân tộc thông nhất được hình thành.
- Dân chủ:
+ Sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay.
- Tiến bộ:
+ Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"
cách mạng tư sản Pháp ảnh hưởng gì đến Bác , vì sao Bác lại theo cách mạng Nga mà không phải là cách mạng tư sản Pháp
Bác theo cách mạng Nga mà không phải là cách mạng Pháp là bởi vì nó đáp ứng được những điều mà bác mong nhân dân An Nam có được:
-Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết
-Chính quyền về tay nhân dân
Vì sao nền kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn bị coi là châu lục nghèo đói, chậm phát triển?
A. Hầu hết các nước Châu Phi có nền kinh tế đang phát triển mạnh.
B. Khoảng 3 - 4 nước Châu Phi còn nghèo, kinh tế kém phát triển.
C. Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng đóng góp 19% GDP toàn cầu.
D. Còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, kinh tế kém phát triển.
Đáp án D
Châu Phi là châu lục còn nhiều quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, đa số các nước còn nghèo với nền kinh tế kém phát triển. Mặc dù Châu Phi chiếm khoảng 14% dân số thế giới nhưng chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu.