Nhận biết được hình dạng của Thủy tức và sứa
3.Nêu tên các đại diện ruột khoang, đặc điểm cấu tạo ngoài và hình dạng của thủy tức, sứa?
Tham khảo:
Các đại diện: thủy tức, sứa.
- Cấu tạo cơ thể sứa:
+ Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.
+ Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.
+ Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.
+ Phía miệng có miệng và các tua miệng.
+ Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
- Thành phần chủ yếu của sứa là nước vì vậy chúng nổi trên mặt nước.
- Có một số loại sứa ăn được có tác dụng giải khát: sứa sen, sứa rô, …
- Lớp ngoài gồm 4 loại tế bào: (Thủy tức)
+ Tế bào gai: Tế bào hình túi có gai cảm giác ở phía ngoài (1); có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong (2). Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.
+ Tế bào thần kinh: Tế bào hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong tỏa nhánh, liên kết nhau tạo mạng thần kinh hình lưới.
+ Tế bào sinh sản:
Tế bào trứng (3) hình thành từ tuyến hình cầu (5) ở thành cơ thể.
Tinh trùng (4) hình thành từ tuyến hình vú (ở con đực).
+ Tế bào mô bì – cơ:
Chiếm phần lớn lớp ngoài: phần ngoài che chở, phần trong liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
+ Đại diện của ngành ruột khoang là
-sứa,
-san hô
-hải quỳ
-thủy tức
Đặc điểm | Thủy tức | Sứa | ||
Hình dáng | Trụ nhỏ | Hình dù | ||
Vị trí tua miệng | Ở trên | Ở dưới | ||
Tầng keo | mỏng | Dày | ||
Khoang miệng | Rộng | Hẹp | ||
Di chuyển | Kiểu sâu đo,lộn đầu | Bơi bằng dù | ||
Lối sống | Cá thể | Cá thể |
-cách di chuyển của động vật ngành ruột khoang
-hình dạng hệ thần kinh của ruột khoang (Thủy tức)
-Nhận biết đặc điểm cấu tạo của sứa
-đặc điểm chung của ngành ruột khoang
đặc điểm chung của ngành ruột khoang là
-cơ thể đối xứng tỏa tròn
-tự vệ nhờ tế bào gai
-thành cơ thể có 2 lớp tế bào
-ruột dạng túi
đặc điểm cấu tạo của sứa
-hình dù
-có lỗ miệng ở dưới,xung quanh có tua miệng
-có tầng keo dày
=>thích nghi với đời sống di chuyển tự do ở biển
- Cách di chuyển của ngành ruột khoang :
+ Sứa: di chuyển bằng dù
+ Thủy tức: di chuyển bằng tua miệng.
* Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Cơ thể đối xứng toả tròn
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo mỏng
- Có tế bào gai tự vệ và tấn công
- Dinh dưỡng : dị dưỡng
- Ruột ở dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã
hình thức di chuyển của sứa khác thủy tức ở điểm nào
Sứa di chuyển bằng tua dù còn thủy tức di chuyển bằng tua miệng
nêu môi trường sống và hình dạng của thuỷ tức, sứa, san hô
Thủy tức | Sứa | San hô | |
Môi trường sống | Nước ngọt | Biển | Biển |
Hình dạng | hình túi | Hình chuông | Hình túi |
1. - Phần thân của sứa có kích thước chỉ bằng một đầu ngón tay hay chỉ bằng đầu tẩy của một chiếc bút chì. Nhưng có những con sứa có đường kính thân lên tới 2,5m, xúc tu của nó có thể dài tới 60m, tương đương với kích thước của hai con cá voi xanh. Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Lớp da của chúng mỏng đến mức chúng có thể hô hấp qua nó.
- ở mọi đại dương trên thế giới.
2. - Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.
- sống ở các vùng nước ngọt như aotù, hồ, đầm, đìa...
3. - đầu san hô trông như một cơ thể sống, cấu tạo bởi một lớp biểu mô bên ngoài và một lớp mô bên trong, Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngoài được gọi là đĩa nền.
- Vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương (bao gồm Hồng Hải, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á vàThái Bình Dương)
1.Hình dạng,lối sống,cách dinh dưỡng,cách tự vệ của sứ,hải quỳ,san hô
2.Trình bày sự khác nhau giữa sứa,san hô và thủy tức trong sinh sản Ngô tính mọc chồi
3.Nêu vai trò của ngành ruột khoang
Giúp em với mọi người😭
1. Cách di chuyển của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng đế dày, thủy tức?
2. Cách dinh dưỡng của trùng roi xanh, trùng biến hình, trùng đế dày, thủy tức, ruột khoang, giun kim, trai sông, tôm sông?
3.Môi trường sống của: thủy tức, sứa, giun tròn, sán lá gan, giun đất, san hô, hải quỳ,châu chấu?
4. Trình bày vai trò thực tiễn của giun đốt, thân mềm, sâu bọ ?
5. Kể tên 5- 10 đại diện của các ngành sau: Động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun đốt, thân mềm, chân khớp, giáp xác?
