Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu sau và cho biết tác dụng
Thiếu tiểu li gia , lão đại hồi
Tìm Cặp từ trái nghĩa và cho biết tác dụng trong câu sau
Thiếu Tiểu Li gia , Lão Đại Hồi
Cặp từ trái nghĩa là:
+ Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi)
+ Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.
Chúc bạn học tốt!
giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong 2 câu thơ
"thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
hương âm vô cải, mấn mao hồi" (giúp mjk với, đg cần gấp)
Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:
Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;
Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương
Giúp mik vs nha
1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.
VD : -Nước đi hay đấy.
-Nước lọc uống ngon quá.
Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập
+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.
+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.
Câu 3 :
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu
-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
Câu 4 :
Giàu - nghèo
Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.
Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?
Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.
Câu 7 : Thiếu nhi.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?
câu 8 :B
hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:
Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng
Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương
Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ
Thank Nguyễn Thái Sơn nha
Cho bài thơ:
"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến. bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"
a) Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
b) Cho biết hình thức của câu thơ cuối bài thơ? Nêu ý nghĩa của veĩc sử dụng hình thức đó.
a) Nội dung: Bài thơ miêu tả nỗi lòng đối với quê hương da diết , sâu nặng trong tâm hồn , tình cảm của người xa quê
Nghệ thuật : - Ngôn ngữ giản dị
- Hình ảnh gần gũi
- Sử dụng phép đối
Hình thức sử dụng : phép đối
Cử đầu >< Đê đầu
Ý nghĩa: Làm nổi bật tâm trạng của tác giả
nội dung là thể hiên tyêu quê hương của tác giả khi xa quê(í chính) nghệ thuật:-đối -kết hợp biểu cảm trực tiếp + gián tiếp -giọng điệu ngậm ngùi.,bi hài
Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai bản dịch thơ
“Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư”. Cho biết các
cặp từ đó trái nghĩa nhau theo cơ sở nào? GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤP ;-;
Em tham khảo:
Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi
Hồi hương ngẫu thư: trẻ / già
Các từ trái nghĩa dựa theo cơ sở đối lập nhau.
Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ và cho biết tác dụng của việc sd cặp từ trái nghĩa đó :
Bảy nổi ba chìm với nước non
nổi>< chìm
tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cuộc đời lênh đênh, vất vả, gập ghềnh của người phụ nữ trong xã hội xưa
nổi-chìm
Td: Nhấn mạnh thân phận lênh đênh, ko biết đi đâu về đâu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Cặp từ trái nghĩa ; chìm >< nổi
Tác dụng : làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh , không biết nương tựa vào ai của người phụ nữ trong xã hội xưa
a) đọc lại bài thờ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Dựa vào các kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.
b) Nâu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ.
c) Hãy tìm một số cặp từ trái nghĩa khác để chứng minh rằng một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
a) Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
c) + cau già - cau non; rau già - rau non
+ xấu - đẹp; xấu - tốt; xấu - xinh
+ hoa tươi - hoa héo; cá tươi - cá ươn
+ ăn yếu - ăn mạnh; học lực yếu - học lực giỏi
a) Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Tương Như và Trần Trọng San đã diễn đạt rất rõ ràng và tinh tế nội dung của hai bài thơ nổi tiếng trong Đường thi: tình quê hương đậm đà. Các cặp từ trái nghĩa trong bản dịch cũng thể hiện trung thành ý nghĩa của nguyên tác, đó là các từ: ngẩng - cúi (Cảm nghĩ ...); trẻ- già; đi- lại (Ngẫu nhiên viết...).
b) Tác dụng của các cặp từ trái nghĩa:
- Ngấng đầu - cúi đầu có tác dụng gợi ra rõ nét hình tượng nhân vật trữ tình với bao nồi niềm và tâm trạng bộc lộ qua hai tư thế trái ngược nhau.
- Trẻ - già, đi - về mang ý nghĩa khái quát nói về cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của tác giả.
Như vậy các cặp từ trái nghĩa đã tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động.
c) + cau già - cau non; rau già - rau non
+ xấu - đẹp; xấu - tốt; xấu - xinh
+ hoa tươi - hoa héo; cá tươi - cá ươn
+ ăn yếu - ăn mạnh; học lực yếu - học lực giỏi.
câu văn '' thiếu tiểu li gia , lão đại hồi '' hãy cho biết ý nghĩa phép đối
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi. Một câu đối có hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi là chỉnh cả ý lẫn lời ; thiếu tiểu đối với lão. Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ khiến câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.
Hình thức tiểu đối trong câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
+Thiếu tiếu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi)
+Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.
Đặt câu với cặp từ trái nghĩa
Cho biết tác dụng của cặp từ trái nghĩa vừa đặt.