Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về ng lao động trg xã hội cũ
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về người lao động trg xã hội cũ
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại. Trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống.Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy kiếm tiền được rất ít mà đã phải cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.
Qua tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) và đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
Tham khảo:
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Số phận của người phụ nữ cũng được ví như trái bần này, long đong , chìm nổi. Người phụ nữ phải chịu khổ cực trong xã hội cũ.
Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.
Đề: Qua bài ca dao số 2 (Những câu hát than thân), em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về thân phận của người lao động trong xã hội cũ.
Tham Khảo (dựa vào các ý kiến cho sẵn để hoàn thành bài văn theo suy nghĩ của mình nhé !!! )
+ Câu thứ hai: Thương thay thân phận con tằm... có người nào nghe?
- Là một loạt hình ảnh so sánh giữa thân phận thấp kém của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến, con chim...
- Từ cảm thán Thương thay lặp lại ở đầu câu tạo âm hưởng ngậm ngùi, chua xót, mang nỗi sầu thân phận hẩm hiu, bất hạnh.
- Điệp ngữ: kiếm ăn được mấy và từ phải nhấn mạnh ý cuộc sống của người nghèo quá lầm than, cơ cực.
- Hình ảnh chim bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu và các câu hỏi tu từ biết ngày nào thôi? Có người nào nghe? Đặc tả thân phận lênh đênh, đầy tủi hờn, oan ức giữa xã hội phong kiến bất công, ngang trái...
Đoạn 1: " Dân phu kể hàng .... Khúc đê này hỏng mất rồi!" Từ nội dung đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) nêu cảm nhận của em về cuộc sống của người dân lao động trong xã hội phong kiến. Đoạn 2: " Trăng lên ... hồn người " Từ nội dung đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ca Huế. Từ đó, liên hệ trách nghiệm của mỗi người trong việc giữ gìn, phát triển ca Huế. Đoạn 3: '' Trong đình ... tăm bông mà thích mắt " Từ nội dung đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh quan phụ mẫu trong đoạn trích trên.
Trong những câu tục ngữ về con người và xã hội đã học, em thích nhất câu nào? Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ đó
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về thân phận người nông dân trong xã hội cũ trong đoạn vă có sử dụng một câu ghép
Bài 1: Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, em hãy viết một đoạn văn
khoảng 8 câu nêu cảm nhận về tình cảm của hai anh em Thành và Thủy.
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ
trong xã hội xưa được gợi lên qua bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Em tham khảo nhé:
1.
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
2.
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Viết đoạn văn khoảng 5_7 câu nêu cảm nhận của em về người nông dân trong xã hội xưa , trong bài có sử dụng 1 câu ghép
Hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng.
Hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng.
Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về một câu tục ngữ về con người xã hội mà em thích nhất trong đó có sử dụng câu rút gọn ?
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Tham khảo!
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cuộc sống nông dân trong xã hội cũ
Ngắn thôi
=.=
- Thông qua nhiều văn bản ta có thể thấy đc những hình ảnh tiêu biểu của người nông dân VN dưới chế độ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến
+ Họ phải chịu cảnh bóc lột , nghèo đói và bế tắc
+ Họ có những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng
+ Trong lúc khó khăn nhất họ vẫn khẳng định đc lòng tự trọng cao độ , giàu nhân cách của mình
Hok tốt ... chỉ nghĩ đc từng này
chúng ta cũng đã được tìm hiểu về cuộc sống của nông dân thuộc xã hội xưa , xã hội phong kiến . người nông dân chúng ta đã phải chịu sự bóc lột , chèn ép một cách tàn bạo . nhất là người phụ nữ không được hưởng quyền lợi như bây giờ mà phải chìm nổi , tra tấn của bon cầm quyền , dù thế nào nhưng người con gái vẫn cố gắng giữ đc phẩm chất của mik ; son sắt . em thấy giờ thời điểm hiện tai thì mik thaath hạch phúc và cảm thấy thương cho cuộc đời người nông dân sống trong xã hội xưa
~ không hay thì thôi nha . không nhận brick nha ~
hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
chúc bạn học giỏi