Những câu hỏi liên quan
Gia Hân
Xem chi tiết
Rhider
18 tháng 11 2021 lúc 19:38

Tham khảo nha !

 

Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông. Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những “kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Người nông dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những người bình thường, là dân ấp, dân lân, ngoài cật có một manh áo vải. Bản tính lại hiền lành, chất phác, quanh năm suốt tháng côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Bên trong lũy tre làng, họ chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này, “họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành rằng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ, nhưng trước hết bởi dù không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ, họ vẫn để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ”. Đó chính là tấm lòng yêu nước, trọng nghĩa của người nông dân.

 

Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân vẫn lòng đầy sốt ruột. Trong xã hội xưa, những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm dân. Dân nhìn thấy quan mà theo. Vì thế, họ trông chờ tin quan như trời hạn trông mưa. Mắt còn trông đợi nhưng lòng thì đã rõ:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Lòng yêu nước không độc quyền của ai. Huống chi, với những người nông dân chân chất, khi mùi tinh khiết vấy vá đã ba năm thì họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Vì thế, dù là dân ấp, dân lân, trong tay chỉ còn một tầm vông, họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.

Cuộc đối đầu một mất một còn giữa những người nông dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không cân sức. Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tự giác đứng lên, không có ai tổ chức (ai đòi, ai bắt), chẳng có binh thư, binh pháp. Còn quân giặc thì chuẩn bị bài bản, có quy mô, quy củ. Họ thất thế khi xung trận mà ngoài cật có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vông, còn kẻ thù lại có tàu sắt, tàu đồng, đạn nhỏ, đạn to. Song chí căm thù, lòng yêu nước đã khiến những người nông dân trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ, liều mình như chẳng có ai. Ai cũng biết cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân càng biết rõ điều đó:

Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm trao mộ.

Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang’’ (Phạm Văn Đồng). Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng đầy bi tráng. Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào không gian lẫn với thời gian để nói với muôn đời rằng: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sự gắn bó, lòng yêu thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiếu ghi tạc vào thơ văn mình hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc thật bi tráng. Hình tượng ấy mang sức nặng của một thời đại “nước mắt anh hùng lau chẳng ráo” và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai - Gia Định. Những người anh hùng “sống đánh giặc - thác cũng đánh giặc”. Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy “nghìn năm” trong kí ức tâm hồn của người đời bằng văn chương.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 12 2022 lúc 21:04

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

Bình luận (0)
hà hương giang
3 tháng 5 lúc 20:41

cũng hơi hay

 

Bình luận (0)
HanEul TVee
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 1 2018 lúc 11:48

Mở bài

- Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống của người nông thôn miền Bắc

- Tác phẩm Làng được ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu quê hương mãnh liệt hòa nhập với tình yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm đó

Thân bài

Thành công của Kim lân đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai

- Tình yêu làng mãnh liệt

     + Hay khoe làng, tự hào sâu sắc về làng của mình

     + Luôn tự hào vì truyền thống đánh giặc của làng mình

- Là người dân yêu nước, đi theo kháng chiến

     + Phong trào cách mạng làng kháng chiến nên ông phải rời xa làng đi tản cư

     + Chăm chú theo dõi kháng chiến, thích thú khi nghe tin thắng lợi

- Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc tâm lý

     + Khi nghe thấy tin làng chợ Dầu theo giặc ông sững sờ, bàng hoàng, sau đó xấu hổ tủi nhục không dám ngẩng mặt nhìn ai

     + Ông nhìn những đứa con càng thấy tủi hổ vì chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng

     + Ông dằn vặt, điểm danh từng người trong làng và nửa tin nửa ngờ tin đồn nhưng vẫn thấy đau đớn, tủi hổ

     + Ông không dám ra khỏi nhà, cảm thấy bế tắc, cuối cùng ông quyết định theo kháng chiến, yêu nước

     + Sự tuyệt đối trung thành với cách mạng với kháng chiến tuy mộc mạc, chân thành mà bền vững, thiêng liêng

- Lúc nghe tin cải chính gánh nặng được trút bỏ, ông Hai vui sướng, tự hào về làng chợ Dầu

