Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyêt
1. trình bày khái quát diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống tống trên phòng tuyến sông như nguyệt. theo em cách đánh giặc của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống (1075 - 1077) có những nét độc đáo gì?
2.nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử chống quân Mông - Nguyên. Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
3.hãy nêu những nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly. những cải cách này có những điểm tích cực và hạn chế gì?
4.nêu nguyên nhân và kết quả của những cuộc phát kiến địa lý
MỌI NGƯỜI ƠI LÀM ƠN GIÚP EM VỚI NGÀY MAI EM KIỂM TRA HỌC KÌ RỒI HUHUHU
ξΦ❆Φξ☛tui ko bt tìm hết rồi mà ko cs trong đề cương
Trình bày thành tựu nổi bật nhất thời kì nhà Lý ???
Trình bày diễn biến kết quả ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy? Đánh giá công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta??????
mk sẽ tick hết nha
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế | - Nông nghiệp: phát triển. Nhà nước quan tâm đến sản xuất, trị thủy, khuyến khích khai hoang. - Thủ công nghiệp: có bước phát triển mới, nhất là ngành ươm tơ, dệt lụa. - Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang. |
Văn hóa | - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích. | |
Giáo dục | - Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. - Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ |
Khoa học - kĩ thuật | - Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo. - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt. |
Câu sau:Diến biến:SGK
Kết quả:cũng là SGK
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
Tk đê!
Trình bày cuộc chiến đấu chống quân Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý đã kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc. Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh : "Ai bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt qua sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh thắng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, "mười phần chết đến năm, sáu" và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm đèo, thương lượng, đề nghị "giảng hoà". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tông vội vã rút về nước. Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược. Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đến đây, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang. Quân Tông buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
- Quách Qùy cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được
- Một đêm cuối xuân 1077 , quân ta bất ngờ đánh vào đồn giặc , làm chúng không kịp trở tay
Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 trên lược đồ.
- Con thứ Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, cử Lê Hoàn làm phụ chính sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám sát vào cuối năm 979 => Đây là cơ hội để nhà Tống thực hiện âm mưu xâm lược
- Mùa thu 980, được hầu hết triều thần đồng lòng, Lê Hoàn nhanh chóng, gấp rút lên ngôi vua
- Đầu năm 981, quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta
- Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy, chặn đánh địch ở một số địa điểm: Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, ... Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận sông Bạch Đằng, quân giặc tháo chạy về nước
- Sau chiến thắng, nước Tống đành phải xuống nước và chấp nhận Lê Hoàn sẽ là người cai trị nước ta (986)
- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.
- Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến và chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,… Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.
- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
trình bày về cuộc kháng chiến chống tống của lê hoàn:P
1. Nhà lý chủ động tấn công để phòng vệ như thế nào ?
2. Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
Tham khảo
1)- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
2)
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
1)- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
2)
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.
Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy :
- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy và bộ tiến đánh nước ta.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Quân Tống đại bại.
Hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy (trình bày những nét chính)
Tham khảo!
* Về phía quân Tống:
- Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn
+ Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.
* Về phía quân Đại Cồ Việt:
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.
- Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.
- Ý nghĩa:
- Bảo vệ nền độc lập của đất nước
- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù
- Chứng tỏ ý chí quyết tâm của nhân dân ta.
Nêu cách đánh giặc độc đáo sáng tạo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống trên dòng sông Như Nguyệt
Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống tống (1076-1077)
Tham khảo:
Diễn biến
-Quánh quỳ nhiều lần cho quân đánh vào phòng tuyến của quân ta nhưng thất bạn ,nên đã chán nản,mệt mỏi và chết dần
-Cuối xuân 1077 ,Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc
Kết quả
-Quân Tống thua to
-Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa kêt kết thúc chiến tranh
-Quân Tống chấp nhận ngay và rút quân về nước
Diễn biến
-Quánh quỳ nhiều lần cho quân đánh vào phòng tuyến của quân ta nhưng thất bạn ,nên đã chán nản,mệt mỏi và chết dần
-Cuối xuân 1077 ,Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc
Kết quả
-Quân Tống thua to
-Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa kêt kết thúc chiến tranh