6. Nêu cấu tạo ngoài của Tôm sông,châu chấu, nhện, thủy tức, cá chép?
7. So sánh trùng roi xanh với thực vật?
8.Đa dạng của lớp giáp xác, động vật nguyên sinh,thân mềm,sâu bọ?
9. Cho các loài động vật sau: sán dây, trùng sốt rét, ruồi, ốc sên, san hô, đỉa, giun đũa, cua đồng.
Hãy sắp xếp chúng vào đúng các ngành động vật tương ứng.
10. Khi vườn rau cải nhà em vừa có sâu hại xuất hiện, em có thể áp dụng những biện pháp phòng trừ sâu hại nào?
hỏi thế đéo ai muốn trả lời ... viết từng câu thôi.
Câu 1:
Cách di chuyển
Trùng roi: Trùng roi di chuyển nhờ roi, Khi di chuyển, roi xoáy vào nước như mũi khoan. Nhờ tác dụng của lực khoan này, đầu chúng hơi đảo và cơ thể vừa tiến vừa xoay quang mình nó.
Trùng biến hình: di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành
Trùng đế giày: Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi bao quanh cơ thể rung động theo kiểu làn sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể
Thủy tức:
Có hai cách di chuyển của thủy tức:
+ Di chuyển kiểu sâu đo: di chuyển từ trái sang, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co duỗi, trườn cơ thể để di chuyển.
+ Di chuyển kiểu lộn đầu: di chuyển từ trái sang, để làm trụ cong thân,đầu cắm xuống, lấy đầu làm trụ cong thân, sau đó cắm xuống đất di chuyển tiếp tục như vậy.
Câu 2:
Cách dinh dưỡng
Trùng roi xanh: Tự dưỡng và dị dưỡng
Trùng biến hình: Dị dưỡng
Trùng đế giày: Dị dưỡng
Thủy tức: Dị dưỡng
Ruột khoang: Dị dưỡng
Giun kim: Dị dưỡng
Trai Sông: Dị dưỡng
Tôm Sông: Dị dưỡng
3) So sánh cấu tạo của sứa và thủy tức
Cấu tạo của thuỷ tức :
+ Cơ thế thuỷ tức hình trụ dài
+ Phần dưới gọi là đế bám vào giá thể.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng toả ra.
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào : lớp ngoài và lớp trong.
+ Giữa hai lớp đó là tầng keo mỏng.
- Cấu tạo của sứa :
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù
so sánh cấu tạo và di chuyển của sứa và thủy tức
- Thuỷ tức:
+ Cơ thể hình trụ
+ Đối xứng tỏa tròn
+ Phần dưới là đế,bám vào giá thể
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua tỏa tròn
Di chuyển:
+ Kiểu sâu đo
+ Kiểu lộn đầu
- Sứa
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới
Di chuyển:
Sứa di chuyển bằng dù, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước.
* Thuỷ tức :
- Cấu tạo ngoài :
+ Cơ thể hình trụ.
+ Đối xứng tỏa tròn.
+ Phần dưới là đế, bám vào giá thể.
+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
+ Có TB gai tự vệ
- Di chuyển: kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
* Sứa :
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào gai tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù
nêu đời sống, cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức, san hô, sứa
Tham khảo
Đặc điểm | Thủy tức | Sứa | Hải quỳ | San hô |
Hình dáng | Trụ nhỏ | Hình dù | Trụ to, ngắn | Hình trụ,tập đoàn hình khối |
Vị trí tua miệng | Ở trên | Ở dưới | Ở trên | Ở trên |
Tầng keo | mỏng | Dày | Dày,rải rác có gai xương | Có gai xương đá vôi và chất sừng |
Khoang miệng | Rộng | Hẹp | Xuất hiện vách ngăn | Có nhiều ngăn thông giữa các cá thể |
Di chuyển | Kiểu sâu đo,lộn đầu | Bơi bằng dù | ||
Lối sống | Cá thể | Cá thể | Tập chung một số cá thể | Liên kết nhiều cá thể thành tập đoàn |
Bổ sung :Hải quỳ, san hô sống bám không di chuyển.
Chúc bạn học tốt
Đặc điểm | Thủy tức | Sứa | Hải quỳ | San hô |
Hình dáng | Trụ nhỏ | Hình dù | Trụ to, ngắn | Hình trụ,tập đoàn hình khối |
Vị trí tua miệng | Ở trên | Ở dưới | Ở trên | Ở trên |
Tầng keo | mỏng | Dày | Dày,rải rác có gai xương | Có gai xương đá vôi và chất sừng |
Khoang miệng | Rộng | Hẹp | Xuất hiện vách ngăn | Có nhiều ngăn thông giữa các cá thể |
Di chuyển | Kiểu sâu đo,lộn đầu | Bơi bằng dù | ||
Lối sống | Cá thể | Cá thể | Tập chung một số cá thể | Liên kết nhiều cá thể thành tập đoàn |