Viết đoạn văn suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Từ những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, người cháu đã thể hiện những suy ngẫm thật sâu sắc về cuộc đời bà và bếp lửa. Dựa vào khổ thơ được trích dẫn, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo hình thức tổng – phân – hợp làm sáng tỏ ý chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng 01 câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và 01 lời dẫn gián tiếp (gạch chân, chú thích dưới câu nghi vấn và lời dẫn gián tiếp).
( Bài thơ "Bếp lửa" ngữ văn lớp 9)
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em.
Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người bà qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Em tham khảo:
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ Bếp lửa của tác giả cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm bà cháu. Đặc biệt là qua ba câu thơ: “Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa luôn chứa niềm tin dai dẳng…” Ta thấy qua những vần thơ giản dị, từng từ, chữ của tác giả-người cháu xa nhà, đãgợi ra sự hi sinh tần tảo của bà. Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng mà cao quý. Hình ảnh ngọn lửa tỏa sáng trong câu thơ có sức truyền lan tỏa, có một sự truyền cảm mạnh mẽ. giữa những mất mát đau thương, bà vẫn là người ngày ngày nhóm bếp lửa chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị, đơn sơ và tình yêu thương của bà với cháu. “Rồi sớm, rồi chiều” bà vẫn nhóm lên ngọn lửa như nhóm trong lên trong người cháu một tình cảm rộng lớn ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà dành cho cháu. Bếp lửa của tình thương gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng. lời thơ thủ thỉ, dịu êm mà sao tiếng lòng của người thi sĩ như có sức mạnh thần kì làm cho người đọc thấy con tim mình như có lửa bùng lên. “Một ngọn lửa” luôn luôn có sẵn trong lòng bà, luôn ấp ủ, lo toan. “Một ngọn lửa’ chứa niềm tin cháy rực trong lòng cháu mang theo bao cảm xúc không thể nói hết mà phải dùng dấu chấm lửng để lại bao suy tư trong lòng người đọc. Bà đã để lại cho cháu không phải là một giá trị vật chất thông thường mà là một kho tàng quý giá của yêu thương. Hình ảnh người bà giờ đây thật là cao quý, bà hiện thân cho vẻ đẹp thiêng liêng của người giữ lửa, người truyền lửa muôn đời.
Câu 4: Dựa vào đoạn thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình T P-H để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của người cháu trưởng thành ở nơi xa về bà và bếp lửa. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ - chú giải rõ.
Từ bài thơ bếp lửa của bằng việt hình ảnh người bà là người phụ nữ giàu đức hi sinh .Em có suy nghĩ gì về dức hi sinh viết 1 đoạn văn về vấn đề này
Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có sự hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để người khác được hạnh phúc hơn, để cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn. Ta có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì dân tộc, vì quê hương đất nước đã lần lượt lên đường ra chiến trường, cho dù có thể bỏ mạng cũng không hề chùn bước. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh đứa con của mình, không sợ nguy hiểm bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, tất cả cũng vì hòa bình của dân tộc. Hay có thể thấy, trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc, để lo cho con, mong con no đủ. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều người còn lối sống ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình,... đó vẫn còn là mảng tối trong xã hội hiện nay. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, giúp cho người với người lại gần nhau hơn, lòng yêu thương được lan tỏa, vì vậy chúng ta cần phải biết trân trọng và phải biết hi sinh vì người khác, tránh lối sống vô tâm, ích kỷ. Chúng ta cần rèn luyện đức hi sinh ngay khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người".
Hi sinh là cho đi và nhận lại! Hi sinh được hiểu theo nhiều nghĩa như hi sinh một phần nho nhỏ cho đất nước xã hội thêm giàu mạnh. Hay những lần giúp nhưng người có hoàn cảnh khó khăn cũng là hi sinh dù nó chưa lớn. Nhưng hi sinh trong 'Bếp lửa' là cái hi sinh của một người bà, một người mẹ dành cho con cháu mà không phải ai cũng có thể làm được. Người bà ở đây sẵn sàng hi sinh mọi thứ 'bà dạy cháu làm bà chăm cháu học' dù bà học không cao nhưng được tác giả Bằng Việt thể hiện vào trong bài thơ 'bà chăm cháu học'. Có thể hiểu được rằng đây là sự hi sinh vô giá nó không phải là hi sinh thông thường mà nó là sự hi sinh đầy vật chất. Mỗi người bà, người mẹ đều luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến cho con cháu của mình. Người mà họ đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, rồi chỉ mong nó nhớ đến mình như người đã sinh ra nó, nuôi lớn và dạy dỗ. Những người bà, người mẹ hi sinh tất cả cho con cái, họ có quyền được kì vọng vào nó!
Hi sinh là cho đi và nhận lại! Hi sinh được hiểu theo nhiều nghĩa như hi sinh một phần nho nhỏ cho đất nước xã hội thêm giàu mạnh. Hay những lần giúp nhưng người có hoàn cảnh khó khăn cũng là hi sinh dù nó chưa lớn. Nhưng hi sinh trong 'Bếp lửa' là cái hi sinh của một người bà, một người mẹ dành cho con cháu mà không phải ai cũng có thể làm được. Người bà ở đây sẵn sàng hi sinh mọi thứ 'bà dạy cháu làm bà chăm cháu học' dù bà học không cao nhưng được tác giả Bằng Việt thể hiện vào trong bài thơ 'bà chăm cháu học'. Có thể hiểu được rằng đây là sự hi sinh vô giá nó không phải là hi sinh thông thường mà nó là sự hi sinh đầy vật chất. Mỗi người bà, người mẹ đều luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến cho con cháu của mình. Người mà họ đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, rồi chỉ mong nó nhớ đến mình như người đã sinh ra nó, nuôi lớn và dạy dỗ. Những người bà, người mẹ hi sinh tất cả cho con cái, họ có quyền được kì vọng vào nó!
Chúng ta cần rèn luyện đức hi sinh ngay khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người".
Phân tích hình ảnh Bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa?
Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”?
Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:
- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà
+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa
+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,
- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình
- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương
Viết 1 đoạn văn về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt
Có thể nói trong bài thơ " Bếp lửa" là hai hình ảnh luôn gắn bó với nhau đó là hình ảnh người bà và bếp lửa. Có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là ng bà. Người phụ nữ VN với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui,sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu, mọi người. Vì thế nhà thơ đã cảm nhận đc trong hình ảnh bếp lửa bình dị sự kì diệu, thiêng liêng. Bởi vậy từ hình ảnh bếp lửa bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng. Như thế bà ko chỉ là ng nhóm lửa, giữ lửa mà còn là ng truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin cho các thế hệ.
viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa
Tham khảo :
Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.
Tham khảo:
Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.
Hãy kể câu chuyện về bà từ những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt. Qua đó, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng , biết ơn của người cháu với bà và gia đình, quê hương, đất nước( trong bài viết có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)