     + Ông khoe việc Tây đốt nhà ông biểu hiện tư tưởng thà hi sinh tất cả chứ không chịu đầu hàng, không chịu mất nước

     + Ông vui vẻ khoe làng như trước

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của tác giả, đã để lại hình tượng nhân vật tiêu biểu

     + Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ nội tâm

Kết bài

Qua truyện ngắn Làng và qua hình ảnh ông Hai người đọc thêm thấm thía tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc của người lao động

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:20

Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 3 2019 lúc 4:02

I. Tìm hiểu đề.

- Yêu cầu cách thức nghị luận: suy nghĩ

- Yêu cầu về vấn đề nghị luận: Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai.

II. Dàn ý:

A. Mở bài

- Kim Lân là nhà văn am hiểu cuộc sống nông thôn và người dân Miền Bắc. Ông có sở trường viết truyện ngắn và truyện của ông thường viết về đề tài nông dân. Truyện ngắn “Làng” được ông sáng tác trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang bùng nổ trên quy mô toàn quốc. Đây là một tác phẩm xuất sắc thể hiện thành công hình ảnh người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến mà tình yêu làng quê đã hoà nhập tròng lòng yêu nước và tinh thần của người dân kháng chiến. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó.

B. Thân bài:

Tình yêu làng nói chung:

- Ở mỗi người nông dân, quả thực tình yêu làng quê là bản chất có tính truyền thống. Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm lý rất quen thuộc có tính gốc rễ. Vậy người nông dân thường tự hào, hãnh diện về làng:

Làng ta phong cảnh hữu tình

Dân cư giang khúc như hình con long

Luận điểm bao trùm bài nghị luận: Ở nhân vật ông Hai, tình yêu quê hương, yêu làng Dầu đã quyện chặt với lòng yêu nước. Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc.

Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi đi tản cư.

- Cũng như bao con người Việt Nam khác ông Hai cũng có một quê hương để yêu thương, gắn bó. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Kháng chiến bùng nổ, người dân phải dời làng đi sơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Ông Hai thực sự buồn khi phải xa làng. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá.

- Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.

- Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.

Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc: (Nhưng khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ấy trong ông Hai bỗng nhiên biến thành những nỗi lo âu, dằn vặt)

- Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt.. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ây”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào... Nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở về làng. Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

- Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến, vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn.

   + Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”.

Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng kháng chiến (Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính)

- Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình. Đó là nỗi lòng sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt. Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu sắc và cảm động.

- So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ mà học có được. Lão Hạc và ông Hai có những điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những người nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương, đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy. => Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.

- Văn hào I li a, E ren bua có nói: … “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu tổ quốc”. Ông Hai đúng là một con người như thế. Niềm vui, nỗi buồn của ông đều gắn bó với làng. Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước.

Luận điểm 4: . Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai

- Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt.

   + Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

   + Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

VD1 (tâm trạng) : Khi nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. …… thôi lại chuyện ấy rồi”. Khi tin đồn được cải chính thì “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.

VD2 : Miêu tả đúng các “phản ứng” bằng hành động của một người nông dân hiền lành, chất phác và chưa đọc thông, viết thạo : Khi muốn biết tin tức thì : “ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm”. Khi nghe tin làng theo giặc thì “ông Hai cứ cúi gằm mặt xuống mà đi” rồi “nắm chặt hai bàn tay mà rít lên : chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Khi tin đồn được cải chính thì “ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin đồn ấy với mọi người.”

VD3 : Ngoài ra còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật ông Hai trong mối quan hệ với các nhân vật khác như : Bà Hai, các con, mụ chủ nhà….

   + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại….)

C. Kết bài (sgk)

- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai.

- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.

VD:

Qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng một người nông dân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác nhưng xúc động. Hình tượng nhân vật ông Hai vừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Qua truyện ngắn này, ta có thể hiểu được một cách sâu sắc thêm về hình ảnh những người dân kháng chiến Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Sahara
17 tháng 12 2022 lúc 19:43

Tham khảo:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.

Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.

Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. 

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ.  Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.

Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.

Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.

Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.

Bình luận (0)
Vũ Trí Thành
Xem chi tiết
Trần Thị Kiều linh
Xem chi tiết